Tin tưởng.
Khi cảm
thấy dễ chịu, chúng ta khá vui vẻ để mặc
cho người khác đến gần mình. Nhưng khi đang khó chịu, chúng ta có khuynh hướng
tự cắt đứt quan hệ với người
khác. Không ai muốn người khác đụng
chạm vào chỗ đau của mình. Chúng
ta muốn được ở một mình. Mặc dù có thể hiểu được điều
này, nhưng đó vẫn là một khuyết điểm.
Làm sao có thể chữa lành những vết
thương được, khi chúng ta không để cho ai
nhìn thấy và đụng chạm vào những vết
thương của mình?
Một vị linh mục đang
đi từ Hoa kỳ đến Châu Mỹ Latinh. Ở trên máy bay, ông nhận thấy
mình đang ngồi bên cạnh một phụ nữ người
Pêru. Người phụ nữ này kể cho ông nghe rằng
bà trở về nhà với mẹ của mình, người vừa
mới trải qua ba lần phẫu thuật tại Mỹ.
Ông hỏi “Thế hiện nay, mẹ của bà cảm thấy
khỏe hơn chứ?”. Người
phụ nữ đáp “Dạ vâng. Mẹ
tôi hoàn toàn bình phục rồi. Tất cả gia
đình đều sẽ tụ tập ở sân bay để
đón bà trở về”.
Thế rồi người phụ nữ đó hỏi
ông lý do tại sao ông đi xuống phía nam. Ông nói với bà
ta rằng ông là một linh mục, và ông đi đến
đó để làm công việc truyền giáo. Khi
nghe biết rằng ông là một linh mục, nét mặt của
bà thay đổi một cách đột ngột. Bà ngả
người, nắm lấy cánh tay ông, và
thì thầm bằng một giọng đầy đau khổ
“Ồ thưa cha, mẹ con bị mắc bệnh ung
thư, và bà không có chút hy vọng nào”.
Tại sao người phụ nữ
đó lại cứ phải giả vờ rằng tất cả
mọi việc đều tốt đẹp cả? Tại sao bà ta phải che giấu,
không chỉ những thương tổn chết người
về mặt thể lý nơi mẹ của bà, mà bà còn che
giấu cả những vết thương về mặt
tình cảm của riêng bản thân bà nữa? Chắc
chắn đó không phải là những điều đáng xấu
hổ. Những vết thương về mặt tình
cảm của riêng bà là do chuyện tình yêu gây ra. Chỉ
đến khi phát hiện ra rằng người đàn ông
ngồi bên cạnh là một linh mục, nghĩa là một
người mà bà có thể mong đợi được an
ủi, cảm thông, thì bà ta mới bày tỏ sự thật
ra, tự cho phép mình đụng chạm vào người khác
và được người khác đụng chạm vào
tâm hồn mình.
Bây giờ, chúng ta hãy xem
xét đến trường hợp của một nhân vật
trung tâm của bài Tin Mừng hôm nay – ông Tôma. Sau
cái chết của Đức Giêsu, ông lẩn tránh đi cùng
với các tông đồ khác. Vì thế,
ông đã không được chứng kiến cảnh Chúa sống
lại hiện ra lần đầu tiên. Tuy nhiên, trong lần kế tiếp, ông đã có mặt
ở đó. thật thú vị khi nhận
thấy cách thế Đức Giêsu đối xử với
ông.
Trước
hết, Đức Giêsu vạch ra cho ông xem thấy những
vết thương của Người. Đức Giêsu cảm thấy không cần phải
che đậy những vết thương của Người,
bởi vì chúng là những bằng chứng về tình yêu của
Người. Đó là những vết
thương chết người, mà Đấng Chăn
Chiên lành đã phải chịu, trong việc bảo vệ
đàn chiên của Người khỏi chó sói. Đức
Giêsu mời gọi ông Tôma sờ tay vào những
vết thương đó.
Nhưng
trên thực tế, ông Tôma là một kẻ đang mang
thương tích. Ông bị thương vì nỗi
đau khổ, cô đơn, hoài nghi và thất vọng. Trong nỗi đau của mình, ông muốn
được ở một mình. Ngay cả
không thể nhìn thấy những vết thương của
ông, thì chúng vẫn có thật. Nhưng
Đức Giêsu có khả năng nhìn thấy chúng. Chính Người đã đụng chạm vào những
vết thương của Tôma, và nhờ đó, Người
đã làm cho chúng được lành lặn trở lại.
Chính bằng cách đụng chạm và được đụng
chạm vào, mà Tôma đã được chữa lành khỏi
mất niềm tin, cũng như khỏi những vết
thương khác của ông.
Khi bày tỏ,
những vết thương của ta ra, khi đụng chạm
và được đụng chạm vào, thì chúng ta mới
được chữa lành. Trái tim
nhân loại của chúng ta chỉ được chữa
lành, nhờ sự hiện diện của một người
khác, biết thấu hiểu nỗi đau nhân loại.
Thế giới
ngày nay, đầy rẫy những Tôma đa nghi. Họ
sẽ không tin, trừ phi họ có thể đụng chạm
vào những vết thương của Đức Giêsu, và
được nhìn thấy tia sáng trên
gương mặt của Người. Điều này chỉ
có thể xảy ra, nếu người ta nhìn thấy
Người sống động nơi những kẻ
đi theo Người.
|