BÁNH HẰNG SỐNG
Chú giải của Noel Quesson.
Đức Giêsu đã không nhận vinh
quang chính trị Người ta gán cho, sau khi làm phép lạ
hóa bánh ra nhiều.
Vậy khi dân chúng thấy Đức
Giêsu cũng như các môn đệ đều không có
mặt ở bờ Biển Hồ Galilê thì họ lên
chuyến đi Ca-phác-na-um tìm Người. Khi gặp thấy Người ở
bên kia Biển Hồ.
Vinh quang chính trị, lương
thực trần thế thuộc bến bờ khác,
thuộc lãnh vực nhân loại. Muốn gặp được Chúa
thực sự, phải tìm Chúa "trên bờ bên kia". Do đó một diễn từ dài
về "Bánh hằng sống" sẽ bắt
đầu và là nội dung của chương 6 Tin Mừng
theo Thánh Gioan. Chúng ta sẽ
đọc trong 4 Chúa nhật kế tiếp.
Diễn
từ này rất khác với những gì ta thường nghe
Chúa nói trong 3 Tin Mừng nhất lãm, như vậy thực
sự là của Chúa hay của Gioan? Câu hỏi
này đã được đặt ra từ thời các Giáo
phụ tiên khởi trong Giáo Hội. Những nhà chú
giải chân chính nhất ngày nay vẫn tôn trọng
truyền thống và tóm lại trong câu trả lời
như sau: "Chúng tôi luôn nghĩ rằng, bản chất
của diễn từ nói về Bánh hằng sống
chắc chắn là của Chúa, nhưng tư tưởng
của Thầy được truyền lại cho chúng ta
qua sự giải thích của Thánh Sử: Chính Thánh Gioan
đã cho rằng phải thêm những điều đó vào.
Đó cũng là điều Giáo Hội
thường làm (A. Feuíllet). Những gì
Đức Giêsu thực sự đã nói, được
thuật lại cho chúng ta bằng những ngôn từ,
những kiểm nói soạn lại của Thánh sử.
Được Chúa Thánh Thần linh hứng để
viết Tin Mừng, Thánh Gioan chuyển tải cách trung
thực những giáo huấn của Chúa Giêsu, nhưng không theo cách thuỷ như băng ghi âm. Nhờ suy ngẫm lâu dài người môn đệ
trung thành, đã thấm nhuần giáo huấn của
Thầy và chuyển đạt lại bằng những ngôn
từ của chính mình. Ông vừa là
chứng nhân, ta là người được linh hứng.
Đức
Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông
đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu
lạ, nhưng các ông đã được ăn
bánh no nê".
Đức Giêsu nói chuyện với
những nông dân miền Galilê đang vất vả
để kiếm sống. Họ biết đói khổ và no đủ là thế
nào, khi họ miệt mài làm việc để thùa thu hoạch có kết quả tốt. Cũng
như với người đàn bà xứ Samaria bên bờ giếng, Đức Giêsu
dựa vào một nhu cầu vật chất của thính
giả làm khởi điểm, đó là những biểu
tượng thông thường: đói khát bánh nước...
Sự chẩn đoán của Đức Giêsu đối
với những người nông dân này vừa đúng lại
vừa khắt khe: Những gì họ mong đợi không
phải là những "dấu chỉ của nước
trời" mà là những "lợi lộc vật
chất" họ có thể thu nhận được. Sự chẩn đoán này vẫn luôn mang tính
thời sự nóng bỏng. Những nông
dân này có lẽ ít "duy vật" hơn chúng ta ngày nay.
Nếu chúng ta đón nhận sự chẩn đoán này
của Đức Giêsu để duyệt xét lại chính
mình chúng ta sẽ khám phá ra rằng, phải chăng chúng ta
cũng đói tiền bạc, đói quyền lực,
sự kính trọng, an toàn, tiện nghi,
và tiêu khiển? Khi Đức Giêsu "giải gỡ"
những vấn đề cho chúng ta, chúng ta sẵn sàng
bước theo Người. Nhưng nếu Người thực hiện
những "dấu chỉ gây rtgỡ ngàng" của
nước Thiên Chúa không phù hợp với chúng ta, thì
chắc chắn chúng ta cũng dễ dàng bỏ
Người?
