Đau khổ.
Việc Chúa
Giêsu chịu đau khổ và chịu chết,
hay nói một cách khác, mầu
nhiệm thập giá của Ngài
mãi mãi vẫn
là một điều khó chấp nhận, một cớ vấp phạm cho người Do Thái, một sự điên rồi đối với dân ngoại.
Chính vì thế mà
Thiên Chúa đã chuẩn bị tâm hồn
mọi người để có thể hiểu được phần nào mầu nhiệm
ấy.
Cuộc chuẩn
bị xa xôi nhất, đó là việc
Thiên Chúa đòi tổ phụ Abraham sát tế người con duy nhất của mình là Isaac, để làm của lễ
toàn thiêu dâng kính Ngài.
Việc
đòi hỏi này thật là mâu thuẫn
với lời Chúa đã phán
hứa với ông. Nhưng Abraham đã không thắc
mắc, đã không phản đối, trái lại ông hoàn
toàn tin tưởng, và thi hành
đúng theo
lệnh truyền của Chúa và kết quả:
Ông được gọi là kẻ
công chính, còn Isaac con ông thì được cứu sống, chứ chẳng bị sát tế.
Hình ảnh của Abraham là biểu tượng
cho tình thương của Chúa đối với chúng ta. Thực vậy
sự công bình và lòng
thương yêu của Chúa đối với chúng ta đã
đòi Chúa làm một việc
tương tự như Abraham, đó là không dung tha
con mình, nhưng phó thác con mình
cho tất cả chúng ta. Ngày xưa, Isaac không
bị giết, mà Abraham vẫn được kể là kẻ công
chính. Còn bây giờ,
Đức Kitô đã bị giết. Ngài đã chết thực sự, nhưng sau đó Ngài sống
lại, ngự bên hữu Chúa
Cha, hoàn tất công trình cứu
độ nhân loại và đã
trở thành Đấng công chính hoá loài
người.
Tiếp đến
là cuộc chuẩn bị gần, như chúng ta thấy
qua đoạn Tin Mừng
vừa nghe chính vì muốn
để cho các môn đệ
thân yêu giữ vững niềm tin khi thấy mình bị đau khổ và chịu
chết một cách nhục nhã trên thập
giá, mà Chúa
Giêsu đã tỏ lộ phần nào vinh quang của
Ngài trên đỉnh Tabor. Nếu lưu ý một chút, chúng ta
sẽ thấy ba môn đệ
được Chúa đưa lên đỉnh Tabor hôm nay cũng chính là những môn đệ mà Ngài sẽ
đưa vào vườn cây dầu trong cơn hấp hối. Qua đó chúng ta thấy,
mọi biến cố, dù vui
hay buồn, cũng đều là những dịp Chúa gửi đến để kêu mời chúng
ta tiến sâu trong tình
thân với Ngài.
Do đó,
hãy biết đọc các dấu chỉ thời đại, hãy biết nhìn những sự kiện xảy ra dưới
ánh sáng đức tin và trong yêu mến
Chúa nồng nàn. Các môn đệ
lúc đầu đã không thể
hiểu ngay mọi ý nghĩa của việc Chúa biến hình. Trong đời sống thường ngày cũng vậy, đứng trước những khó khăn hay dễ dàng, gian khổ
hay vui mừng, được an ủi hay bị bỏ rơi, chúng ta khó
mà thấu hiểu được ý
nghĩa của nó, khó mà
khám phá ra được tình thương và sự công
bình của Chúa. Thế nhưng, chúng ta hãy kiên
tâm bền chí, trong kinh
nguyện và trong suy niệm
Lời Chúa, trong đời sống và trong
hành động, chúng ta sẽ
thấy Thiên Chúa lớn hơn con tim
của chúng ta. Hãy biết
tìm ra thánh
ý Chúa được
gởi gắm qua những sự kiện hằng ngày, nhất là nơi những
đau thương, gian khổ và thập giá
vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian
khổ là đường về vinh quang và
thập giá là đường dẫn tới phục sinh.
|