Đấng Phục Sinh
Một cậu bé hỏi
mẹ về đứa em mới chết hiện đang ở
đâu. Người mẹ đáp: Em con đang ở trên
thiên đàng với Chúa Giêsu. Mấy ngày sau, bà mẹ nói chuyện
với bạn bè tỏ ý đau buồn khi nhắc đến
đứa con mới mất. Bé ngạc nhiên hỏi mẹ:
Khi mẹ mất vật gì, tức là mẹ không biết nó
đang ở đâu phải không mẹ? Bà mẹ đáp: Phải.
Bé hỏi tiếp: Mẹ biết em con đang ở với
Chúa, sao mẹ lại nói là em con đã mất? Bà mẹ chợt
tỉnh, không còn đau buồn nữa, mà ý thức con mình
đang vui hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Thánh Phaolô quả quyết: "Nếu Chúa Kitô không sống
lại thì niềm tin của chúng ta là điều vô ích,
chúng ta là những người khờ dại nhất vì
chúng ta tin tưởng vào một điều hão huyền".
Có bao nhiêu bậc vĩ nhân của thế
giới đã từng chết cho hoà bình. Có bao
nhiêu con người đã sống, đã chết và để
lại cho nhân loại một gương mẫu hay một
giáo thuyết cao cả hướng dẫn cuộc sống
con người. Tuy nhiên trong lịch sử nhân loại,
chưa từng có một bậc vĩ nhân hay một thánh hiền
nào được tuyên xưng là đã sống lại, duy
chỉ có một mình Chúa Giêsu là được các tín hữu
tin nhận và tuyên xưng Đấng Phục Sinh. Nếu
Chúa Giêsu không sống lại thì cái chết của Ngài, dù có
một giá trị cao cả đến đâu, thì cũng chỉ
là một cái chết trong muôn ngàn cái chết của loài
người, nghĩa là không hề có giá trị cứu rỗi.
Vậy đâu là ý nghĩa của biến cố
Phục sinh?
Phục sinh không có nghĩa là hồi sinh trở về
đời sống cũ, giống như trường hợp
cậu con trai bà goá thành Naim, em bé gái 12 tuổi, và đặc
biệt là ông Ladarô đã chết 4 ngày được Chúa
Giêsu cho sống lại. Cả ba trường
hợp này, người chết đều sống lại,
nhưng đó chỉ là trở lại với đời sống
cũ. Có nghĩa là một ngày nào đó họ cũng
phải theo cái số phận chung của
loài người là trở về với bụi đất.
Họ vẫn còn nằm dưới quyền
của sự chết.
Trường hợp của Chúa
Giêsu hoàn toàn khác hẳn. Quả thực, Ngài đã chết, nhưng khi nói rằng
Ngài Phục sinh, có nghĩa là Ngài hoàn toàn chiến thắng sự
chết, Ngài không sống lại một thời gian để
rồi lại chết. Sống lại đối với
Chúa Giêsu có nghĩa là mặc lấy sự sống sung mãn mới
mẻ đến độ sự chết không còn chi phối
nữa, cũng không một định luật tự nhiên
nào có thể ảnh hưởng được Ngài: Ngài
đến với các môn đệ khi cửa đóng kín,
Ngài chuyện vãn với họ, ăn uống với họ,
nhiều người trong họ sờ được Ngài
như một người đang sống chứ không phải
như một bóng ma. Đó là tình trạng
đích thực của sự sống lại mà một số
môn đệ của Chúa Giêsu đã cảm nghiệm
được mỗi lần Ngài hiện ra với họ.
Là những chứng nhân của
Đấng Phục sinh, các môn đệ Đức Giêsu
đã ra đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng
của Ngài. Tin Mừng
ấy là: "Ai tin nhận Đức Giêsu, tuyên xưng Ngài
là Chúa và sống theo giáo huấn của
Ngài, người đó cũng sẽ được phục
sinh như Ngài". Họ không thể là một
nhóm người lừa bịp bởi vì không một kẻ
lừa bịp nào chịu lấy mạng sống của
mình đeể làm chứng cho điều mình rao giảng.
Qua 2000 năm, không biết bao nhiêu sợi dây
được nối kết bằng máu và bằng những
cuộc sống phi thường của các tín hữu Kitô ở
mọi nơi và trong mọi lúc. Ngày nay tất
cả mọi tín hữu trên khắp thế giới đều
được liên kết bởi cùng một niềm tin,
đó là sự Phục sinh của Đức Giêsu Kitô.
Nói đến niềm tin là nói
đến một cái gì mà khoa học không thể kiểm chứng
được. Sự Phục sinh của Đức Giêsu quả
thật không thuộc trật tự khả giác.
Người ta không thể dùng bất cứ tiêu chuẩn
khoa học nào để kiểm chứng niềm tin ấy.
Hai ngàn năm qua, các tín hữu Kitô tin chắc rằng với
không biết bao nhiêu sóng gió đã xảy ra cho Giáo Hội, nếu
Đấng Phục sinh không hiện diện trong Giáo Hội
của Ngài, thì Giáo Hội không thể nào tồn tại cho
đến ngày nay. Nếu giờ đây các tín hữu Việt
Nam cố gắng sống thánh thiện, tốt lành, chịu
đựng mọi thứ bách hại là bởi vì họ thực
sự có Đấng Phục sinh đang sống trong họ
và ở với họ. Nếu giữa những mất mát
thương đau của cuộc sống họ vẫn
đứng vững được là bởi vì họ tin
vào sự Phục sinh mà họ cũng sẽ được
tham dự vào trong ngày sau hết. Chính niềm tin ấy mang
lại ý nghĩa cho cuộc sống, hướng dẫn
các Kitô hữu bước qua tăm tối và giúp cho họ
sống vui tươi, can đảm và kiên nhẫn trong mọi
nghịch cảnh.
|