Sư bà trở về Công giáo
Cha Giuse Bùi Văn Nho, cha sở họ Jeanne d’ Arc ngã sáu, Chợ lớn thuật lại như sau:
Một đêm thanh vắng mọi người đang an giấc, thành phố ngủ yên, bỗng chuông điện thoại reo vang. Tôi cầm ống nghe.
- Đây, bệnh viện Hồng Bàng, xin mời Cha đến ngay, có một sư bà muốn xưng tội.
Tôi ngạc nhiên đáp:
-Sư Bà thì làm sao xưng tội được! Nếu bà muốn theo đạo, thì phải dạy giáo lý cần thiết cho bà rồi rửa tội ngay đi cho bà.
-Thưa Cha, bà sư này là người Công giáo, xin mời cha đến ngay, bà đang trong tình trạng hiểm nguy vì thổ huyết quá nhiều!
Bà phước coi bệnh viện xác nhận với tôi như thế trong điện thoại. Tôi chạy ngay đến bệnh viện, thấy sư bà nằm liệt giường, không thể nói được. Tôi chỉ hỏi vắn tắt mấy câu để biết rõ có phải là Công giáo không?
-Tên thánh bổn mạng của bà là gì?
-Maria Anna.
Câu trả lời của sư bà đủ cho tôi ban các phép vì không thể hỏi thêm được nữa. Tôi giúp bà thống hối tội lỗi, rồi ban phép giải tội và các phép cho bà. Ra khỏi trại, tôi dặn bà phước:
-Tình trạng bà quá nặng, tôi phải ban các phép sau hết cho bà. Nếu mai mốt sư bà tỉnh lại, dì phải cho tôi hay để tôi bổ khuyết cho bà.
Qua bốn hôm, bà phước cho tôi hay, sư bà tỉnh lại, tôi liền đến và trước khi xưng tội, tôi bảo sư bà cho biết lý lịch.
- Thưa cha, quê con ở Cái Nhum, Chợ Lách, thuộc giáo xứ cha P. Thắng. Con bấy giờ là trưởng hội hát trong xứ và là đoàn viên của đoàn con Đức Mẹ. Khi lên 20 tuổi có một thanh niên ở Sàigòn quen biết con, xin cưới. Hai gia đình đồng ý và đã làm lễ hỏi. Đến ngày hẹn cưới, vị hôn phu con xin hoãn lại ba tháng để thi lấy bằng thành chung. Anh về Sàigòn và dặn con an tâm chờ đợi. Ba tháng, bốn tháng rồi một năm rưỡi qua đi mà bặt tin tức. Con buồn rầu xấu hổ, nhất quyết lên Sàigòn tìm kiếm, mặc dầu cha mẹ và cha sở can ngăn không cho. Ăn cắp ít tiền của cha mẹ, con trốn lên Sàigòn bơ vơ như gà lạc mẹ, tìm được nhà một chị bạn đồng hương để trọ, ngày nào cũng đi dò la tin tức mà không gặp tông tích người xưa. Một hôm con đi dự thánh lễ tại nhà thờ Huyện-sĩ, tình cờ trông thấy vị hôn phu của con, mà anh ta không trông thấy con. Lễ xong con đi theo dõi về tận nhà anh ta, mới biết rõ anh có vợ và một con. Con bủn rủn tay chân, tâm hồn hồi hộp xao xuyến như muốn té xỉu! Rồi con buồn bã đi lang thang không biết xử trí thế nào? Về nhà thì xấu hổ với chị em bạn, lại sợ cha sở và cha mẹ quở mắng. Sống lây lất ở Sàigòn được bốn tháng, tiền hết, thất nghiệp, thất tình, con vào Chợ lớn tìm việc, bị mưa lớn, con liền trú mưa tại một ngôi chùa. Mưa kéo dài mãi tới tối, con đành ở lại chùa ngủ đêm. Sáng hôm sau, không biết vì sao mà cứ nân na ở lại không muốn ra. Nhà sư trụ trì chùa, thương hại cho con ăn cơm bốn năm ngày liền. Một hôm nhà sư đề nghị với con muốn tu chùa, sẽ giới thiệu ra Huế, vì thấy con sắc sảo, thông minh, lại tiếng hát hay (vì trong mấy ngày buồn, con thường hát nho