Lễ Hiện Xuống: Khai sinh Giáo
Hội truyền giáo
(Suy niệm của Thiên
Phúc)
Giải Nobel Hòa bình năm 2000 đã được
trao cho Tổng Thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung, một con
người đã từ 30 năm nay đấu tranh không mệt
mỏi cho công bằng, dân chủ và hòa hợp.
Tổng Thống Kim là một người Công giáo,
được Đức cố TGM Seoul rửa tội vào năm 1956.
Trong một đất nước chỉ có 10% dân số là
Công giáo thì sự kiện này cũng đang nhắc nhở
về sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo tại lục
địa Á Châu này.
Phần thưởng này đã
được các vị lả đạo và chức sắc
tôn giáo ở Hàn Quốc hân hoan chúc mừng. Một vị Hòa thượng
lãnh đạo một Tông phái Phật giáo lớn nhất ở
Hàn Quốc nhận định như sau: “Tổng thống
Kim Dae-Jung sẽ được ghi nhớ như một vị
lãnh đạo nổi bật của thế giới”.
***
Lễ Hiện
xuống là lễ khai sinh một Giáo hội truyền giáo.
Và nỗ lực đấu tranh cho công bằng,
dân chủ và hòa bình với danh nghĩa là người Công
giáo như Tổng thống Kim Dae-Jung chính là một công cuộc
truyền giáo.
“Như Cha
đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Rồi
Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận
lấy Thánh Thần” (Ga 20, 21-22). Các Tông đồ
đã nhận lãnh Thánh Thần để ra đi truyền
giáo. Chính Thánh Thần đã làm cho các ngài
hoàn toàn đổi mới.
Từ chỗ
không hiểu gì cả, thì nay các ngài đã hiểu rõ tất
cả.
Từ sự nhát đảm
run sợ, cửa đóng then cài, thì nay các ngài mạnh dạn
can đảm mở toang cửa ra.
Từ những
dân chài ít họ, thì nay các ngài nói được nhiều thứ
tiếng khác nhau.
Bằng chứng là Pherô,
trước đây run sợ trước câu hỏi của
một cô đầy tớ, thế mà nay dám đứng lên
rao giảng giữa những người đã giết chết
Thầy mình, khiến cho 3000 người
gia nhập Giáo hội với chỉ một bài giảng duy
nhất.
Không những các ngài can
đảm rao giảng Đức Kitô chịu đóng
đinh, mà còn dám hy sinh cả tính mạng vì danh thánh ấy. Tất cả các ngài đều đã chịu tử
vì đạo. Và sau Pherô, 39 vị Giáo hoàng tiên khởi
đều anh dũng chết vì đạo thánh.
Người ta tưởng
các ngài say rượu, nhưng thật sự thì các ngài
đang say Chúa.
Người
ta nghĩ các ngài điên dại, nhưng quả thật thì
các ngài đang đầy tràn Thánh Thần.
Lễ Hiện xuống
không chỉ là ngày khia sinh Giáo hội,
mà Lễ Hiện Xuống vẫn còn tiếp diễn,
nghĩa là Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong
Giáo Hội. Người ta gọi Công đồng Vatican II
là một Lễ Hiện Xuống mới, một luồng
gió mới đã thổi vào Giáo Hội để canh tân cho
thích hợp với độ chóng mặt của thế giới
ngày nay. (năm nay 1963-2013 kỉ niệm
50 Công đồng Vatican II, năm Đức Tin của Giáo
Hội Công giáo do Đức Thánh Cha Bênedictô XVI công bố)
Công đồng đã
long trọng khẳng định: “Tự bản tính, Giáo Hội
lữ hành phải
truyền giáo” (TG 2). Đức Gioan Phaolô II nhận định:
“Đã đến lúc phải dốc toàn lực trong Giáo Hội
vào một cuộc loan báo Tin Mừng mới và vào sứ vụ
đến với muôn dân. Không một ai trong
những người tin vào Đức Kitô, không một tổ
chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi
trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi
dân tộc” (Sứ vụ Đấng Cứu Độ, 3).
Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ sau khi tham dự
Hội nghị toàn thể lần thứ bảy liên Hội
đồng Giám mục Á Châu đã có cảm nhận rất
sâu sắc này: “Giáo Hội tại Châu Á phải là một
giáo hội truyền giáo”. Ngài giải thích: “Vì Chúa Giêsu là
người châu Á, Giáo Hội Thiên Chúa đã được
phát sinh tại châu Á, và ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi
người , thế mà hôm nay lại rất ít người
châu Á biết Chúa và tin theo Chúa” (CGDT số 1250). Quả thật,
tại châu Á, đông dân nhất năm châu mà chỉ có 3% dân
số tin theo Chúa. Đó là nỗi ray rứt
của mỗi người chúng ta, mà cũng là thách thức
từng ngày của mỗi tín hữu Kitô.
***
Lạy Chúa, xin hãy thôi thúc nơi chúng con khát vọng
truyền giáo, khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh
phúc, văn minh và an bình cho tha nhân, nhất là khát vọng muốn
giới thiệu Đức Giêsu cho thế giới;
nhưng trước hết, là cho những người bên
cạnh chúng con bằng đời sống phục vụ
và yêu thương. Amen.
|