Nơi bạn thuộc về – Peter
Feldmeier
(Lm. GB. Văn Hào SDB, chuyển
ngữ)
“Tôi
là mục tử nhân lành. Tôi biết các chiên tôi và
các chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14)
Vài năm trước, tôi có dịp nói chuyện với
một anh bạn. Vợ anh ta vừa chết
và mới được chôn cất. Cuộc sống
của anh ta trước đây khá bệ rạc, và anh
đã đối xử với vợ con rất tồi tệ.
Anh ta hỏi tôi, theo tôi nghĩ, liệu
anh ta có được lên thiên đàng hay không. Đây không phải
là một câu hỏi khó trả lời, vì việc cứu rỗi
chẳng phải là vấn đề quá nan
giải. Chính Đức Giêsu đã quả quyết
ai tin sẽ được sống đời đời.
Hiển nhiên, không phải như nhiều người cứ
đinh ninh rằng ơn cứu rỗi sẽ được
tặng ban một cách nhưng không, chẳng cần con
người cộng tác chút nào.
Sau khi đã hiểu khá rõ cuộc sống của anh,
tôi trả lời. Nhưng trước hết tôi hỏi lại
anh ta: Thế bây giờ anh sống ra sao, có biến chuyển
khá hơn trước hay không? Anh trả lời
“Tôi nghĩ, khó thay đổi. Tôi còn có nhiều buồn
bực và vẫn hay uống rượu để giải
khuây”. Tôi hỏi tiếp “Anh có đến nhà
thờ thường xuyên không? Anh ta đáp: “Không. Trừ
hôm an táng vợ tôi, đã 30 năm nay, tôi không đến nhà
thờ nũa. Tôi nghĩ cuộc sống tôi vẫn vậy,
chẳng thể thay đổi”. Tôi hỏi vặn
lại “Nhưng vì anh đã bỏ nhà thờ, bỏ cả
Chúa? Trước đây cuộc sống
anh có tồi tệ như thế đâu.” Anh ta nói “Tôi biết, cuộc sống tôi hiện
nay như là hỏa ngục thực sự, không phải
như nhà thờ mà tôi đã bỏ suốt 30 năm qua”.
Tôi tiếp tục hỏi anh “Thế ít nhất,
anh có cầu nguyện không?” Anh trả lời
“Hầu như không, tôi cũng chẳng còn tha thiết cầu
nguyện như trước đây nữa.”
Tôi động viên anh hãy đến
tòa cáo giải và trình bày tất cả. Tôi nhẹ nhàng
khuyên anh hãy cố gắng sửa chữa và hàn gắn lại
những đổ vỡ trong những tháng ngày còn lại của
cuộc đời. Tôi gợi mở cho anh con
đường trở về, song từ trong thâm tâm, tôi
cũng lấy làm lạ và tự hỏi, tại sao một
con người chẳng thiết tha gì đến Thiên Chúa
như thế, nhưng vẫn mong muốn được
vào thiên đàng. Họ không hiểu rằng thiên đàng chính
là tình trạng con người gắn kết với Thiên
Chúa và thuộc về Ngài trọn vẹn hay sao.
Trong bài đọc thứ
hai của phụng vụ hôm nay, Thánh Gioan đã viết “Anh
em thân mến, hiện giờ chúng ta là con cái Thiên Chúa,
nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy
chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi
Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống
như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ
thấy Người như vậy (1Ga 3,2).
Đó chính là thiên đàng thực sự của chúng ta, là
tình trạng con người kết hiệp với Thiên Chúa
và trở nên giống Ngài.
Thánh Phêrô tông đồ
diễn tả trạng thái căn bản về việc
Thiên Chúa hiện thực tròn đầy lời hứa cứu
độ, khi Ngài viết “Chúng ta sẽ được thông
phần bản tính Thiên Chúa (2Ph 1,4). Giáo hội
gọi đó là sự “Thần hóa” Theosis, một khi chúng ta
qua ân sủng được sống
chính sự sống của Thiên Chúa, sống như Ngài
đã sống, và yêu như Ngài đã yêu.
Nếu cách diễn đạt
này xem ra có vẻ trừu tượng và khó hiểu, chúng ta
sẽ dễ thấu triệt hơn khi đọc lại
bài Tin mừng hôm nay. Đức Giêsu nói cho
đám đông, Ngài là Mục Tử Nhân Lành. Không như các mục tử bất cẩn khác
đã bỏ chiên để tháo chạy vào những thời
khắc nguy hiểm, vị Mục Tử tốt lành đã
liều cả mạng sống để bảo vệ
đoàn chiên của mình. Chủ đề
về chăn chiên được nói đến khá nhiều,
và dàn trải đều khắp trong cựu ước.
Ezekiel chương 34 là một đoạn văn cổ, qua
đó vị tiên tri nặng nề cảnh báo các mục tử
xấu xa, ám chỉ các vị lãnh đạo tôn giáo lúc bấy
giờ, đã bỏ rơi các con chiên, tức dân Israel, và chểnh
mảng việc chăm sóc chúng. Ezekiel tiên báo rằng chính
Thiên Chúa sẽ chăn dắt và săn sóc đàn chiên của
Ngài (Ez 34,15-23). Đức Giêsu là Đấng
sẽ thực hiện lời hứa đó, và Ngài sẽ là
mục tử đích thực về cả hai phương
diện: Chăn dắt và nuôi sống đoàn chiên.
Đức
Giêsu đã đến và nuôi dưỡng chúng ta. Ngài bảo vệ, dẫn dắt và yêu
thương chúng ta. Điều đánh động
chúng ta sâu xa nhất, chính là Đức Giêsu đã hai lần
nhắc đến sự tương giao thân tình giữa
Ngài và các học trò, tức giữa người chăn
chiên và các con chiên trong đàn. Ngài nói “Tôi biết
chiên tôi và chiên của tôi biết tôi”, đồng thời
Ngài nói tiếp “Chúng sẽ nghe tiếng tôi”. Qua hình ảnh người chăn chiên nhân lành,
Đức Giêsu bộc lộ sự hiền dịu sâu xa
nơi chính Ngài. Về phía chúng ta, khi chúng
ta biết Ngài và để Ngài biết chúng ta, chúng ta sẽ
đi vào sự gắn kết sâu xa với Ngài, và thuộc
trọn về Ngài.
Khi còn là sinh viên, có lần
tôi được trao cho một quyển sổ nhỏ có
ghi một câu hỏi để tôi trả lời: “Khi đến
trước cổng thiên đàng, để được
đón nhận vào, bạn phải nói điều gì?” Chắc chắn câu trả lời là “Tôi tin, vì
Đức Giêsu đã chết cho tôi”. Bài Tin mừng hôm
nay còn vạch dẫn cho ta một câu trả lời khác: “Vì
nơi đó chính là chỗ tôi thuộc về”. Cũng
như đối với gã đàn ông ngược ngạo kia đã hỏi tôi như tôi nói ở đầu,
tôi sẽ trả lời cho anh ta “thế thì bạn, bạn
đang thuộc về đâu?”
|