nhỏ cho khuây). Bỗng nhiên con đồng ý và nhà sư đã biên giấy giới thiệu và cho cả tiền lộ phí nữa. Ra Huế, tu được 20 năm, đã được giấy chứng chỉ của Đức Bảo Đại, nhận là bậc chân tu. Con được lệnh vô Sàigòn lập chùa của nữ vì trong nam chưa có. Nhưng vì vào đây được ít lâu, con bị bệnh lao phải nằm nhà thương sáu tháng rồi. Mỗi lần con thấy cha vào thăm bệnh, đi qua giường con, con muốn nói mà không mở miệng nói ra lời, chỉ cúi đầu chào. Hôm con bị thổ huyết, mới đánh bạo nói thật với bà phước, nhờ bà rước cha đến… Bà sư sống thêm hai tuần nữa rồi qua đời khi đã hoàn toàn trở về với Chúa. Bà vừa tắt thở, có sự rắc rối xẩy ra: một nhà sư đến trách tôi đã cướp mất sư bà của họ. Thiếu chi người khác sao cha không dụ dỗ theo đạo mà cha lại dụ dỗ người của chúng tôi? Tôi giải thích mấy, ông cũng không bằng lòng, nhất là khi nói sư bà trước là người Công giáo, ông càng thắc mắc hơn, không tin. Sau cùng tôi để bên nhà chùa tự do làm lễ an táng theo nghi lễ Phật Giáo. Sư ông vui vẻ đồng ý. Nhưng hai giờ sau, nhà sư lại đổi ý kiến trái ngược lại và nói như sau:
Chúng tôi xin nhường sự an táng bà này cho bên Công giáo.
Tôi ngạc nhiên vì sự thay đổi mau chóng đó, thì được nhà sư giải thích:
-Trong khi chúng tôi thay đổi xiêm áo cho bà, đã nhận ra trong bóp của bà một lá thư nói rõ quê quán, tên thật và tên cha mẹ, và xin tin cho cha mẹ hay đã chịu các Bí tích cuối cùng trước khi chết. Bà còn thêm: Tôi muốn được chôn cất theo nghi lễ Công giáo. Vì thế chúng tôi xin nhường lại cho bên Công giáo và chỉ tiễn chân bà tới huyệt. Đám tang có rất đông sư đi đưa và chỉ có tôi là linh mục.
Sau khi tôi nghe nhà sư nói, tôi chạy đến bệnh viện nhờ bà phước lo liệu mọi việc theo lễ nghi Công giáo, thì bà phước trao cho tôi cái bóp của bà, tôi liền xem xét thì thấy ở một ngăn có một mẫu ảnh thay áo Đức Bà Núi Carmêlô. Tôi tin chắc, nhờ ảnh này, bà sư đã được ơn trở lại.
(Những Trang Sử Đẫm Mồ Hôi Của Họ Chợ Lớn, VN, tr. 94-100)
A Buddhist nun came back to Catholicism
Father Joseph Bui Van Nho, is a Pastor of the Church Jeanne d’Arc, in Cholon, Vietnam . He related a true story as follows:
I heard the telephone ringing in the middle of the night. I picked up the phone and heard a voice say:
-This is the Hong Bang’s Hospital. Father, please come over right away. We have a Buddhist nun here who wants to go to Confession. Very surprised I said:
-How can a Buddhist nun go to Confession? If she wants to become a Catholic, she has to learn what the Church teaches, accept the teaching and be baptized.
-Father, this Buddhist nun is a Catholic. Please come over right away. She is in a very dangerous condition. She is vomiting blood. The Sister of Mercy who supervises the hospital confirms these facts. I hurry to the Hospital. I see a Buddhist nun bedridden, she cannot say anything. I ask her a question to make sure she is Catholic.
