Đời sống.
Đối với những
kẻ đi theo Đức Giêsu, tác động
ngay tức khắc và dễ nhìn thấy nhất qua lời
giảng dạy của Người là thái độ của
họ với tài sản. Chúng ta nhận thấy điều
này trong bài đọc trích từ sách Công Vụ Tông Đồ.
Không ai cảm thấy cần phải giữ lại quyền
sử dụng riêng những thứ mà họ không cần,
trong khi người khác lại không có những thứ cần
thiết đó. Họ chia sẻ tài sản với
nhau. Những ai có nhiều thứ, thì
không để lại cho mình cái gì, những ai có ít, thì lại
không mong muốn gì.
Họ sống đời sống
cộng đoàn. Trước hết,
đó là một cộng đoàn của cầu nguyện và thờ
phượng. Thứ hai, đó là một
cộng đoàn của yêu thương và chăm sóc nhau.
Việc cử hành lễ nghi Bẻ Bánh
chiếm vị trí trung tâm trong cách thờ phượng của
họ đối với Thiên Chúa và cách thức phục
vụ của họ đối với nhau.
Nhóm các môn
đệ thực hiện công việc rao giảng thông
điệp. Mặc dù đôi khi họ
cũng đi rao giảng từng cá nhân, nhưng vẫn luôn
luôn có từng nhóm, từng cộng đoàn huynh đệ nhỏ
đi cùng với nhau và nâng đỡ nhau.
Ngay cả ở
mức độ nhân loại, chúng ta vẫn có một nhu cầu
sâu xa về đời sống cộng đoàn. Tình trạng cô độc là một yếu tố
đáng tiếc chủ yếu của thời đại
ngày nay. Chúng ta cần có một cộng
đoàn với tư cách là những Kitô hữu. Chúng ta cần có một hệ thống hỗ trợ,
để nâng đỡ lòng tin, niềm hy vọng và lòng yêu
mến của chúng ta. Chúng ta cần có một
cộng đoàn, hoặc một nhóm nhỏ, để có khả
năng tồn tại. Nhưng các xứ
đạo của chúng ta đã trở nên quá rộng lớn
và không ai quen biết ai.
Trong cuốn sách của mình, các cộng đoàn Kitô hữu
nhỏ, tác giả Jim O’Halloran kể lại câu chuyện
dưới đây, nói về một thiếu nữ tên là
Sylvia, xuất thân từ Nairobi.
Cô nói:
“Khi rời khỏi trường
học, tôi nói rằng mình có đức tin. Tôi sống ở khu ngoại ô của
Nairobi, và mỗi Chúa nhật, tôi đều đi bằng xe
buýt đến trung tâm thành phố, để tham dự
thánh lễ tại nhà thờ Thánh Gia. Nhưng ngôi nhà thờ
này quá rộng lớn, và hầu như tôi không quen biết
ai cả. Tôi cảm thấy cô độc.
Vào một ngày Chúa nhật, tôi trở về nhà và cảm thấy
hơi bị trầm cảm, tôi tự nhủ “Mình không có một
người bạn tinh thần nào trong cả cái thế giới
này”.
“Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, tôi đến với cộng
đoàn Kitô hữu nhỏ trong khu vực của tôi, và trở
thành một thành viên trong đó. Nhờ vậy, mọi sự
đều được thay đổi. Trong cộng
đoàn, tôi không chỉ đơn giản được
nghe nói về đức bác ái, giống như ở trong nhà
thờ, mà tôi đã thực sự cảm nếm được
hương vị ngọt ngào của sự sinh hoạt bên
nhau nữa. Và dần dần, tôi được phát triển
về đường thiêng liêng, kết thân với những
người bạn tốt, và có thể tham gia vào công việc
dành cho khu vực tôi ở. Tôi đã được triển
nở với tư cách là một con người. Tôi không
còn là một thiếu nữ đi một mình đến
Nairobi, bị mất hút trong một ngôi nhà thờ rộng lớn,
và trở về nhà trong tâm trạng buồn bã nữa”.
Ở
đây, chúng ta nhận thấy những thành quả của
đời sống cộng đoàn, của sự liên kết,
chia sẻ, sinh hoạt bên nhau. Thiên Chúa
không muốn chúng ta sinh hoạt một mình. Như vậy, chúng ta đừng e ngại trong việc
hòa mình vào một cộng đoàn nâng đỡ nhau. Có
lẽ chúng ta cần có một hệ thống các nhóm nhỏ
cùng nhau chia sẻ lòng tin, trong đó, người ta có thể
có được cảm giác về đời sống cộng
đoàn và tình bạn đồng hành bên nhau. Những
nhóm này sẽ được nối kết với các giáo xứ.
Giáo xứ cần có những nhóm nhỏ,
như là chất men, để giữ cho giáo xứ không bị
tù hãm. Các nhóm nhỏ cần đến
giáo xứ, để giữ cho các nhóm đó không bị trở
nên hạn hẹp, và chỉ biết nhìn vào nội bộ của
mình mà thôi. Một trong những khuyết
điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự
tách rời khỏi các tông đồ khác, nghĩa là khỏi
đời sống cộng đoàn. Trong
tâm trạng hoài nghi và đau khổ, ông tự cô lập
chính mình. Chỉ đến khi tham gia trở
lại với cộng đoàn, thì ông mới được
gặp gỡ Đức Giêsu sống lại, và nhờ
đó, ông đã tìm lại được lòng tin.
Trong thế giới ngày
nay, để trở thành một kẻ tin, hoặc chỉ
là một người có đời sống thiêng liêng mà
thôi, có thể là một công việc cô độc. Với sự trợ giúp của cộng đoàn,
chúng ta có khả năng giải quyết được những
hoài nghi, và duy trì được lòng tin của mình. Cộng đoàn là một phần thiết yếu
của việc làm chứng cho Kitô giáo.
|