Uy quyền Đấng Thiên Sai –
Cố Lm. Hồng Phúc
Chúng ta thường gọi 10 giới răn là căn
bản lề luật Thiên Chúa. Người Do
thái gọi đó là “Thập điều” (Decalogue) của
Thiên Chúa nói lên ý muốn cứu độ của Ngài. Mười lời đó không phải bản tuyên
xưng đức tin, một bản tóm lược luân lý,
nhưng là những lời nhắn nhủ của Chúa gửi
đến con cái của Ngài. Trong mùa Chay,
chúng ta hãy đến dưới chân núi Sinai, như ngày
xưa dân Israel tập họp
dưới núi thánh, để nghe lời thân mật
của Chúa. Chúa nói
như Cha nói với con, Cha khuyên bảo con. Tất cả
Thập điều đều tóm tắt trong một câu và
phải được khắc ghi vào tâm khảm mỗi
người: “Ngươi hãy thương yêu”. Hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.
Tình thương đó, khi Chúa Giêsu
đến, Ngài đã tỏ ra một cách cực độ
khi chịu đóng đinh trên thập giá. Phaolô gọi đó
“là cớ vấp phạm cho người Do thái, một sự
điên rồ cho người ngoại giáo”. Làm sao hiểu được tình thương
của Thiên Chúa? Yêu đến bỏ
trời xuống thế, yêu đến chết trên thập
giá để đền tội chúng ta.
Thiên Chúa đã cứu rỗi chúng
ta bằng phương cách chúng ta không thể hiểu
nổi.
Trong khi có người tự cho là
thông thái như dân Hy lạp dùng lý luận để tự
cứu vãn, trong khi người Do thái tự cho là có thể
dùng chay giới, giữ luật lệ để vào thiên
đàng thì Thiên Chúa dùng tình thương và tình thương
đến điên dại như Phaolô suy tưởng.
Tình yêu Chúa Cha nung nấu tâm can của Chúa Giêsu và
bộc lộ ra bên ngoài hôm nay bằng một cử chỉ
táo bạo mà Gioan đã chứng kiến và tường
thuật lại. Đó là việc Chúa xua đuổi con buôn
bán ra khỏi đền thờ. Lễ vượt qua
của dân Do thái gần đến, Chúa Giêsu lên đền
thờ. Ngài thấy trước mắt trong
khuôn viên đền thờ Cha Ngài, diễn ra một
cảnh hỗn loạn không thể chịu
được. Người ta bày bán
chiên bò. Người ta mở bàn
đổi tiền bạc. Ngài chắp giây thừng
làm roi, hất tung bàn ghế và đánh
đuổi tất cả ra khỏi đền thờ. Ánh
mắt Ngài chiếu sáng và miệng Ngài hô to: “Hãy đem
những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm
nhà Cha Ta thành nơi buôn bán.”
Ngài phẫn nộ để cho
mọi người biết Ngài là ai.
Ngài tỏ uy quyền của
Đấng Thiên Sai, như lời tiên tri Malachia đã loan
báo; Ngài xuất hiện trong đền thánh để
tẩy uế nơi tôn nghiêm này. Nhà chức trách đền
thờ hiểu điều đó nên họ không vặn
hỏi lý do mà chỉ đòi một dấu chứng minh.
Chúa trả lời cách khô khan: “Các ông cứ phá hủy
đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ
dựng lại”; “Ngài có ý nói đền thờ là thân
thể Ngài.”
Ngài cho biết “Con Chiên chân thật của Thiên Chúa
chính là Ngài” (Gio. 1,29) đến trong
đền thờ. Nghi lễ của
đạo cũ đã quá thời. Ngài là Con Chiên Pascal
bị tế sát vì chúng ta (1Cor. 5,7-8) và
sẽ dẫn đưa chúng ta vào “trong nhà của Cha Ngài”
(Gio. 14,2).
Bằng cử chỉ hôm nay, Chúa
Giêsu không có ý bãi bỏ những nơi thờ phượng,
nhưng đã chấn chỉnh và nói lên bản chất chân
thật của nó.
Dưới con mắt của Gioan, đền thờ
của Đạo mới chính là Thánh Thể của Chúa
Giêsu, rồi đây sau 3 ngày nằm trong nhà mồ, sẽ
khởi hoàn sống lại.
Là người tín hữu trong Giáo
hội, chúng ta có bổn phận lo cho Chúa có một nơi
thờ phượng trang nghiêm xứng đáng, vì “nhiệt
thành với nhà Chúa”.
Nhưng đừng quên xua đuổi quét
sạch những gì làm hoen ố tâm hồn chúng ta là
đền thờ Chúa ngự.