Đức
Giêsu chia sẻ thân phận con người
(Suy
niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
Chúng ta đang ở trong
Chúa Nhật thứ nhất mùa chay. Giáo Hội giúp chúng ta cảm nhận
tình yêu Thiên Chúa với chúng ta qua việc nhìn ngắm
Đức Giêsu sống thân phận con người.
I. Cám dỗ nơi con người và
nơi Đức Giêsu
Đức Giêsu mà cũng bị cám
dỗ sao?
Ngài chấp nhận sống với dã
thú sao?
Là
người, nghĩa là, với thể xác và tinh thần,
con người luôn có thể bị cám dỗ. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về
điều này.
Cám dỗ là khuynh chiều
đòi thỏa mãn những đòi hỏi của thân xác và
của tinh thần, không muốn đáp trả tiếng
gọi từ trên.
Chẳng hạn người ta nhận thấy nơi mình
những đòi hỏi của thân xác về tính dục hay
khuynh hướng muốn mình giầu hơn người
khác, hoặc những đòi hỏi của tinh thần
muốn mình trổi trang hơn người khác...
Khuynh chiều đi tìm và
dừng lại nơi danh lợi tiền bạc
địa vị, không muốn vươn lên điều
tốt hơn nhưng dừng lại ở cái tầm thường,
đó là những cám dỗ thường xảy ra trong
đời mỗi người.
Muốn trổi trang, không
là tội, nhưng còn là điều tốt. Chỉ xấu, chỉ là
tội, khi mình coi mình là nhất, đòi mình trên người
khác hoặc trên Thiên Chúa, và xúc phạm người khác.
Không ai thoát cám dỗ, nhưng con
người tự do trước cám dỗ, con
người có thể không thuận theo
cám dỗ. "Ví thử đường đời
bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?". "Ơn Ta đủ cho
con" (2Cor.12, 8-9).
Chúa không hứa cho chúng ta khỏi bị
cám dỗ, nhưng Chúa hứa sẽ giải phóng chúng ta,
nếu chúng ta bám vào Ngài: "cứ xin thì được,
tìm sẽ gặp, gõ cửa thì sẽ được mở
cho" (Mt.7,7).
Thiên Chúa là tinh thần, Ngài mời
gọi con người vươn lên Ngài qua những giá
trị tinh thần con người thấy được
qua lý trí.
II. Phép rửa khởi đầu
đời sống mới
Dù chúng ta có thuộc về
thế gian và ma qủy trong những chọn lựa ở
qúa khứ, thì bây giờ Thiên Chúa mời gọi chúng ta
trở lại, để chúng ta khởi đầu một
đời sống mới, hầu chúng ta sống hạnh
phúc.
Đức Giêsu đã
chịu phép rửa ở sông Yordan (Mc.1, 9), và Ngài cũng
đã chịu một phép rửa rất đặc biệt
(Lc.12, 50). Mỗi
người chúng ta cũng đã chịu phép rửa nhân danh
Đức Giêsu, nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa (Mt.28, 19), chính phép
rửa này đã làm chúng ta thành một thụ tạo
mới.
Phép rửa đã làm chúng ta
thuộc trọn về Thiên Chúa, chúng ta là tạo vật
mới, được được Thiên Chúa cứu
chuộc qua Đức Giêsu Kitô. Nhận phép rửa nhân danh Đức
Giêsu, là dìm mình trong cái chết của Ngài và sống lại
trong sự sống của Ngài.
Với phép rửa, Thiên
Chúa ghi ấn tín trong tâm hồn chúng ta, dấu chỉ chúng
ta thuộc về Thiên Chúa, chúng ta được Thiên Chúa
yêu thương.
III. Giao ước biểu lộ tình yêu
của Thiên Chúa
Con người là gì mà Thiên Chúa phải
ký kết giao ước với! Chẳng
lẽ người nặn bình gốm lại phải ký
kết với bình gốm?
Thiên Chúa ký kết giao ước với
con người, để không bao giờ tiêu diệt con
người nữa! Ôi tình yêu của Thiên Chúa đối
với con người thật tuyệt vời biết bao.
Những gì Thiên Chúa đã nói, thì Ngài trung thành
thực hiện, không bao giờ thất tín. Ngài
vẫn trung thành dù con người có bất trung phản
bội.
Tình thương của Thiên Chúa
đối với con người, được thể
hiện trong suốt dòng lịch sử. Lịch
sử ghi dấu con người phản bội, nhưng
lịch sử lại ghi dấu tình thương nhân từ
tha thứ cho con người. Lịch
sử, là lịch sử Thiên Chúa cứu độ con
người.
Lịch sử đánh dấu những
giao ước Thiên Chúa thực hiện đối với
con người. Lịch sử cũng cho thấy Thiên Chúa
điều khiển dòng lịch sử, can thiệp vào
lịch sử dân Do thái để cứu dân, và qua đó
cứu độ tất cả loài người.
Biến cố Đức Giêsu Kitô, là
biến cố đỉnh cao cho thấy tình yêu của Thiên
Chúa đối với con người. Cũng với chính
Đức Giêsu, con người tìm được con
đường để nên thánh, con người
được bảo đảm mình được yêu
thương và sẽ là thánh, được thuộc
trọn về Thiên Chúa.
Đức Giêsu là Thiên Chúa
nhập thể làm người. Ngài bị cám dỗ, Ngài vượt qua,
"Ngài là đường, là sự thật và là sự
sống". Ngài là thầy, và không có
Ngài, không có ai là thầy đích thực. Nếu
có ai trên trần gian này là thầy, là người đó
được tham gia "chức thầy" của
Đức Giêsu.
Chúa Giêsu là mẫu mực,
là thầy dạy của chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta
được theo gương Ngài,
được hoàn toàn tin tưởng và phó thác tất
cả cho Ngài.
|