MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: mục bác ái / xin giúp đỡ vn
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Danh Sách Một Số Trại Cùi Ở Miền Nam Việt Nam
Chủ Nhật, Ngày 19 tháng 4-2015

1. Trại Cùi Di linh:
Trại Cùi Di Linh, Lâm Đồng
Trung Tâm Điều Trị Phong Di Linh,

Địa chỉ: Xã Bảo Thuận Huyện Di Linh, Tinh Lâm Đồng
Điện thoại: 0633.870.382

Xin đọc thêm và 4 trại phong cùi khác:

Danh sách những Trại Cùi được Chương trình: "AI LÀ ANH EM TÔI?" (Luca 10, 29) và Trương Mục TÌNH THƯƠNG giúp đỡ

Khu điều trị phong Bến Sắn
Trại phong Thanh Bình
Trại phong Bình Minh
Trại phong Phước Tân

1. Khu điều trị phong Bến Sắn

Bến Sắn nằm về hướng Tây Nam Sài Gòn cách 30km đường chim bay, và cách Biên Hòa 25km đường bộ, cách Thủ Dầu Một 7km đường hương lộ. Trại phong Bến Sắn tọa lạc ở xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nơi đây ngày xưa là một vùng đất rộng lớn đã được khai phá, có trồng rất nhiều cây sắn, nên dân địa phương thường gọi là Bến Sắn.

Trại phong Bến Sắn được thành lập vào năm 1959 do Cha Garreau Hội Thừa Sai Paris, với sự cộng tác của dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.

Đến năm 1957 đến 1975: thời điểm này tuy vật chất chưa được đầy đủ, nhưng các bệnh nhân vẫn an tâm điều trị và lúc đầu bệnh nhân còn rất ít. Tất cả bệnh nhân đều được nuôi dưỡng và chăm sóc do các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.

Những năm từ 1975 đến 1980: lúc này là lúc giao thời, nền kinh tế thời hậu chiến, nên tài chánh của trại rất thiếu thốn. Do đó cuộc sống của bệnh nhân càng gặp khó khăn hơn, đôi lúc cả tháng chỉ ăn được vài ngày bằng cơm trắng, còn hầu hết là ăn củ sắn để cầm hơi.

Những năm từ 1981 - 1987: khoảng thời gian này, kinh tế của đất nước nói chung đã khá hơn, và được các ân nhân ngày càng quan tâm hơn, lúc này số bệnh nhân nhập trại cũng tăng lên.

Nói đến trại phong Bến Sắn, không ai quên được Dì Hai: Nữ tu Phạm Thị Ngọc Loan, Phó Giám Đốc Khu Điều Trị Phong Bến Sắn. 17 năm Dì đã sống với người bệnh phong và phục vụ họ tại trại phong Bến Sắn (từ năm 1976 đến khi Dì từ trần 1993).

Dì Hai Loan lo từ cái ăn cái mặc cho người bệnh phong đến cuốn tập, cây viết cho con cái họ. Không ai trong bốn trại phong: Bến Sắn, Thanh Bình, Bình Minh, Phước Tân là không chịu ơn Dì. Như người Mẹ tần tảo, Dì đi sớm về khuya, ngược xuôi khắp nơi để người bệnh phong và con cái họ có được bữa cơm ngon hơn, có được cái áo lành hơn. Không những Dì yêu mến mà còn kính trọng người bệnh phong nữa.

Tối ngày 31-7-1993 Dì êm ái tắt thở trong sự thương tiếc của các người bệnh phong, và được an táng tại nghĩa trang của trại phong Bến Sắn: "Sống cùng người phong và chết mong được nằm chung cùng mảnh đất": đó là di ngôn của Dì Hai.

Về đời sống trong trại phong Bến Sắn, mỗi bệnh nhân được nhà nước trợ cấp 120.000 đồng/tháng. Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ của các ân nhân, các cơ quan từ thiện, đời sống vật chất lẫn tinh thần của bệnh nhân và gia đình họ cũng như cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Về giáo dục, các con em bệnh nhân được đi học đầy đủ. Mặc dù đường xá xa xôi, nhưng con em bệnh nhân cũng đủ phương tiện đi lại nên khắc phục được phần nào khó khăn. Mặc dù mang nặng mặc cảm nhưng các em cũng cố gắng vượt qua nhờ sự yêu thương, cảm thông của những người giàu lòng nhân ái.

