Công
giáo.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đoạn
cuối Phúc Âm thánh Maccô trình bày một phương diện
của công cuộc truyền giáo vào cuối thế kỷ
thứ nhất. Tác giả tóm kết vào mấy câu, chớ
không phải một bài tường thuật, những gì xây
dựng nên đời sống của Giáo Hội: sứ vụ
các Tông đồ. Nhờ một bản văn tóm tắt mà
Lễ Thăng Thiên được nói đến ở
đây, sau khi tác giả đã nhắc lại một lần
hiện ra của Chúa Giêsu đã không “được cất
lên Trời” vào chiều ngày Phục Sinh. Trước
khi Chúa biến hẳn đi về thể xác truớc mắt
các môn đệ, Chúa còn hiện ra nhiều lần với họ
và ngỏ lời cùng họ. Điều
mà thánh sử Marcô nói trong Phúc Âm “sau khi đã ngỏ lời
cùng họ” kéo dài qua nhiều tuần lễ.
Điểm ghi nhận:
“bên hữu Thiên Chúa” có nghĩa là sau khi về Trời, Chúa
Giêsu trở về địa vị Thiên Chúa và Người
có những đặc quyền của Thiên Chúa. Từ nay, Người trao cho Giáo Hội của
Người sứ mệnh phổ biến sứ điệp
cứu rỗi của Người trên khắp thế giới.
Sứ mệnh trao phó cho các môn đệ ấy
có gì đặc biệt?
1) Về tính cách phổ quát của sứ mệnh:
Các con hãy đi khắp thế gian, công bố Tin Mừng cho
hết mọi dân tộc. Tính cách phổ quát ấy
tập hợp tất cả nhân loại vào ơn Cứu
chuộc của Đức Kitô. Người
ta nhận ra ở đây, một trong các dấu hiệu của
tính cách Kitô giáo đích thật. Một
người Kitô hữu đích thật bao giờ cũng
“phổ quát” “công giáo”. Tính cách phổ quát hay là tính cách
công giáo ấy không chỉ bao hàm vấn đề địa
dư, bởi lẽ là hết mọi dân tộc của mọi
nước đều thuộc thẩm quyền của
Phúc Âm. Ở thời đại chúng ta, tính
cách đó còn bao gồm –và ở đây là điều
đáng nhấn mạnh- tinh thần Kitô hữu. Những
người công giáo tập hợp thành những cộng
đoàn nhỏ, không ý thức được sự nguy hiểm
rằng họ có thể trở thành những nhóm nhỏ
mang não trạng khép kín, hầu như là óc phe phái, loại ra
ngoài Đức Ái của mình phần này, hay phần nọ
của thế giới, giai cấp này hay giai cấp nọ,
chế độ này hay chế độ kia của xã hội.
Nhưng hết thảy mọi người của
mọi văn hoá, mọi chế độ đều có quyền
biết đến Phúc Âm. Giáo Hội phải
đạt tới họ hết thảy. Một công
cuộc truyền giáo mạo nhận, tự phong toả
mình vào tính chất gây gỗ đối với chế độ
này hay chế độ kia bị coi là dễ
ghét, đương nhiên sẽ mất hết tính cách công
giáo và chân thật. Người Tông đồ
của Đức Kitô tìm cách tới được hết
mọi người ở khắp nơi và yêu họ ở
mọi chốn. Xuyên qua mọi chế độ xã hội
dầu là có tính chất áp bức ý thức hệ hay áp bức
kinh tế, người Tông đồ cũng phải tìm
phương khai thông tới tự do, để con người
có thể vươn tới sự tuyên xưng đức
tin vào Đức Kitô Cứu thế.
2) Ai tin và chịu Phép Rửa, sẽ được cứu
rỗi. Điều này cho thấy đối
tượng tranh thủ của sức mạnh Tông đồ
chính là đức tin. Nhưng đức
tin nào đây? Có phải là sự kết
hợp với một thứ nhân bản Phúc Âm mù mờ,
trong đó lòng đam mê đức công chính lẫn lộn dễ
dang với các đam mê phe phái –thiếu tình yêu đích thật?
Không: Đây phải là đức tin vào Đức Giêsu Kitô
Con Thiên Chúa. Đấng Cứu Thế. Chỉ
có một đức tin cứu rỗi. Dầu người
ta nhắm tới việc cứu vớt con người hay
cứu vớt xã hội, không gì có thể đạt tới
con người trong mọi kích thước của số mệnh
nó ngoại trừ một niềm tin vào Đức Giêsu
Kitô. Ai tin vào Đức Giêsu thì ngay từ bây giờ, đi
vào con đường cứu độ cho tâm trí mình bằng
sự thật, con đường cứu độ cho ý
chí mình nhờ Thánh Linh, con đường cứu độ
cho tâm hồn mình bằng sự thanh tẩy của tình yêu.
Người đó cũng đi vào con đường cứu
rỗi vượt qua cuộc sống tạm đời
này. Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô mang lại một ý
nghĩa cho đời sống của con người.
|