Các ông hãy
ra công làm việc không phải vì lương thực mau
hư nát, nhưng để có lương thực
trường tồn đem lại hạnh phúc
trường sinh, là thứ lương thực Con
Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con
Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác
nhận".
Chúa Giêsu dùng lương thực
để so sánh, giúp chúng ta hiểu những gì Người
mang đến cho nhân loại. Có hai thứ sự sống và hai loại của
ăn: của ăn thân xác, cho ta sự sống dễ
‘hư nát’ và của ăn từ
trời, cho ta ‘sự sống đời đời’.
Được Thiên Chúa tạo dựng và được
dựng cho Thiên Chúa, nên con người đói khát Thiên Chúa.
Ngoài Thiên Chúa, không gì có thể làm con người hoàn toàn
thỏa mãn. Tất cả những lương thực
trần gian không làm con người no thỏa. Đức Giêsu không dạy chúng ta khinh
thường "lương thực hằng ngày"
nhưng hãy ao ước "Bánh ban sự sống vĩnh
cửu”. Đức Giêsu không xúi chúng ta
biếng nhác trong công việc cần thiết cho sự
sống nhân thế, nhưng Người muốn chúng ta
"làm việc" cùng với sự nhiệt tình như
thể để tìm kiếm sự sống không thể
hư mất được. Khác với Bouddha,
Đức Giêsu không bảo chúng ta phải diệt dục,
nhưng ngược lại phải thăng hoa nó: Anh em
chớ hài lòng với cuộc sống chẳng qua của
anh em... Anh em hãy ước muốn sự
sống đời đời. Hãy làm
những gì cần thiết để chiếm
được sự sống đó, và hãy sống sự
sống vĩnh hằng ngay từ bây giờ.
Họ
liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì
để thực hiện những điều Thiên Chúa
muốn?" Đức Giêsu trả lời: "Việc
Thiên Chúa muốn các ông làm, là tin vào Đấng Người
đã sai đến”.
Ở đây bắt đầu một
mạc khải lạ lùng.
Lương thực cốt yếu mà con người đói
khát, đó chính là Đức Giêsu. Một
quyết đáp có vẻ táo bạo và điên rồ,
nhưng đã được kiểm chúng hằng triệu
lần từ 2.000 năm qua. "Anh em
hãy tin". Đó là công trình của Thiên
Chúa nơi chúng ta. Tin, có đức tin đó là làm
việc với Thiên Chúa, là cộng tác với Thiên Chúa
Đấng muốn ban cho chúng ta sự sống vĩnh
cửu của Người’
Họ
lại hỏi: "Vậy chính ông, Ông đã làm
được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy
để tin ông? ông sẽ làm chi đây?
Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong
sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ
ăn bánh bởi trời". Đức Giêsu đáp:
"Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê
đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha
tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích
thực".
Họ
vẫn còn dừng lại tại chân trời quen thuộc
của họ, họ vẫn luôn ở bờ bên này,
Đức Giêsu tìm cách gợi lên trong họ những khát
vọng cao siêu, khởi đi từ những nhu cầu
vật chất. Nhưng ngày nay, chúng ta đang
đói cái gì? Mỗi ngày người ta nói với chúng
ta rằng, con người sẽ có hạnh phúc khi mua
một cái máy nào đó để làm việc nội trợ,
ngậm một viên kẹo, dùng một thuốc khử mùi
hay dầu gội dầu nào đó... Còn Đức Giêsu
lại nói với chúng ta, những thứ "man-na"
đó chỉ là một thứ thức ăn vật
chất rất thô thiển, có thể nói là dành cho loài
vật, nếu so với hạnh phúc mà Chúa muốn ban
tặng cho ta. Các bạn có để ý đến một
hiện tượng trong xã hội Tây phương mà chúng ta
có thể gọi là hiện tượng "bú mút":
Suốt ngày, trên các đường phố, chúng ta thấy
người ta ăn, nhai, ngậm, nuốt kẹo, đặc
biệt là mọc lên rất nhiều hiệu bánh kẹo
đủ loại. Những nhà phân tâm học nhận
thấy trong hiện tượng này một sự thoái hóa,
trở về tình trạng trẻ nít: Đứa bé
thường tự giải buồn bằng cách mút ngón tay cái của nó. Nhưng đó không phải là
dấu hiệu biểu lộ con người chỉ thích
thỏa mãn với những lạc thú phiếm diện,
hời hợt sao?
