Giờ của
Chúa.
Từ đầu
mùa Chay cho đến giờ, chúng ta đã chuẩn
bị tham dự vào biến
cố quan trọng nhất của lịch sử nhân loại. Hôm nay chúng ta nghe
Chúa Giêsu loan báo về những
gì sắp xảy đến, nhưng thay vì mở ra
một cảnh tượng hùng vĩ thì Ngài
lại tỏ lộ chính những tâm tình thầm kín nhất của Ngài.
Thực vậy
sau khi Chúa
Giêsu vinh hiển tiến vào thành Giêrusalem,
thì có mấy
người Hy Lạp đến tìm Philipphê và
nhờ ông giới thiệu mình với Chúa Giêsu. Lúc đầu có
lẽ Philipphê cảm thấy hơi ngại ngùng, nhưng sau đó cũng
đã dẫn họ đến với Chúa Giêsu. Lạ thay, Ngài không tỏ ra chấp nhận
hay từ chối họ, nhưng lại mạc khải cho họ một điều khác. Và chính trong sự
mạc khải này, Ngài đã
cho biết những tâm tình thầm kín của Ngài.
Ngài nói: Đã đến giờ Con Người được vinh quang.
Giờ mà Ngài đã tiên
báo lần đầu tiên, khi xuất hiện trước quần chúng tại tiệc cưới Cana. Giờ mà Ngài vẫn mong chờ trong suốt ba năm
giảng dạy.
Chính vì thế, bây
giờ không còn phải là lúc tiếp
nhận hay từ chối những người Hy Lạp, nhưng là lúc phải
hoàn thành sứ mạng cao cả và
phổ quát của Ngài.
Tuy là giờ
vinh quang, là giờ Ngài
hằng mong đợi, nhưng điều lạ là Chúa Giêsu
nói tới giờ đó không phải với một giọng điệu nao nức, nhưng trái lại, hình như đượm vẻ lo âu. Ngài biết rõ con đường nào mình sẽ
phải đi qua đến tiến tới vinh quang. Như hạt lúa phải mục nát đi, thì
mới trổ sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự
sống mình thì sẽ mất,
còn ai ghét
sự sống mình, thì sẽ
được sống
đời đời.
Qua đó, Ngài muốn nói với chúng ta rằng: Điều kiện để tiến tới vinh quang là phải
chấp nhận thập giá.
Thế nhưng
kinh nghiệm cho chúng ta
thấy, thập giá không phải
là một cái gì thơ
mộng, ngọt ngào, nhưng là một cái
gì cay đắng ê chề. Chính Chúa Giêsu
cũng đã từng hoang mang và run sợ,
nên Ngài đã lên tiếng
cầu nguyện: Lạy Cha xin cất chén đắng này cho con. Đồng thời Ngài còn thêm: Nhưng
không theo
ý Con, một theo ý Cha
mà thôi. Nơi khác Ngài
cũng đã thốt lên: Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này, nhưng cũng chính vì giờ
này mà Con đã đến.
Đó là một
sự chấp nhận thật can đảm. Lời cầu nguyện của Ngài vừa là một
tiếng xin vâng, vừa là một tâm
tình phó thác cho Chúa
Cha, Đấng sẽ
biến cái chết của Ngài thành sự
phục sinh vinh quang. Còn chúng
ta thì sao?
Chúng ta có biết bước
vào con đường
mà Chúa đã
đi qua hay không? Bởi vì có trải
qua đau khồ thập giá thì chúng ta
mới tiến đến vinh quang phục sinh.
|