Tin là chấp nhận đường thập giá – Noel Quesson
“Anh em phải sám hối và tin vào Tin Mừng”
Vào đầu
thế kỷ 20, một văn sĩ người Anh đã kể
lại trong cuốn tiểu thuyết “Bầu trời và Thập
giá” của ông, truyện một người thù ghét thập
giá. Thấy thập giá
ở đâu là anh ta tìm
cách phá huỷ. Gặp một bức
vẽ có hình thập giá là anh
xé bỏ. Vợ anh mang
một thập giá nhỏ bằng
vàng, anh cũng lừa giật được và ném đi.
Anh bảo: “Thập giá là biểu tượng
sự độc ác dã man đối
nghịch với niềm vui và cuộc sống".
Lòng căm
ghét thập giá ăn sâu
và tâm tư
anh, đến mức thấy bóng thập giá là anh
như điên dại. Không chịu nổi, có lần anh
leo lên
tận tháp chuông nhà thờ
để phá huỷ cây thập
giá trên đó. Lần khác, anh đập
tan cái ban công nhà vì ở đó anh thấy
nhiều chỗ có hình thập
giá… Anh nhìn đâu cũng thấy thập giá. cuối cùng
anh nổi giận đốt luôn căn nhà
của mình và bị chết
cháy.
Câu chuyện
cốt đi tới một kết luận: Kể từ cái chết của Chúa Giêsu, thập giá đã nên
biểu tượng
của chiến thắng, đó là chiến thắng của tình yêu. Dẹp bỏ
thập giá là chối bỏ
tình yêu, nâng cao hận
thù và đưa
thế giới tới chết chóc, diệt vong.
Thập giá
là biểu tượng niềm tin Kitô hữu và cũng là
một thử thách lớn lao cho niềm tin mỗi người. ngắm
nhìn Chúa Giêsu trên thập
giá, con người không nhìn ra
tình yêu cao cả của
Thiên Chúa mà chỉ thấy
vô lý khó
chịu: “Nếu ông là Con Thiên
Chúa thì hãy xuống khỏi thập giá đi” (Mt 27, 40). Thử thách này còn theo dõi mỗi người chúng ta, còn
tác động trên cả Giáo
hội. Người
ta vẫn tiềm tàng ý định đưa Chúa xuống khỏi thập giá, muốn Thiên Chúa biểu
lộ quyền năng thống trị, chứ không dấu ẩn, vì “Nhập
thể” là hình thức “Yếu đuối” (1 Cr,
1, 25). Một Thiên Chúa quyền uy là thông
thường, là hợp lý, thích
hợp với mọi tôn giáo….
Nhưng
không phải Thiên Chúa chịu
đóng đinh.
Thật khác xa với chủ
trương của Thánh Phaolô Tông
đồ: “Người
Do Thái đòi phép lạ, người Hy Lạp tìm sự
khôn ngoan, còn chúng ta
rao giảng Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh, đó là gương
xấu cho người Do Thái và là điên
rồ trước mặt dân ngoại
“ (1 Cr. 1, 22-23)
Chúa cứu chuộc chúng ta bằng
thập giá, nói thế cũng
có nghĩa là Chúa cứu
chuộc bằng tình yêu. Và
Chúa đòi hỏi chúng ta đi vào
con đường Thập
giá như Chúa, nghĩa là sẵn sàng
hy sinh, chịu đau khổ để biểu lộ tình yêu đối
với Chúa và đối với anh em
(Mt 16, 24-25).
Đó là
con đường tốt
nhất và duy nhất. đôi lúc
ta ngại đón nhận thập giá, thì đó là
thử thách lớn cho niềm
tin Kitô hũư của ta “Lạy
Chúa, xin đừng để chúng con sa chước
cám dỗ”.
|