-What is your saint name? -Maria Anna. The answer of Buddhist nun was enough for me, because she cannot say anything more. I gave her all the necessary Sacraments. Before I left the Hospital, I said to the Catholic nun: "Tomorrow or after, if the Buddhist nun regains consciousness please let me know." After four days, the Catholic let me know that the Buddhist nun had regained consciousness. I came to meet her. Before I heard her confession, I asked her to tell me about herself. She said:
"Father, my village is Cai Nhum, Cholach, belonging to the Father Thang’s parish. When I lived there I was a leader of the church choir and I also was a member of the Children of the Blessed Mary.
When I was 20 years old, I met a man from Saigon, and this man wanted to marry me. Both families agreed that we could be betrothed. But before the wedding ceremony, he told me to wait for him three months while he got a diploma of secondary education. He went back to Saigon and told me to wait for him with peace of mind. But three months, four months and a year and half went by, and I did not hear any news from him. I was so sad and ashamed, and I wanted to go to Saigon to look for him, although my parents and the Pastor said no and prevented me. I stole some money from my parents and went to Saigon, as alone as a chic without its mother hen. I found a friend from my village and I stayed with her. Every day, I walked everywhere to find him, my fiancé, but I could discover nothing. One day, I went to the Huyensi Church, I saw my fiancé but he did not see me. After Mass, I followed him to his home, and I found that he already had a wife and a child. I felt my hands and legs flagging, my soul was fluttering with excitement, I was so stirred I almost fainted. Then I wandered; I didn’t know what to do. I was ashamed to go home and see my friends in the village, and I also was afraid of the Pastor and of my parents reprimand. I lived in Saigon about 4 months. I ran out of money, I had no job, I was disappointed in love. I went to Cholon to look for a job. It was raining hard when I got there; I went to the Buddhist Temple. It rained until dark; I had to stay in the Buddhist Temple and sleep there. In the morning, I did not want to leave. The Buddhist monk watching over the Temple gave me food and a place to sleep at the Buddhist Temple for 4 or 5 days. One day, the Buddhist monk suggested to me, that if I wanted to become a Buddhist nun, he would introduce me to the
Buddhist Temple in Hue, because he saw that I was keen, intelligent and had a good voice. (Because some days, when I felt sad, I would sing a little to feel better). I agreed and the Buddhist monk wrote the note of introduction and gave me some money for my travelling expenses. I lived in Hue and I was a monk for 20 years. I received a certificate from King Bao Dai, that I was a devout person. I was ordered to go to the South Vietnam to establish a Buddhist Temple for nuns, because at that time South Vietnam did not have one. But I was not here very long when I contracted tuberculosis. I have already stayed in this Hospital six months.
Every time I saw a priest visiting the sick, and the priest passed by my bed, I wanted to say something, but I could not open my mouth, I only nodded my head. When I began to vomit a lot of blood, I risked calling a Catholic nun and I told her the truth, and asked her to call a Priest for me.” The Buddhist nun died two weeks later. When she passed away, a Buddhist monk accused me of proselytizing. He said, "Why do you try to convert my people when you could convert so many others instead?" I explained that she was Catholic, but he was even more upset and did not believe me. The Buddhist monk was happy that I agreed to let her be buried according to the Buddhist traditions. Two hours later, the Buddhist monk changed his mind and said, "We will allow this Buddhist nun to be buried by Catholics." I was surprised at the sudden change. The Buddhist monk explained: “We were changing her clothes, and we found a letter in her wallet. This letter had her native village, her real name, her parent's names. It also stated that she wanted her parents to know that she had received all the Sacraments before she died. And she wanted to be buried according to Catholic tradition. So we yield to these wishes and the Catholic burial, we only wish to accompany her to her burial vault.” After I heard this, I went to the hospital and asked the Catholic nun there to bury her according to Catholic custom. The nun gave me the handbag of the one who had died. In it I found a medal of the Blessed Mother of Mt. Carmel. I believe it was because of this metal that she had the happiness to come back to the Catholic Faith. There were many Buddhists at the funeral, I was the only Catholic.
(Những Trang Sử Đẫm Mồ Hôi Của Họ Chợ Lớn, VN, tr. 94-100 ) NguyenHyVong
|