Mất và
được
Ít có phong cảnh nào đẹp cho
bằng cảnh một cánh đồng tràn ngập
những thân cây lúa mì non. Khi
nhìn ngắm những thân cây đó đong đưa
trước gió, và nhảy múa dưới ánh nắng,
đem lại cho tâm hồn chúng ta một niềm vui. Nhưng quá trình những thân cây này tồn tại
được thật là lạ lùng.
Ngoài ra phải chôn hạt
lúa mì vào lòng đất lạnh ẩm ướt, giống
như trong một ngôi mộ vậy. Thế rồi nó phải
chết đi. Nếu nó không chết
đi thì nó sẽ không mang lại sự sống mới nào.
Nhưng khi nó chết đi, thì từ ngôi
mộ của hạt giống cũ, nụ chồi của
một cây lúa mì mới đâm ra một cách lạ lùng.
Đó là một nghịch lý đáng ngạc
nhiên – sự xuất phát từ cái chết.
Giống như hạt lúa mì phải
chết đi để mang lại hoa quả, cũng
vậy, nếu chúng ta muốn sống một cách trọn
vẹn, mang lại kết quả, và nhận ra
được tiềm năng đầy đủ
của mình, trong tư cách là con người, và là con cái Thiên
Chúa, thì chúng ta phải chết đi cho bản thân mình.
Sự chết là một
phần của sự sống. Chúng ta được sinh ra để
rồi chết đi, chính khi chết đi, chúng ta mới
có thể được sống trọn vẹn hơn.
Chúng ta được sinh ra để rồi
chết đi mỗi ngày một chút cho tính ích kỷ,
giả vờ, và tội lỗi. Mỗi lần chúng ta
trải qua một giai đoạn cuộc đời,
để rồi chuyển sang một giai đoạn khác,
thì có điều gì đó nơi chúng ta chết đi, và
một điều gì đó mới mẻ được
sinh ra. Chúng ta cảm nếm được cái chết trong
những giây phút cô đơn, bị khước từ,
đau khổ, thất vọng và thất bại. Chúng ta đang chết dần, trước
thời hạn phải chết của mình, khi chúng ta
sống trong sự cay đắng, hận thù, và cô lập.
Mỗi ngày, chúng ta đều đang tạo
ra cái chết cho riêng mình, bằng lối sống của
chúng ta.
Khi Đức Giêsu nói “Ai
yêu mạng sống mình thì sẽ mất, ai ghét mạng
sống mình ở thế gian này, thì sẽ giữ
được nó”, thì Người không bảo chúng ta
phải ghét năm tháng mình, hoặc cuộc sống của
mình. Chúng ta
phải học biết yêu biết chính mình. Thiên Chúa muốn chúng ta biết thương xót
bản thân. Không ai có thể yêu mến
chúng ta được, nếu chúng ta không biết yêu
mến chính mình. Chúng ta sẽ không có khả năng yêu
mến bất cứ ai khác, trừ phi chúng ta biết yêu
mến con người của mình. Tất nhiên, chúng ta
phải phân biệt giữa tình yêu chính đáng đối
với bản thân, và thói ích kỷ.
Quên mình, vượt lên trên
bản thân mình – điều đó có nghĩa là đánh
mất, là khước từ, là chết đi cho chính mình. Chính khi biết quên mình, thì chúng ta
mới được tự do nhất và hạnh phúc
nhất. Chính khi ra khỏi con người của mình,
tự cống hiến bản thân vì những lý do bên ngoài
mình, thì chúng ta mới phát triển và mang lại hiệu
quả. Chúng ta có thể được
sống lâu hơn, nếu chúng ta coi mọi sự là
thoải mái, nếu chúng ta biết tiết kiệm cuộc
sống. Chúng ta sẽ tồn tại lâu
hơn. Nhưng liệu chúng ta sẽ
được sống lâu hơn chăng?
Thật là một thế giới nghèo
nàn, nếu mọi người đều coi sự an toàn bản thân, được che chở,
tiến thân một cách ích kỷ là yếu tố
đầu tiên và sau cùng, nghĩa là không có ai được
chuẩn bị để vượt ra ngoài bản thân
mình. Luôn luôn do con người đã được
chuẩn bị để chết đi cho sở thích cá
nhân, nên những điều quí giá nhất mà nhân loại
được sở hữu đã được sinh ra.
Đức Giêsu đã
đem đến cho chúng ta một gương mẫu. Người trao tặng
cuộc sống của Người, để phục
vụ Cha của Người trên trời và cả chúng ta
nữa. Nhưng Người không hề
cảm thấy đó là điều dễ dàng. Khi giờ chết thực sự đến, tâm
hồn Người tràn đầy nỗi sợ hãi.
Cuộc sống của
Đức Giêsu không tách biệt khỏi Người. Người trao tặng
nó đi – trao tặng nó vì tình yêu đối với Thiên Chúa
và đối với chúng ta. Tình yêu chính là chấp
nhận rằng con người mình có thể chết đi
bằng một cái chết khác, trước khi người
ta thực sự chết đi. Con đường yêu
mến là con đường thánh giá, nhưng chính con
đường thánh giá lại đưa đến sự
sống lại.
Nhưng ai chết đi
cho bản thân mình, thì sẽ nhận thấy giây phút
thực sự được chết thật là dễ
dàng. Giờ
chết sẽ trở thành một giờ phút vinh quang.
Chính khi chết đi, chúng ta được
sinh ra trong cuộc sống đời đời.
|