Tự do.
Sau mỗi lúc cao cả lại
đến một lúc phản ứng lại và chính trong
sự phản ứng lại này, nguy hiểm
đang nằm chờ sẵn. Dường
như có một qui luật của đời sống là ngay
sau khi sức
mạnh đề kháng lên điểm
cao nhất, thì nó chúi
xuống điểm
thấp nhất.
Viết về
kinh nghiệm
Auschwitz, nhà văn Ý,
Primo Levi nói: “Trong đa số các trường hợp, giờ giải phóng không phải là lúc vui
tươi, phấn khởi. Nhiều vụ tự
tử đã xảy ra ngay
sau lúc giải
phóng. Trái lại, các
vụ tự tử hiếm khi xảy ra
trong suốt thời kỳ bị giam cầm.
Trong trường hợp của riêng tôi, được
thả ra là một giây
phút nguy kịch, nó trùng khớp với một cơn lũ
của việc suy nghĩ lại
và chán nản”.
Và Elie
Wiesel, một người
sống sót từ Auschwitz trở về nói: “Trong suốt thời kỳ thử thách, tôi đã sống
trong sự chờ đợi… một phép lạ, hoặc cái chết. Chỉ sau này,
sau khi cơn
ác mộng đi qua tôi mới bị một cơn khủng hoảng đau đớn và thống khổ, tra hỏi mọi niềm tin của tôi”.
Về lý thuyết,
khi họ đã được thả ra thì
sau đó họ phải sống một cách hạnh phúc. Tuy nhiên, thường
xảy ra việc những người trở về hầu như đã chết ngay sau khi họ
“trở lại sự sống”. Người
ta giải thích điều đó như thế nào? Trong lúc họ còn
ở trong địa
ngục thì giấc mơ được giải thoát đã cho
họ sức mạnh để sống còn. Nhưng tự do không luôn luôn
thực hiện những mong đợi của họ. Nhiều người trong
số họ không có chỗ
để về.
Sự tàn bạo của
nhà tù bắt
đầu khi bạn ra khỏi
nơi đó.
(Oscar Wilde).
Dân Do thái đã
có một kinh nghiệm tương tự. Họ rời bỏ ách nô
lệ ở Ai cập
trong niềm vui, và bắt
đầu lên đường đi vào một tương
lai mà họ
tin là tươi sáng. Thế là một thời gian ngắn sau đó họ muốn trở về Ai cập. Họ muốn trở lại thân phận nô lệ.
Điều này đã xảy ra?
Trong một ý nghĩa,
những bối rối thật sự của họ đã bắt đầu sau khi được
ra đi. Tự do không làm cho có
điều họ nghĩ phải có. Họ thấy
mình ở trong sa mạc
và thiếu lương thực. Họ đã khám phá rằng
tự do bao gồm một cuộc hành trình đến miền đất hứa xa xăm
và mơ hồ. Còn lúc này họ phải đương đầu
với khó khăn, thử thách và nguy
hiểm.
Thật ra,
dân Do thái thời Mosê không sẵn sàng đón nhận
tự do, và Kinh Thánh đã
trung thành thuật lại những cãi cọ và bối
rối của họ. Cần có một thế
hệ mới để sẵn sàng vượt qua sông Giocđan và vào miền
đất hứa.
Cho nên có câu nói: “Cần
một ngày để đưa dân Do thái ra
khỏi Ai cập, nhưng cần bốn mươi năm để đưa Ai cập ra khỏi người
Do thái”.
Tự do đưa
ra những thách đố của nó. Nó có nghĩa là nhận
trách nhiệm về cuộc đời mình. Nó không là việc
dễ dàng đặc biệt đối với những người quen để cho người khác quyết định mọi việc cho mình. Tự do đòi hỏi một kỷ luật cho bản thân. Để cho người khác đưa ra kỷ luật
cho mình thì dễ dàng
hơn mình đặt kỷ luật cho chính mình. Biến đổi một con người thành nô lệ
dễ hơn một nô lệ
trở thành con người.
Dân Do thái
đã nhìn lại đàng sau và nghĩ:
“Có lẽ chúng ta đã
tốt hơn khi ở lại Ai cập; ít nhất
ở đó chúng ta có đủ
ăn?”. Và thế là họ
bắt đầu càu nhàu Môsê.
Giá mà họ
đã đem theo những
phẩm chất làm họ có
thể chịu đựng cảnh nô lệ. Nhưng
họ không dùng những phẩm chất ấy để sống tự do như khi họ
sống trong cảnh nô lệ.
Chúng ta cảm thấy có thiện
cảm với họ. Họ không thể tiên đoán rằng giấc mơ tự do của họ, một khi đã
được thực
hiện đưa đến những thách đố mới và những
nguy cơ mới. Thái độ ù lỳ của họ thật đáng buồn khi nghĩ đến việc họ sẵn sàng từ bỏ tự do để được nhét vào bụng những món ăn ngày
trước họ đã ăn ở Ai cập. Tuy nhiên, Thiên Chúa
động lòng thương họ và đã cho
họ bánh manna để nâng đỡ họ trong cuộc lữ hành băng
qua sa mạc.
Điều này có quan hệ rất
lớn đối với chúng ta. Là dân
mới của Thiên Chúa, chúng
ta hành trình
trong đức tin hướng về miền đất hứa của sự sống đời đời. Bởi phép Rửa tội, chúng ta được
mời gọi ra khỏi sự
nô lệ – nô lệ cho
tội, nô lệ cho tiện
nghi và an
toàn v.v… (Xem bài đọc 2). Chúng ta được hướng
dẫn không phải bởi Môsê nhưng bởi Đức Giêsu. Chúng ta phải sống
bởi đức
tin chứ không phải bởi thị kiến.
Và chúng
ta gắn bó với kinh
nghiệm sa
mạc của thử thách và khó khăn.
Có lúc, chúng ta
có thể cảm thấy Thiên Chúa đã
bỏ rơi chúng ta. Và vì thế, chúng
ta khao khát
sự xa hoa của thế
gian này. Chúng ta bị
cám dỗ rơi trở lại tình trạng nô lệ của tội lỗi hơn là sống
trong tự do của con cái Thiên Chúa.
Nhưng vì
Thiên Chúa đã nâng đỡ
dân Do thái nên Người đã nâng đỡ
chúng ta qua đức tin vào Đức Giêsu và Bánh là
chính Người ban cho chúng ta
trong Thánh Thể. Không phải chúng ta gìn giữ
đức tin, mà là đức tin gìn giữ chúng
ta. Dù cuộc đời
có khó khăn
đến mấy, đối với những người tín thác vào
Thiên Chúa, và sống mỗi
ngày trong mỗi lúc, bánh manna vẫn rơi xuống mỗi ngày.
|