Những điều nghịch
lý – Jean Yves Garneau.
Những điều nghịch lý: đó là
những ý kiến hoặc thực tại ngược với những gì vẫn được
người ta chấp nhận hoặc ngược với những gì phải có
theo lẽ
bình thường.
Trong những
đoạn Kinh Thánh của Chúa nhật hôm nay ta có
thể rút ra hai điều
nghịch lý: Điều thứ nhất trích từ Tin Mừng; điều thứ hai từ thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Corintô. Chúng ta hãy bắt
đầu với điều nghịch lý của Tin Mừng.
Bị người nhà
của Ngài chối bỏ.
Sau một chuyến
đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu trở
về quên hương. Người ta chỉ nghe
toàn tiếng vang thuận lợi về Ngài.
Ngài rao giảng
như không bao giờ đã
có ai rao
giảng. Ngài làm phép lạ, Ngài chữa lành bệnh nhân. Vậy nên, nơi hội
đường trong
ngày Ngài trở về cứ tưởng người ta sẽ đón rước Ngài một cách long trọng. Thế mà không.
Con cái của quê hương không được đón tiếp niềm nở. Người ta khó lòng tưởng
tượng tượng
đứa con trai bác thợ mộc
và của bà Maria lại có thể là
người đã được ca tụng
như thế, liệu ông ta có làm
được những
gì mà người
ta nói rằng
ông ta đã
làm ở nơi khác chăng? Thánh Marcô viết:
“Và họ lấy làm chướng
tai gai mắt về Ngài”.
Khi đọc bản
văn Tin Mừng hôm nay liền nghĩ đến điều này, là rất thường
người ta phải khó nhọc lắm mới có thể
bắt chúng ta nhìn nhận
tài năng –không phải của con cái hoặc những thành viên trong
gia đình chúng ta- nhưng
là của những người lối xóm, những người đồng hương với chúng ta. Sự nhỏ nhen
này không phải là không
có hậu quả tiêu cực, bởi vì chúng làm
tổn thương người khác và ngăn cản
những dự định tốt.
Khi đọc
bài Tin Mừng này tôi cũng
nghĩ đến cách mà chúng
ta đón nhận (hoặc không đón nhận) và lắng nghe (hoặc không lắng nghe) những kẻ rất gần chúng ta, là
chứng nhân của Thiên Chúa: Đứa bé này đặt
câu hỏi cho chúng ta
do bởi sự sốt sắng của nó; Người
hàng xóm này nói về
tôn giáo cho chúng ta,
người thiếu
niên này chống lại cái mà nó
gọi là những giá trị giả tạo của chúng ta. Vị linh
mục này, nhân danh Chúa
Kitô, đặt lại vấn đề về những lối hành động và suy tư
của chúng ta. Bởi vì chúng ta quen biết
tất cả những người này (có lẽ
quá!) bởi vì chúng ta
biết những tật xấu và những yếu điểm của họ, nên chúng ta
có khuynh hướng hạ giá chứng tá của họ.
“Một
ngôn sứ chỉ bị chối bỏ nơi quê hương,
bởi bà con và gia đình
mình mà thôi”.
Đó là điều khiến Chúa Giêsu đã nhận
xét. Điều
mà chúng ta thường thấy xẩy ra! Nếu chúng
ta thuộc về số những kẻ không có quyền
lên tiếng với bà con của mình, và không được
đón tiếp ân cần trong
chính nhà của mình, nơi giáo xứ,
môi trường của mình… ta hãy cứ
tỏ ra bình thản. Ta hãy tự nhủ
rằng Chúa Giêsu đã bị
đối xử như thế và môn đệ
không thể hơn Thầy được.
Sức mạnh trong nỗi yếu đuối.
Nghịch lý thứ hai
chính thánh Phaolô trình bày
cho chúng ta khi người
đặt trong miệng Thiên Chúa Lời này: “Quyền uy của Ta tỏ hiện tột mức trong sự yếu hèn”. Con người càng mạnh, càng tự hào và
tự tin, càng cậy dựa vào những khả năng của mình thì quyền uy của Thiên
Chúa càng ít được thể hiện nơi họ. Trái lại họ càng khiêm
tốn, bé nhỏ, ý thức giới hạn của mình và hoàn toàn
tin tưởng nơi
Thiên Chúa, lúc đó quyền
năng của Thiên Chúa càng
có thể được tỏ hiện nơi họ.
Nghịch lý thực sự, ngược với những gì chúng ta
nghe nói mỗi ngày và những gì nhiều lần chính chúng ta tưởng
nữa. Phải thông
thái, giàu có, thống trị kẻ khác… mới thành công được
ở đời. Đó
là triết lý thông thường!
Ngược hẳn với
những gì Thiên Chúa nghĩ.
Thiên Chúa ưa thích làm
những điều
lớn lao qua những kẻ bé mọn, nghèo
nàn, yếu đuối, khiêm tốn, những kẻ không tôn mình lên,
những kẻ xác tín rằng
nếu mình có làm được
điều gì lớn lao, thì đó không
phải là nhờ sự cao cả của
mình nhưng nhờ sự cao cả của
Thiên Chúa được mặc khải nơi mình.
Đức Maria, một phụ
nữ mà người ta không để ý đến. Nhưng
có biết bao nhiêu điều
tuyệt diệu Thiên Chúa đã
làm nơi người và nhờ người! Thánh Phaolô, một
con người kiêu hãnh và tự
mãn đã bị thử thách và tổn
thương nhiều
nơi thân xác và đã
trở thành một người khiêm tốn. Cũng nơi người và nhờ người
nữa, Thiên Chúa đã làm
những điều
cao cả.
Bao giờ cũng
thế. Những kẻ
ốm đau, Thiên Chúa ưa
thích làm việc qua họ. Những kẻ coi như
không ra gì, lại chính
là những kẻ Ngài rất
thường chọn
để thực hiện những dự tính đẹp
đẽ nhất của Ngài.
Ta hãy kết
thúc những suy tư này
bằng một cái nhìn về
bản thân chúng ta. Nếu chúng
ta có khổ
vì những yếu đuối, nhựng rụt rè, những nỗi lo sợ, những nỗi bất lực của chúng ta, chúng ta
cũng đừng ngã lòng. Trái lại chúng ta hãy phục
vụ Chúa hết mình và xin Ngài
thực hiện cho chúng ta
những gì mà biết bao
lần Ngài đã thực hiện cho những người khác. Xin Ngài biểu
lộ quyền năng của Ngài nơi nỗi
yếu hèn của chúng ta.
|