Các Biệt Sủng được ban vào Chúa Nhật Kính Chúa Tình Thương và Ơn Đại Toàn Xá: Có Giống Nhau Không
Dr. Robert Stackpole, STD
Hỏi: Các biệt sủng được Chúa Giêsu hứa ban cho những ai sống sắng biệt kính ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương, và ơn đại toàn xá mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Paulô II đã ban vào Ngày Chúa Nhật kính Chúa Thương Xót cách đây mấy năm có gì khác nhau không? Chúng đều giống Hay là khác nhau
Thưa, tất nhiên là khác ạ, chúng KHÔNG giống nhau
Sự khác biệt đó có nghĩa là, một "ơn xá" là một cái gì đó được Giáo Hội ban cho các giáo hữu, coi như kẻ được giữ chìa khóa thiên quốc, với quyền được "tháo gỡ hay cầm buộc" (coi trong Mt 16:17-19). Nói cách khác, là các biệt sủng vào Ngày Chúa Nhật Kính Chúa Tình Thương, đã được Thiên Chúa trực tiếp hứa ban, qua vị thụ khải là Thánh Nữ Faustina (Nhựt ký số 699). Tuy Giáo Hội vẫn chưa chính thức thừa nhận về lời hứa đặc biệt này và cho đó là một mạc khải siêu nhiên đích thực (và không buộc các tín hữu Công Giáo phải tin như là một vấn đề thuộc về đức tin), nhưng Giáo Hội có nhiều cách khác nhau, đã nhận định rõ, lời hứa ấy không có gì vi phạm với Giáo Lý Công Giáo hết
Tóm lại, đây mới chính là những khác biệt giữa "các biệt sủng" Chúa Giêsu đã hứa ban vào ngày Chúa Nhật Kính Chúa Tình Thương, và ơn đại toàn xá được Giáo Hội ban cho những ai biệt kính Chúa Tình Thương vào Ngày Chúa Nhật Lễ Kính Chúa Thương Xót như sau:
1) Các biệt sủng mà Thiên Chúa đã hứa ban vào Ngày Chúa Nhật Kính Chúa Thương Xót chỉ hiệu lực qua việc Rước Lễ vào chính ngày đó, đối với những ai vẫn còn đang sống trong tình trạng thánh sủng (nghĩa là không mắc tội trọng), cùng với sự tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa.
Mặt khác, bất kể ơn đại toàn xá nào được Giáo Hội ban, thì bao gồm phải thực hiện một số điều kiện như: cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, xưng tội và Rước Lễ, và đặc biệt buộc phải tham gia việc đạo đức nào đó đi kèm theo việc lãnh nhận ơn đại toàn xá này (chẳng hạn như: thực hành việc sùng kính Chúa Thương Xót vào chính Ngày Lễ Kính Chúa Tình Thương.)
2) Các biệt sủng Chúa Giêsu hứa ban vào ngày Lễ Kính Chúa Tình Thương mà các linh hồn có thể được lãnh nhận, là chỉ cần linh hồn đó vẫn còn đang sống trong tình trạng thánh sủng (không vướng mắc tội trọng), nhưng vẫn còn bất toàn trong việc kính yêu Chúa, và vẫn còn bất toàn trong việc ăn năn tội cách trọn- miễn là bao lâu các linh hồn chỉ cần tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót, thì đều có dính líu đến các biệt sủng Người đã hứa ban.
Tuy nhiên, ơn đại toàn xá thì lại khác, các linh hồn chỉ có thể được lãnh nhận qua việc thực hành một số các điều kiện mà Giáo Hội đòi buộc tựa như để chứng tỏ tình yêu thuần khiết dành cho Thiên Chúa. Nếu người lãnh nhận ơn đại toàn xá không có ý ngay lành (chẳng hạn như họ lãnh nhận chỉ vì, sợ sa hỏa ngục hay luyện tội, và chê ghét mình, hoặc chỉ để khoe hay lấy le với bạn bè và người thân! Chứ không phải vì thực lòng yêu mến Chúa), thì ơn xá này chỉ còn lại là tiểu xá phần nào thôi, chứ không phải ơn Đại Toàn Xá.
3) Các biệt sủng mà Thiên Chúa hứa ban vào Ngày Chúa Nhật Lễ Kính Chúa Tình Thương chỉ có thể được lãnh cho riêng mình, qua việc Rước Lễ vào chính ngày Chúa Nhật Kính Chúa Tình Thương (như đã nói ở trên mục số 1). Tuy nhiên, ơn đại toàn xá có thể được lãnh cho mình, hoặc nhường lại cho các đẳng luyện ngục.
4) Hầu hết các biệt sủng Thiên Chúa hứa ban cho vào ngày Chúa Nhật Kính Chúa Tình Thương cũng không thua kém gì ơn thánh tẩy linh hồn được đổi mới trọn vẹn: “linh hồn hoàn toàn được tha bổng (được giảm) hình phạt”. Một phương thế ân sủng hữu hiệu như vậy chỉ có thể được lãnh nhận qua bí tích hòa giải coi như một hành động ăn năn tội cách trọn, hay một lần duy nhất trong đời qua bí tích rửa tội, vì yêu mến Chúa hết tình.
Như quý vị thấy đó, đề tài này không dễ giải thích chút nào. Tuy nhiên, quý vị có thể bấm vào đây trong cùng đề mục với trang wéb này, để tìm hiểu tường tận hơn cũng về đề tài này tại Viện Chúa Tình Thương "John Paul II Institute of Divine Mercy", trong mục tài liệu Suy về Chúa Nhật Chúa Tình Thương "Understanding Divine Mercy Sunday".
Kính Chúa Tình Thương
Ngày 12/4/2015 Sóng Biển
|