CN 2954: Cây CẦU BIỆT LY
Nguồn: Crownofstars
Đây là hình ảnh cây cầu biệt ly, nơi mà người ta ra đi và nói lời từ giã. Người ta gọi cây cầu này là Cây Cầu Buồn Đau (The Bridge Of Sorrows). Nơi này có một số thân nhân của gia đình tôi đã bước qua giữa những ngọn đồi và không bao giờ trở về quê cũ.
Các gia đình thường đi theo người thân cho đến lúc tới cây cầu này thì hai bên nói lời từ biệt trong nước mắt. Rồi người ở lại chờ tin người ra đi, rồi lại tiếp tục tiễn những người khác đi cho đến khi họ khuất dạng. Đó là những thân nhân đã rời nước Ái Nhĩ Lan để đến kiếm sống tại Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi hay Anh Quốc.
Đối với nhiều người thì đây là điểm đến lần cuối mà họ nhìn thấy thân nhân của họ. Rồi sau đó chi là những liên lạc bằng thư từ. Các tin tức và hình ảnh được gửi về. Tiền bạc và quà cáp cũng được gửi về nhà để yểm trợ cho những người còn ở lại. Nhưng đối với một số người thì chia ly cũng đồng nghĩa với vĩnh biệt vì họ không còn nhìn thấy nhau một lần nào nữa. Tôi được đọc một bài giảng thực tế của Đức Giáo Hoàng Phanxico về cuộc sống của chúng ta được đánh dấu bời những lời từ giã. Ngài nói rằng chúng ta cũng phải suy gẫm đến lần vĩnh biệt cuối của chúng ta khi ra khỏi cuộc đời này.
Sau đó tôi được đọc một bài suy niệm của vị linh mục người òa Lan là cha Henri Nouwen. Ngài là tác giả cuốn sách Bread For The Journey tạm dịch là Lương Thực Cho Cuộc Hành Trình. Tôi xin tóm gọn như sau: “Làm cách nào mà cái chết của chúng ta trở nên món quà cho những người khác? Thông thường cuộc sống con người bị huỷ diệt, bị làm hại hay bị thương tích muôn đời bởi cái chết của những thân nhân và bạn hữu.
Chúng ta cần làm mọi sự để tránh điều ấy. Khi gần chết, chúng ta cần nói chuyện với những người thân, bằng lời nói này chữ viết vì điều này rất quan trọng.
Chúng ta cần diễn tả lời cám ơn đối với họ, xin họ tha thứ về những lỗi lầm của ta và nói lời tha thứ đối với những lỗi lầm của họ. Ta cũng nên xin họ hãy tiếp tục sống mà không ân hận nhưng nhớ đến những ơn lành của cuộc sống chúng ta. Như thế cái chết của chúng ta trở nên một hồng ân quý báu.”
Tháng 10 năm 2014, Đức Mẹ Maria ở Medjugorje đã ban một thông điệp qua thị nhân Marija về sự chóng qua của cuộc sống trên trần gian và rằng chúng ta phải chuẩn bị với lời cầu nguyện để được vào cõi sống vĩnh cửu.
“Các con thân mến, hãy cầu nguyện trong thời kỳ hồng ân này và hãy đi tìm những lời cầu bầu của các thánh là những người đã ở trong ánh sáng. Ngày qua ngày, mong rằng họ là những gương sáng và là niềm khích lệ cho các con trên con đường hoán cải. Hỡi các con nhỏ bé, hãy nhớ rằng cuộc đời các con ngắn ngủi và chóng qua. Do đó, hãy mong ước vĩnh cửu và hãy tiếp tục chuẩn bị trái tim trong lời cầu nguyện.”
Chúng ta tin rằng tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những thân nhân của chúng ta là những vị thánh ở trong ánh sáng Thiên Đàng mà Đức Mẹ Maria nói đến trong thông điệp này. Các kỷ niệm về những người quá cố là sự nhắc nhở cho người thân vì họ là những hồng ân đối với gia đình chúng ta.
Hãy vui mừng trước những kỷ niệm với người chết hơn là khóc lóc, than van và buồn phiền. Chúng ta vui mừng vì sẽ được gặp gỡ thân nhân khi chúng ta bước qua cây cầu ly biệt. Kim Hà 19/5/2015
|