Hai khuôn mặt
một tình yêu.
(Trích
trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Tại nước
Mêhicô, người ta
thường tổ chức những cuộc đấu võ rất ác
liệt. Đó là một loại võ tự do, nên các võ
sĩ có thể phục sức tuỳ sở thích và có thể
mang cả mặt nạ trong khi đấu võ.
Một linh mục tên là Gaêtanô đang làm công tác
xã hội để giúp nuôi các trẻ
em nghèo và mồ côi.
Để có thêm tiền cho mục đích
này, cha Gaêtanô liền nghĩ đến chuyện ghi danh tham dự
các trận đấu.
Với một
thân bình to lớn, thông thạo võ thuật
và đầy lòng dũng cảm, mỗi khi lên võ đài,
cha Gaêtanô mang một chiếc mặt nạ màu vàng
để che dấu tung tích của mình. Ngài thường
đấu với những đối thủ hung hãn nhất. Tất cả tiền thưởng hoặc thù lao nhận được, cha đều dành cho quĩ
cứu trợ các trẻ em
nghèo và mồi côi. Từ đó, chiếc mặt nạ vàng trở
thành biểu tượng cho tấm lòng vàng của cha Gaêtanô.
Thưa anh chị em,
Hai khuôn mặt, một tình yêu: Trên võ
đài cha Gaêtanô là một võ sĩ mang
mặt nạ vàng, ở giữa đàn con cô nhi của cha.
Cha là một linh mục sống hoàn toàn cho người
khác, phản ảnh tình yêu cuả Thiên
Chúa, một tình yêu cho
đi mà không tính toán,
không so đo, không sợ thương tích.
Hai khuôn mặt, một tình yêu: Trên núi
Tabo, khuôn mặt Chúa Giêsu bừng sáng ánh hào
quang của một Thiên Chúa. Ơ giữa loài người, Con Thiên Chúa vẫn
mang khuôn mặt bình thường như chúng ta. Ba môn đệ đã quá quen
với khuôn mặt Thầy Giêsu, khuôn mặt
dãi dầu mưa nắng vì sứ vụ,
khuôn mặt chan chứa mọi thứ tình cảm con người. Rồi đây, ba môn đệ này còn phải
làm quen với khuôn mặt khổ đau trong Vườn Cây Dầu và khuôn
mặt đẫm máu trên Thập
giá của Thầy Giêsu. Biến hình chỉ là một hào quang phục
sinh sắp đến. Thân xác Chúa Giêsu
sẽ được
vào vinh quang viên mãn
khi thân xác âý chịu lăng
nhục vào đóng đinh vì yêu Cha
và yêu con người đến tột cùng.
Ở
bài đọc 1 hôm nay, sách
Sáng thế đã cho ta thấy: Thiên Chúa đã dung
tha cho Abraham khỏi sát tế Isaac, người
con duy nhất của lời Hứa. Nhưng Thiên Chúa đã
không dung tha chính Con Một
yêu quí của
Ngài. Như lời Thánh Phaolô: “Thiên Chúa đã không
dung tha chính Con Một mình, nhưng lại phó nộp
vì tất cả chúng ta, há Ngài lại
chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với
Con của Ngài sao? (Rm 8,32). Nếu Thiên Chuá đã ban cho chúng ta Người
Con duy nhất của Ngài thì Ngài còn
tiếc gì với chúng ta nữa? Abraham là hình ảnh của Cha trên trời,
không ngại dẫn con mình đến thật giá trên núi
Sọ. Hơn nữa,
hình ảnh của Isaac vác củi đi theo cha và
bằng lòng để cho sát tế, cũng
hướng chúng ta về cuộc Thương Khó: Chúa Giêsu vác
lấy Thập giá rồi tự
biến mình trên Thập giá theo ý Chúa
Cha.
Trong cuộc biến hình huy hoàng rực
rỡ của Chúa Giêsu trên
núi Tabo, chính Chúa Cha
đã xác quyết một lần nữa: “Chúa Giêsu chính
là Người Con yêu
quý của Thiên Chúa”. Người
con trong thực tế rực rỡ vinh quang
của Thiên Chúa, nhưng đã ẩn che vinh quang
đó để đi vào con đường vâng phục cho đến chết và chết trên
Thập giá, để dẫn đưa nhân loại đi qua cùng một con đường Thập giá đến vinh quang phục
sinh. Cảnh tượng huy hoàng của núi Tabo hôm
nay sẽ củng cố lòng tin của chúng ta khi đứng trước cảnh tượng tang thương trên Núi Golgôtha, đồng
thời nhắn nhủ chúng ta phải biết tìm ra sức sống phong phú bên kia
cái chết với Chúa để sống lại vinh quang với Ngài, đó là định luật căn bản của Kitô giáo. Abraham, “người Cha của mọi
kẻ có lòng tin” đã lấy chính cuộc đời mình làm sáng
tỏ định luật căn bản đó. Và cuộc biến
hình trên núi Tabo cũng
nhằm chứng minh định luật tất yếu chết để sống cuộc đời Chúa Kitô cũng
như của chúng ta trên đường
về cõi sống.
Chúng ta cũng
được biến
hình, được bừng sáng, nếu chúng ta dám yêu thương,
dám từ bỏ cái tôi
ích kỷ, để cái tôi đích thực
được lộ
ra, trong sáng. Thế giới hôm nay không
thấy Chúa biến hình sáng láng, nhưng
họ ó thể cảm nghiệm được phần nào, khi thấy các Kitô hữu
có khuôn mặt vui tươi,
chan chứa niềm
tin, tình thương và hy vọng,
như khuôn mặt mang mặt nạ vàng của Cha Gaêtanô trên
võ đài, tượng trưng tấm lòng vàng của Cha đối với các em
nghèo và mồ côi.
Thưa anh chị em,
Chúa Giêsu, “Người Con Một yêu quý của
Cha, người đẹp lòng Cha”, đã chấp
nhận tạm gác bỏ, dấu
kín vinh quang Ngài vốn
có từ thuở nơi Chúa Cha, để
hoá thân làm người hầu cứu rỗi chúng ta, Ngài còn hy
sinh đến cùng độ, hy sinh chính
mạng sống mình theo ý Chúa
Cha nữa. Vì thế, Ngài
đã được
Chúa Cha tôn vinh trên
hết mọi loài, sau khi cho
Ngài được Phục Sinh từ cõi chết.
Mầu nhiệm này đã được
thực hiện trọn vẹn một lần trong lịch sử, nhưng hằng ngày, đặc biệt trong thánh lễ,
mầu nhiệm ấy còn được
tưởng niệm,
tái hiện trên bàn thờ.
Tham dự Thánh Thể, dấu hiệu và bằng chứng
tình yêu của Chúa Kitô, chúng ta bày tỏ lòng
yêu mến Chúa, biết ơn Chúa và
cố gằng đổi mới đời sống hằng ngày của chúng ta,góp phần làm cho thế
giới này biến hình đổi dạng trở nên Trời
Mới Đất Mới trong ngày Chúa Giêsu
Kitô trở lại trong vinh quang.