Khu Điều Trị Phong Bến Sắn có 3 cơ sở vệ tinh là trại Thanh Bình, Bình Minh và Phước Tân. Hiện nay Bác sĩ Lê Văn Trước là Giám đốc và Nữ tu Bảo Tịnh là Phó Giám đốc.

Vài con số trại phong Bến Sắn:
Số hộ gia đình:     39 gia đình
Số nhân khẩu:     664 người
Thanh thiếu niên:  93 em
Sinh viên:             01 em
Lớp y tế:              07 em
Học sinh cấp I :     10 em
Lớp y tế:              48 em
Học sinh cấp II :    12 em
Trạm xá:                8
                                                                                                           Trở Về
2. Trại phong Thanh Bình

Thanh Bình là một ốc đảo bên kia sông Sài Gòn miệt Thủ Thiêm thuộc xã An Khánh, quận 9 (mới thành lập) của Tp. HCM. Nếu đi từ bến Bạch Đằng, bạn qua phà Thủ Thiêm để đến trại, hoặc nếu bạn không muốn qua phà thì bạn có thể đi lối khác là qua cầu Sài Gòn rồi rẽ phải để đến trại.

Thanh Bình, mảnh đất tình yêu do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình dành cho người bệnh phong.

Năm 1967, Hội Bạn Người Phong đã đặt viên đá đầu tiên thành lập trại. Hiện nay có 105 hộ gồm 357 nhân khẩu trong đó có khoảng 107 thanh thiếu niên. Bệnh nhân đã sạch trùng trông như người lành mạnh bình thường, trừ một số người bị nặng và chữa muộn nên để lại di chứng do vi khuẩn Hansen tàn phá.

Mỗi tháng bệnh nhân được trợ cấp 120.000 đồng. Ngoài ra, tùy khả năng và hoàn cảnh, mỗi gia đình tự túc làm thêm để lo cho kinh tế gia đình. Các người lành bệnh mà khỏe mạnh thì chạy xích lô, honda ôm hoặc làm thợ hồ; nữ thì may gia công; nhiều người buôn bán lặt vặt; trong trại cũng có một số người thất nghiệp. Trại trực thuộc Khu Điều Trị Phong Bến Sắn.

Năm 1986, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã bổ nhiệm một linh mục đặc trách họ đạo Thanh Bình dành cho người bệnh phong.

Năm 1990, họ đạo Thanh Bình xây dựng được một ngôi nhà, vừa làm Nhà Nguyện cho họ đạo, vừa làm Hội trường Văn hoá cho cả trại. Tất cả con em của người phong đều được đi học, rất ít em bỏ học.

Hiện nay trại có 99 học sinh và 16 sinh viên đại học, trung học chuyên nghiệp. Trại có 1 trường mẫu giáo, 1 phòng y tế chăm sóc sức khỏe và phát thuốc cho bà con. Trại cũng được các cơ quan từ thiện, các ân nhân ở bên ngoài đến thăm viếng, tặng quà, biểu diễn văn nghệ cho bà con và sinh hoạt vui chơi với các em thiếu nhi.

Vì ở sát bên thành phố, trại nằm trong khu vực qui hoạch giải tỏa của thành phố. Tương lai của trại đi về đâu còn là một vấn đề!

                                                                                                         Trở Về
3. Trại phong Bình Minh

Bình Minh nằm ở cây số 72 Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, cách thị trấn Long Thành 15km thuộc xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đống Nai.

Vào những năm của chiến tranh, Bình Minh là một vùng đất hoang vu, đầy thú dữ và rừng rậm, cũng là vùng mất an ninh với tiếng súng đạn, tiếng mìn nổ của chiến tranh nên ít ai dám đặt chân đến đây. Mặc dù vậy, con người không lùi bước khó khăn gian khổ, không sợ thú dữ, không sợ súng đạn, họ dùng đôi bàn tay để khai phá, khẩn hoang rừng. Một số nhà hảo tâm quốc tịch Na-uy , từ năm 1973, đã giúp công giúp của để thành lập trại.

Lúc đầu nhà cửa thưa thớt, có nhà cách nhau cả 100m, có nơi còn xa hơn nũa. Dần dần trại được xây dựng nhiều hơn, để người mắc bệnh phong đến điều trị và sinh sống.

