MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sống Đức Tin. -----
Thứ Hai, Ngày 13 tháng 4-2015
Sống đức tin.

Ngày nay, người ta muốn đặt lại tất cả các vấn đề, kể cả vấn đề niềm tin Chúa Kitô Phục sinh. Bởi thế, chúng ta không cảm thấy khó chịu với tông đồ Tôma, người đã không muốn chấp nhận những người ta nói, chống lại những điều được chấp nhận theo sự lôi cuốn của đám đông. Tôma khăng khăng muốn chính mình kiểm chứng điều các tông đồ khác nói lại chính họ đã được thấy, được gặp Chúa Kitô Phục sinh. Đúng ra ông không do chính đáng để nghi ngờ nữa. Khiêm nhường một chút thì chắc hẳn ông đã dễ dàng chấp nhận rồi. Nhưng như thế thì lại thiệt cho chúng ta, mất một bằng chứng cụ thể, sống động về Chúa Kitô Phục sinh, nhất câu nói bất hủ của Chúa: “Phúc thay những người không thấy tin”.

 

Đàng khác, khiển trách Tôma kém lòng tin thì Chúa đã khiển trách với thái độ êm dịu trìu mến: “Tôma, đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Chúng ta thấy khác hẳn khi Chúa khiển trách những người Pharisêu hay các tông đồ khác. Như thế, Chúa còn thông cảm nhiều với Tôma. Tại sao? Chúa thấy những thiếu sót của Tôma: ông không chống đối để đi đến việc từ chối đức tin, nhưng khát vọng thấy hơn để tin. Bởi thế, trong thời đại chúng ta, phản chứng chăng nữa thì cũng đừng ngạc nhiên lo lắng, ngược lại, phải hy vọng, đó thái độ tìm kiếm sâu xa, dấu hiệu của lòng tin hoạt động tự do, của những người đang tìm kiếm, nhờ đó người ta khám phá ra những giá trị chân thực. Do sự tìm kiếm này người ta nhận ra được điều chính yếu của Kitô giáo đức tin. Điều chính yếuđây tin vào Đức Kitô.

 

Vậy đức tin là ? Đức tin là tiếng kêu. Thật vậy, Tin Mừng đã nói lên như thế. Khi Chúa Giêsu hiện ra đứng trước Tôma, thì ông run sợ phát ra tiếng kêu nàyLạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. phải chăng chính những lời bộc phát đó đã diễn tả điều sâu thẳm nhất nơi tâm hồn người ta? Phải chăng đótiếng nói của trái tim, của tâm hồn, khắc hẳn với sự đắn đo so nghĩ của con người để tìm những lời lẽ hợp tình hợp , trước khi muốn nói lên?

 

Những nơi khác trong Tin Mừng cũng cho thấy cảnh tương tự, như lời tuyên xưng của Phêrô. Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Thầy là ai?” Thì Phêrô đã trả lời kêu lên: “ThầyĐức Kiô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa đã xác định ngay rằng đótiếng kêu đức tin: “Phêrô, con phúc, không phải xác thịt hay máu huyết tỏ cho con biết điều đó, nhưngCha Ta trên trời”.

 

Cũng vậy, đám đông tụ họp bên Chúa Giêsu sau phép lạ hóa bánh, lúc bấy giờ Chúa nói về bánh ban sự sống, Ngài làm cho họ chưng hửng khi Ngài quả quyết: “Phải ăn thịt uống máu Ngài mới được sự sống đời đời”, nghe Chúa nói thế họ bỏ đi, còn các môn đệlại, Chúa hỏi: “Anh em muốn bỏ Thầy đi không?” Một lần nữa, tiếng kêu lại vang lên cũngtiếng kêu của Phêrô: “Chúng con sẽ theo ai, Thầy mới những lời ban sự sống đời đời”.

 

Với Martha, chị của Lagiarô, Chúa đã hỏi : “Thầysự sống lại sự sống, con tin điều đó không?” Martha trả lời: “Con tin ThầyĐức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”. Đó cũngmột tiếng kêu tuyên xưng đức tin.

 

Đức tin là một tiếng kêu, nhưng sau đó? Là nhận biết. Đối với một vật nào đó thì người tìm ra, khám phá được. Nhưng đối với một người thì người nhận biết. Đức tin là nhận biết một Đấng. Đức tin giống như tia chớp nơi một người chồng đang chờ đợi một người vợ tương lai mà anh ta đã yêu thương. Và rồi, giữa đám đông, anh đã nhận ra người anh thương yêu, chỉ có mình nàng thôi. Đấng mà đức tin nhận biết là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, và chỉ mình Ngài thôi.

 

Chúng ta tin Chúa Giêsu, chúng ta nhận biết Chúa rồi, chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải sống niềm tin đó. Sống niềm tin có nghĩa là chúng ta phải thể hiện niềm tin ấy trong đời sống. Đó là cách thẩm định đức tin của chúng ta. Bất cứ du khách nào sau một lần viếng thăm nước Mỹ, cũng đều có thể rút ra một bài học. Dù muốn dù không, du khách nào cũng phải thán phục tinh thần làm việc và óc thực dụng của người Mỹ. Người Mỹ không áp dụng chính sách hay một phát minh mới như một đồ trang sức, mà ngược lại, họ tìm cách ứng dụng vào đời sống thực tế.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tần Số Tình Yêu – Thiên Phúc (4/14/2015)
Tôma. (4/14/2015)
“tôi Nhận Ra Bạn…” – Maurice Brouard. (4/14/2015)
Tin. (2) (4/14/2015)
Tin. (4/14/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Sai Đi (4/13/2015)
Phục Sinh (4/13/2015)
Nỗi Oan Tôma - Đgm. Vũ Duy Thống. (4/13/2015)
Niềm Tin Chúa Phục Sinh – Noel Quesson. (4/13/2015)
Niềm Tin. (4/13/2015)
Tin/Bài khác
Lòng Chúa Xót Thương – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền --- (4/12/2015)
Lỡ Hẹn (4/12/2015)
Lòng Thương Xót. (4/12/2015)
Khoa Học Và Đức Tin (4/12/2015)
Hơi Thở Của Chúa – Peter Feldmeier (lm. Gb. Văn Hào Sdb, Chuyển Ngữ) (4/12/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768