Dĩ nhiên, Đức Giêsu đang
đứng ở mức lãnh vực khác hẳn. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết
đói khát lương thực cốt yếu.
Vì bánh
Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại
sự sống cho thế gian.
Chúng ta nên suy gẫm về sự lạ
lùng mà những chữ này gợi ra cho ta không? Chúng ta đã
được tạo dựng cho Thiên Chúa. Dù muốn, dù không, cơn đói của chúng ta,
chính là đói Thiên Chúa. Tiên tri Isaia đã
nói "Tại sao phí tiền vào những của không làm no
bụng". Sau khi đã đi tìm tất cả
mọi lạc thú trần gian, Thánh Angustinô đã thú nhận
rằng: "Lạy Chúa, tâm hồn con không nghỉ yên khi nó
chưa được an nghỉ trong Chúa". Vâng, tâm hồn chúng ta rất rộng lớn,
đến nỗi không gì có thể lấp đầy
được ngoài một mình Thiên Chúa mà chúng ta
được dựng nên vì Người. Sau mỗi lạc thú dục vọng lại sinh ra
dục vọng, đó là dấu hiệu của sự
đòi hỏi vô biên này. “Bánh từ trời
xuống" đó là man-na lương thực huyền siêu
như bài đọc một Chúa nhật này đã nhắc
cho chúng ta: Cái gì đây? Man-na? Người ta chờ đợi sự tái
xuất hiện lương thực lạ lùng làm no
thỏa, vào thời Đấng Mêsia. Nhưng khi
lặp lại cách diễn tả truyền thống xa
xưa, Đức Giêsu đã coi Man-na của thời Môisen
chỉ là biểu tượng của "quà tặng
từ trên cao", "lương thực bởi trời".
Lời của Thiên Chúa. Theo sách
Đệ nhi luật, mục đích sâu xa của phép
lạ thời xuất hành không phải là để nuôi
những người Do Thái về mặt vật chất
trong sa mạc, nhưng nhằm giúp họ quen "tin
tưởng" vào Chúa: "Con người không chỉ
sống nhờ bánh mà còn nhờ những gì từ miệng
Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,2-3)
Đức Giêsu đã mượn câu này của sách
Đệ nhị luật để nói với Satan:
"Bánh vật chất" không đủ. Sự liên
hệ này cho thấy, "Đấng Kitô" của Tin
Mừng thứ 4 theo Thánh Gioan không khác với Đức
Giêsu lịch sử đã được mô tả trong 3 Tin
Mừng kia (Mt 4,4; Lc 4,4). Đức Giêsu
cũng tuyên bố giáo thuyết của Người, hay
hơn nữa, chính bản thân Người là lương
thực: Con người không chỉ sống bằng bánh mà
còn bằng lời Chúa.
Họ
liền nói: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy". Đức
Giêsu bảo họ: "Chính tôi là bánh trường sinh".
Quan
niệm cho rằng lời Chúa, giới răn của Chúa là
thức ăn thiêng liêng bổ dưỡng cho con
người, cao quý hơn thức ăn
thông thường đã có trong suốt Cựu Ước.
- A-mốt 8,11: "Sắp tới những ngày, Ta sẽ
cho nạn đói đến trong xứ, không phải đói
bánh, không phải khát nước, mà là đói khát nghe Lò Thiên
Chúa".
- Giêrêmia 15,16: "Khi nghe lời của Người,
tôi đã ăn ngấu nghiến. Lời Chúa
là sự vui sướng hạnh phúc cho lòng tôi”.
- Đức
Giêsu theo Thánh Gioan (4,32-34).
Thầy phải dùng một thứ
lương thực mà anh em không biết, đó là thi hành ý
muốn của Đấng đã sai Thầy.
Ai đến với Tôi, không hề
phải đói; Ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ.
Trong
bài Thánh thư Chúa nhật hôm nay, Thánh Phaolô nói với chúng ta
về những người dân ngoại đã để cho
sự hư vô dẫn đắt họ (Ep 4,17-24).
Nếu những hiệu bánh ngọt cũng đủ làm
thỏa mãn chúng ta, thì thật là đáng tiếc! Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con thứ bánh của Chúa, Này đây, tay con đang giơ lên cao...
|