CHÚA GIÊSU - BÁNH TRƯỜNG SINH (cc. 22-59)
Chú giải mục vụ của Alain Marchabour.
Giữa diễn từ
mặc khải và trần thuật
về phép lạ, rõ ràng
có những khác biệt về lời văn và nội
dung, và vài học giả muốn truy tìm nguốn gốc của bài diễn từ mặc khải trong số các bài
giảng huấn Kitô giáo được
thực hiện theo kiểu bài giảng huấn Do Thái. Có thể là
như thế: thế nhưng sự duy nhất
của toàn bài trần thuật cần phải được lưu ý. Từ đầu đến cuối Chúa Giêsu chỉ đeo đuổi một mục tiêu: làm cho
dân chúng nhận biết Người; chính bởi vì Người
không làm được điều
này bằng phép lạ, nên sau đó
Người thử thực hiện ý định bằng diễn từ: diễn từ và trần thuật
đều dự vào cùng một
chiến thuật.
Ghi chú về bản
văn: Sự hợp lý liên kết
chương này không rõ ràng.
Điều đó hệ
tại ở tầm
vóc đồ sộ của bản văn, ở sự hợp lý đặc biệt của ngôn ngữ Sêmit và chắc
chắn ở tận
gốc cơ cấu của bản văn (có thể là
một bài giảng huấn). Để cho bài đọc được dễ dàng, tôi đã
ghi nhận điểm chuẩn của bản văn mà dựa
theo đó
độc giả sẽ có được
nhiều lợi ích.
CHUYỂN TIẾP (cc. 22-25)
Giữa ngọn núi nơi mà việc
mặc khải bằng dấu lạ của Chúa Giêsu đã
thất bại và hội đường
nơi mà việc mặc khải này đạt đến đích điểm, thì việc vượt qua Biển Hồ trở thành phần chuyển tiếp cũng như việc dân chúng tiếp tục công cuộc tìm kiếm Chúa Giêsu. Từ khi dấu lạ
xảy ra, một ngày đã trôi qua, và dân chúng,
cũng như các môn đệ,
gặp lại Chúa Giêsu để
nghe bài diễn từ trong hội đường ở Caphanaum.
Người kể chuyện không xác định làm thế nào
để năm ngàn người đã có thể
vượt qua Biển
Hồ: lại chi tiết “có vẻ
thật” này không làm ông
quan tâm. Còn sự quy chiếu
vào việc “Chúa Giêsu dâng lời tạ ơn” (c. 23) củng cố cách hiểu về Thánh Thể của đoạn này. Đối với dân chúng, Chúa
Giêsu là “Rabbi”, điều
này hình như là đạo
lý Do Thái, giống như đạo lý đã dẫn dắt ông Nicôđêmô,
kẻ gọi Chúa Giêsu là
“Rabbi”, Người
đã thực hiện các dấu lạ (3,2).
1. Thật, Tôi bảo thật
các ông (cc. 26-31).
Mặc khải: thấy các dấu lạ
(c. 26)
Lương thực trường tồn (c.
27)
Được Con Người ban cho (c. 27)
Thiên Chúa đã ghi dấu xác nhận (c. 27)
Sự cứng lòng không chịu tin:
Ăn bánh no nê
Lương thực mau hư nát
Công việc nào?
Tổ tiên chúng tôi
Lời quở trách ở câu 26 (“không phải vì các dấu lạ”)
xem ra trái nghịch với câu 2 (bởi họ đã từng
chứng kiến những dấu lạ). Ta có thể hòa
hợp cả hai nhận định trên bằng cách
đối chiếu việc tìm kiếm điều kỳ
lạ (những dấu lạ ở câu 2) với ý nghĩa
sâu xa của dấu lạ về mầu nhiệm của
Chúa Giêsu mà dân chúng không nhận ra. Trong phần này, Chúa Giêsu
chỉ tỏ mình ra một cách gián tiếp, qua việc
đề cập đến dung mạo Con Người vào
thời cuối cùng. Đức tin hay việc làm? Ở
đây Chúa Giêsu trả lời: không thể có đức tin
mà không có việc làm, bởi vì đức tin là một
việc quan trọng nhất trong các công việc Thiên Chúa
muốn.
Chúa Giêsu và những người Do Thái
cùng chia sẻ một dòng lịch sử chung: “Tổ tiên
chúng tôi”, người Do Thái nói với Chúa Giêsu như
thế. Tuy nhiên giữa bánh manna và bánh đích thực
bởi trời, sự đối nghịch đã có sẵn
rồi.
