Đón
nhận ánh sáng – Peter Feldmeier
(Lm.
GB. Văn Hào SDB, chuyển ngữ)
“Thiên Chúa yêu trần gian đến
độ trao ban chính con một yêu dấu của Ngài” (Ga 3,16)
Có một
đội bóng rổ khá nổi tiếng ở Denver Hoa
Kỳ đã chọn câu Kinh thánh Ga 3,16
để quảng bá thương hiệu cho mình. Cầu thủ Tim Tebow còn cho xăm câu Kinh thánh
đó trên khuôn mặt, sát dưới đôi mắt của
anh ta. Đây là câu Kinh thánh được
trích dẫn trong bài Tin mừng hôm nay: “Thiên Chúa yêu thế
gian đến nỗi đã ban con một, để ai tin
vào con của Người thì không phải chết, nhưng
được sống muôn đời”. Đó là lời
huấn dụ Đức Giêsu ngỏ trao cho Nicôđêmô, khi
Ngài khải thị về ánh sáng: “Ánh sáng đã đến
trong thế gian” (3,19).
Ngài còn chỉ dẫn cho
ông biết, là người ta phải được sinh ra
từ trên cao. Nicôđêmô lắc đầu không hiểu. Ngài hướng dẫn tiếp, là con người
phải được tái sinh bởi nước và Thần
khí. Lại một lần nữa,
Nicôđêmô ngơ ngác chẳng hiểu tý nào.
Làm sao Nicôđêmô, và ngay
cả chúng ta, có thể hiểu và thoát ra khỏi bóng
tối? Trong đáp án
cuối cùng, Đức Giêsu đã nói cho Nicôđêmô: “ Như Môsê đã giương cao con rắn
đồng trong sa mạc, Con Người cũng sẽ
phải bị treo thân như vậy, để những ai
tin vào Ngài sẽ có được sự sống
đời đời”. Sau này, như được
nhắc đến trong Tin mừng Gioan, Đức Giêsu
tiếp tục giải trình: “Khi các ông treo Con Người
lên, các ông sẽ biết Tôi Hằng Hữu (8,28)”,
và Ngài tiếp tục vén mở sứ mạng cứu
thế của Ngài: “ Khi tôi được giương cao
khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi
người lên với tôi” (12,32). Ở
đây, Đức Giêsu nói về Thập giá của Ngài
như là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa và là biểu
tượng ơn cứu rỗi cho mọi người.
Nhưng điều gì khiến
Thập giá minh thị sự hiện diện thần linh
của Thiên Chúa và lôi cuốn chúng ta? Nguyên do nào để khi chúng ta nhìn lên
Thập giá, chúng ta được cứu chữa?
Đối với Đức Giêsu, Thập giá chính là
“Giờ” và “Vinh quang” của Ngài” (Ga 13,23;
17,1). Thập giá là sự diễn bày sâu sa
nhất tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. “Thiên
Chúa yêu thế gian đến độ trao ban chính con
một của Ngài”. Đức Giêsu đã tự hiến
thân, đã dâng trao cho chúng ta trọn vẹn, và trên Thập
giá Ngài biểu tỏ ánh sáng của tình yêu linh thánh Thiên Chúa
ban trao cho con người. Ánh sáng và vinh quang ở đây
chính là hành vi tự hiến, tự
biến mình ra hư không. Ngài trở nên quà tặng vô giá
để ban trao cho ta. Đấng Cứu
thế trên Thập giá đã bày tỏtình yêu thâm sâu tuyệt
vời nhất, và lôi kéo chúng ta đến với Ngài.
Nhưng chúng ta phải làm gì để đáp
lại tình yêu đó?
Tin mừng hôm nay vạch dẫn cho chúng
ta một phương thức: Đó là Tin vào Ngài. Tin vào Thiên Chúa và Tin vào tình yêu của Thiên Chúa là câu
trả lời duy nhất. Nhưng tin
ở đây không phải là một hành động suy lý.
Những lý lẽ thần học khiến
đầu óc chúng ta dễ chấp nhận và khẳng
quyết “Đức Giêsu là Chúa”. Nhưng
đây không phải là thái độ của Đức tin.
Ngay cả ma quỷ cũng chấp nhận sự thật
về uy quyền của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu và
chúng run sợ trước uy quyền đó (Giacôbê 2,19). Đức tin mà Chúa Giêsu mời gọi,
thách đố chúng ta một cách thẳng thắn, đó là
“Tin Vào” (Pisteu) Ngài. Đây là một tư thế nội tâm,
một hành trình tiến sâu vào trong qũy đạo tình yêu
của Thiên Chúa và phó thác trọn vẹn cho Ngài: “Thầy
ở đâu, kẻ phục vụ thầy cũng sẽ
ở đó (Ga 12,26)”.
Trong Tin mừng Gioan, Thánh sử nêu
bật hai chủ đề chính “Tin” và “ Yêu”.
Hai phạm trù này không thể tách rời nhau.
“Tin” là đi vào quỹ đạo của
Đức Giêsu, đón nhận quà tặng vô giá nơi Ngài,
hiểu biết Ngài và sống sung mãn tình yêu trong Ngài. “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy
cũng yêu mến anh em. Hãy ở lại trong tình yêu
của Thầy(15,9)”. Ngài còn dặn dò các
môn sinh: “ Như Thầy yêu thương
anh em, anh em cũng hãy yêu thương nhau (13,34)”.
Bạn đã từng trao
tặng ai một món quà gì hay chưa, không phải chỉ là
món quà vật chất, nhưng quý giá hơn, là chính món quà
tinh thần? Ví dụ, có
ai xúc pham đến bạn, bạn tha thứ cho họ, tha
thứ vô điều kiện và tha thứ hoàn toàn,tận sâu từ trong đáy lòng? Có bao giờ bạn đã cho đi, cho đi chính
con người của bạn, đến độ quên
đi chính mình? Có bao giờ bạn để cho tình
yêu linh thánh chiếm ngự tâm hồn,khiến
bạn không còn nghĩ gì tới mình nữa, và hoàn toàn
để tình yêu ấy chiếm đoạt? Bạn
đã từng làm như thế chưa? Khi
bạn đã trải nghiệm việc thực hành như
vậy, thì quả thật, bạn đang chạm
đến mầu nhiệm Thập giá.
Thập giá là biểu
tượng tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa. Ai nhìn lên Thập giá và tin
vào Ngài sẽ có sự sống đời đời.
Chúng ta hãy học nơi thái độ đức tin của
Nicôđêmô. Sau khi được Chúa khải
thị về vinh quang Thập giá, ông đã tin. Từ
một người biệt phái, ông đã trở nên môn
đệ, và ông đã liều lĩnh giang rộng vòng tay để ôm đón xác Chúa từ trên cao
Thập giá, đem đi chôn cất. Dưới
chân Thập giá, Nicôđêmô đã diễn bày đức tin
của mình.
|