Chúa chiên lành.
Trong việc
tham dự hội nghị tại Ấn Độ, tôi
đã được dịp nghe bài thuyết trình của một
nhà trí thức Công giáo người An
Độ nói về những ước nguyện của
người giáo dân trong cộng đồng Giáo Hội. Nhà
trí thức An Độ này là một tổng
giám đốc của một công ty phổ biến những
kỹ thuật truyền thông mới mẻ và có uy tín trong cộng
đồng Giáo Hội địa phương. Và một
trong những ước nguyện của một giáo dân
trưởng thành và có thể nói là đã thành đạt
trong đời sống cộng đoàn, đó là không muốn
được gọi là con chiên của Chúa, ông đã hãnh diện
chia sẻ như sau:
Trong thời
đại kỹ thuật tân tiến hiện nay, thời
đại mà người giáo dân đã đạt được
mức trí thức cao thì ta không thể nào đối xử
với họ là những con chiên ngoan ngoãn chỉ biết
vâng phục lệnh của bề trên, và ông ta nói, tôi không
thích hình ảnh con chiên trong đoàn chiên của Chúa, tôi
cũng không muốn sống như những con chiên, tôi muốn
được gọi, được kể như là những
con chiên chỉ biết cúi đầu nghe lệnh.
Kể từ
lần nghe được bài chia sẻ của giáo dân trí thức
này bên Ấn Độ đến nay, thỉnh thoảng tôi
lại đặt vấn đề cho mình suy nghĩ về
hiền thánh này, Chúa là Đấng chăn chiên nhân lành, còn ta
là đoàn chiên của Người. Đây là một
hình ảnh hết sức quen thuộc và cũng hết sức
quan trọng trong mạc khải Cựu cũng như Tân
Ước, đến nỗi Chúa Giêsu đã dùng đến
nó không những nhiều lần, mà nhất là trong lần
quan trọng nhất khi trao cho Phêrô quyền chăn dắt
đoàn chiên của Chúa: “Hãy chăn dắt chiên con, chiên mẹ
của Thầy”.
Nhiều lần tôi đã đặt
cho mình câu hỏi: “Hình ảnh về đoàn chiên còn hợp
thời nữa hay không?”, và có thể nói tôi đã tìm
được câu trả lời trong một lần dừng
chân tại miền Nam quốc gia Au Châu, và được dịp
tận mắt chứng kiến cảnh những người
chăn chiên hướng dẫn đoàn chiên tiến về
đồng cỏ tươi tốt nuôi sống đàn
chiên.
Kinh nghiệm sống này tôi chỉ
được nhìn qua và trước khi có kinh nghiệm sống
này, tôi chỉ được nhìn đoàn chiên qua hình ảnh
Chúa Giêsu hướng dẫn đoàn chiên trong những bức
tranh, và giờ đây qua kinh nghiệm tận mắt nhìn ngắm
đoàn chiên sinh hoạt như thế nào với người
chăn, tôi chợt như được hiểu thêm về
ý nghĩa sâu xa của hình ảnh được Chúa Giêsu sử
dụng và được Giáo Hội cử hành hằng
năm vào Chúa nhật hôm nay, Chúa nhật IV Phục sinh
được gọi là Chúa nhật “Chúa Chiên Nhân Lành”.
“Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết
Ta và chúng theo Ta”. Đây là một hình ảnh
cụ thể và hình ảnh cụ thể đoàn chiên im lặng
hiệp nhất đi theo người
chăn mà tôi đã chứng kiến tận mắt giúp tôi hiểu
thêm mối tương quan giữa người chăn và đoàn
chiên. Đây không phải là một mối tương quan
trí thức của sự hiểu biết thuần lý của
lý trí khô khan, nhưng là một tương quan sống động
của con tim, của tình yêu thương vật chất, một
tình yêu không thể diễn đạt thành lời nói, không thể
gói ghém trọn vẹn trong ngôn ngữ con người,
nhưng được diễn tả một cách cụ thể
trong hành động.
Từ ngữ
“biết” có nghĩa là tin tưởng và yêu thương. Tin và yêu thì không có sự đàn áp nào cả, những
con chiên như hiểu được ý muốn của
người chăn và trung thành gắn bó với người
chăn, nhưng không phải chỉ là một sự gắn
bó bên ngoài.
Trong bài Phúc Am chúng ta vừa nghe
qua, Chúa Giêsu còn nhắc đến một sự gắn bó
chặt chẽ nội tâm, đó là một sự chia sẻ
được cuộc sống để chúng được
sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ
hư mất, không ai có thể cướp được
chúng khỏi tay Tôi: “Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi thì cao trọng
hơn tất cả, không ai có thể cướp được
khỏi tay Cha Tôi”. Đây là lúc mà Chúa Giêsu vượt qua giới
hạn của hình ảnh đời thường, của
hình ảnh một đoàn chiên đi theo
người chăn, để tiến xa hơn vào trong mối
tương quan giữa Chúa và mỗi người chúng ta.
Trong đời thường,
người chăn chiên không thể nào chia sẻ sự sống
của mình cho con chiên, nhưng ở đây Chúa Giêsu vượt
qua giới hạn của hình ảnh mà đi vào thực tại
và Chúa mạc khải cho chúng ta biết, Chúa chia sẻ cho
chúng ta sự sống của chính Chúa, để được
sống kết hợp mật thiết với Chúa, một
sự kết hiệp mật thiết có thể nói giống
như mẫu lý tưởng sự kết hiệp mật
thiết giữa Chúa và Thiên Chúa Cha: “Tôi và Cha Tôi là một”.
Cử hành lễ Chúa Chiên Lành hôm
nay, chúng ta được mời gọi vượt qua tính
tự phụ, tự kiêu của mình để tin tưởng
vào tình yêu của Chúa và sống trong tình yêu này. Và không những chỉ tin tưởng và sống
trong tình yêu này mà thôi, nhưng chúng ta còn được mời
gọi để chia sẻ sự sống của Chúa,
được mời gọi mỗi ngày một lớn
thêm trọn hảo trong tình yêu của Chúa.
Do đó chúng ta biết rằng, mối
tương quan giữa ta và Chúa là mối tương quan
đặc biệt có ưu tiên trên mọi mối
tương quan khác như Chúa đã nói: “Không ai có thể
cướp được chúng khỏi tay
Ta. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi thì cao trọng hơn tất
cả”. Chúa Giêsu đã đặt mối tương quan giữa
ta và Chúa, tình yêu thương kết hiệp giữa ta và
Chúa thành mối tương quan ưu tiên của Ngài, đến
độ Ngài phải hy sinh mạng sống của mình trên
thập giá để ban cho chúng ta được mối
tương quan này, được chia sẻ sự sống
của Chúa và chia sẻ mãi mãi.
Xin Chúa ban cho mỗi người
chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa
trong đời sống mình và cho chúng ta được
trưởng thành trong đời sống, trong tình yêu của
Chúa và trong đức tin mà chúng ta giờ đây cùng nhau tuyên
xưng qua kinh Tin kính.
|