2. Thật, Tôi
bảo thật các ông (cc. 32-46)
Mặc khải: Không phải ông Môsê, mà
chính Cha tôi (c. 32)
Bánh đích thực bởi trời
Bánh Thiên Chúa ban là Bánh từ trời xuống (c. 33)
Bánh đem lại sự sống cho thế gian.
Hiểu lầm: xin cho chúng tôi mãi mãi (c. 34)
Mặc khải: Chính TÔI LÀ bánh
trường sinh (c. 35)
Ai đến với Tôi không hề phải
đói
Ai tin vào Tôi chẳng khát bao giờ
Tất cả những người Chúa Cha ban cho Tôi (c.
37)
Ý của Cha Tôi: Tôi sẽ cho họ sống lại (c.39)
Sự cứng lòng không
chịu tin:
Thấy mà không tin (c. 36)
Xầm xì (c. 41)
Chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? (c. 42)
Làm sao ông ta có thể nói?
Mặc khải:
Chẳng ai đến với Tôi
được nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy
(c. 44).
Tôi sẽ cho người ấy
sống lại trong ngày sau hết
Không ai thấy Chúa Cha. Chính Đấng
ấy đã thấy Chúa Cha (c.46).
Được dẫn nhập cách
trịnh trọng một lần nữa bằng “Thật, Tôi bảo thật các ông”,
sự mặc khải được nhấn mạnh
hơn, bằng cách tập trung vào Chúa Giêsu. Việc
người Do Thái soi chiếu với bánh manna dẫn
đưa bài diễn từ của Chúa Giêsu đến “Bánh bởi trời”. Cũng
như người Do Thái đã lãnh nhận bánh manna làm
dấu chỉ của Lời và của sự mặc
khải, thì Chúa Giêsu, bánh từ trời xuống, tỏ mình
như sự mặc khải chung cuộc cho loài
người. Có nhiều từ được lặp
lại trong phần thứ ba (cc. 47-52). Như
được chứng tỏ khi đem so sánh các câu 33 và
51-52:
Bánh Thiên Chúa ban (c. 33) đó là:
Đấng từ trời xuống và đem lại
sự sống cho thế gian.
Tôi là (c. 51)
Bánh từ trời xuống
Bánh Tôi sẽ ban tặng...
Là để cho thế gian được sống
Trong bối cảnh lịch sử
của Chúa Giêsu thì rõ ràng diễn từ về bánh
trường sinh này không thể trực tiếp chỉ
Thánh Thể, không thể nào hiểu được
trước khi có bữa ăn sau cùng, sự chết và
sống lại của Chúa Giêsu. Như vậy đúng là
sự mặc khải, tiêu biểu bằng con người
Chúa Giêsu. Tuy nhiên được viết sau Phục Sinh,
với những lời lẽ ghi lại cụ thể
từ việc cử hành Thánh Thể, thì rõ ràng toàn bộ
chương 6 là một diễn từ gợi lên cùng
một lúc Đức tin và Thánh Thể trở nên nổi
bật, trong khi chính đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng
mạc khải, chiếm ưu thế cho đến
bấy giờ. Cựu ước sẵn sàng soi sáng lời
với lương thực: Như Amôt: “Đây Thiên Chúa phán: Kìa, thời kỳ ấy là khi ta
khiến lãnh thổ đói kém, không vì đói khát
nước, nhưng bởi đói nghe lời Thiên Chúa”
(Am 8,11). Cách nói về lương thực cũng gợi
nhớ đến sự khôn ngoan trong Cựu ước: “Ai ăn vào càng đói, uống
càng khát”, sự Khôn ngoan tự tán dương (Kn 24,21). Có
thể xem thêm Cn 9,5.
Sự sống mà Chúa Giêsu cho là ân ban
ngay lập tức và là lời hứa được
sống lại trong ngày sau hết. Sự cánh chung ngay
lập tức và bảo chứng sự sống đời
đời được trao ban nhờ đức tin vào
Chúa Giêsu.
Ẩn ý của biến cố Xuất
hành biến hóa trong các từ được dùng để
diễn tả sự đối nghịch của
người Do Thái: “họ
xầm xì” (ở đây nên dịch là “càu nhàu” c.41) như
tổ tiên họ đã làm trong sa mạc (Xh 16,2.7; 17,3). Họ
phản ứng “theo xác thịt”:
làm sao “con ông Giuse” (c.42). Con
Người bằng thịt bằng máu, có thể nhận
mình là Con của Chúa Cha?
|