Trại Bình Minh được chính thức thành lập ngày 20-03-1974, toạ lạc tại Ấp 5, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tuy lúc đấu do Hội Thánh Tin Lành Na-uy thành lập nhưng hiện nay do nhà nước quản lý và trực thuộc Khu Điều Trị Bến Sắn. Trại có 95 hộ gồm 410 nhân khẩu, trong đó có 141 bệnh nhân (73 nam và 68 nữ).

Các hộ gia đình ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đốt than, v.v... Hàng tháng mỗi bệnh nhân được trợ cấp 120.000 đồng. Trại có 1 Nhà Nguyện, 1 Niệm Phật Đường, 1 trạm xá và 1 trường học gồm 4 phòng (từ lớp 1 đến lớp 4), còn từ lớp 5, cấp II và cấp III các em ra ngoài học.

Được sự giúp đở của ân nhân, đa số các em ở tuổi đi học đều được đến trường, đã có 2 em của trại tốt nghiệp đại học.

Đây là vài con số năm học 1997 - 98:

53 học sinh cấp I
41 học sinh cấp II
16 học sinh cấp III
5 học viên Y tá trung cấp
1 học nghề
3 công nhân kỹ thuật
3 luyện thi đại học
3 đại học
25 em nhà trẻ và mẫu giáo

Cuộc sống của trại được Ban lảnh đạo Khu Điều Trị Phong Bến Sắn và các Dì Bến Sắn chăm sóc như lo cho bà con về chế độ trợ cấp nhà nước và kêu gọi các nhà hảo tâm, các cơ quan từ thiện hỗ trợ giúp đỡ.

4. Trại phong Phước Tân

Trại phong Phước Tân còn gọi là làng Thiên Phước, tọa lạc tại xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đống Nai, được thành lập từ năm 1968 do Mẹ Rose (người Pháp) và các Nữ tu thuộc Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.

Trại rộng 30 hecta, được bố trí như một làng cho người phong và được gọi là làng Thiên Phước, gồm khu vực sản xuất (ruộng, chuồng, trại); khu vực nhà ở gồm 68 hộ và khu điều dưỡng, điều trị bệnh. Ngoài ra Phước Tân còn có 1 Nhà Nguyện, nhà trẻ, nhà thể thao, hội trường, thư viện và trường học...

Traị có 270 nhân khẩu, trong đó có 120 thanh thiếu niên được tổ chức sinh hoạt theo nhóm như: ca đoàn, nhóm giới trẻ, nhóm Thanh Sinh Công, các em sinh hoạt hàng tuần.

Trẻ em trong trại được đi học, các thanh niên là công nhân các xí nghiệp hoặc trồng trọt, làm ruộng trong phạm vi của trại. Các em học sinh đều siêng năng, chăm chỉ và hầu hết đều có thành tích học tập khá giỏi.

Trại Phước Tân nằm trong hệ thống Khu Điều Trị Phong Bến Sắn. Tuy nhiên, trại phong có một cộng đoàn Nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp việc điều hành, chăm sóc, hướng dẫn và giáo dục cho bệnh nhân cũng như các bạn trẻ thanh niên, thiếu nhi.

Tags: Mục Bác Aí, Xin giúp đỡ VN; Thư Tín

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Xin Giúp Đỡ Xây Dựng Nhà Thờ Vĩnh Hội, Hà Tĩnh (6/19/2015)
Ân Nhân Giúp 1000 Usd Thì Cha Xây Nhà Nguyện Và Đài Đức Mẹ Cho Người Dân Tộc (6/3/2015)
Xin Giúp Đỡ Giáo Xứ Kinh Thuận, Quảng Bình (5/31/2015)
Xin Giúp Đỡ Giáo Xứ Phù Kính, Quảng Bình (5/31/2015)
Thư Cám Ơn Của Trung Tâm Mồ Côi - Khuyết Tật Hồng Phúc (5/17/2015)
Tin/Bài khác
Video Clip: Giáo Phận Thanh Hoa - Giáo Điểm Pápúa (2/6/2015)
Cn 2778: Thăm Viếng Dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài, Giáo Phận Vinh (2/5/2015)
Video: Phát Quà Tại Giáo Xứ Minh Long Tỉnh Bình Phước (1/24/2015)
Nỗi Niềm Trăn Trở (4/21/2014)
Xin Giúp Đỡ Giáo Xứ Bình Điền (2/7/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768