Chiến thắng cám dỗ
Năm nào cũng
vậy, cứ vào Chúa nhật thứ nhất Mùa chay, Giáo
hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin Mừng
kể về việc Chúa Giêsu bị cám dỗ và chiến
thắng Satan. Năm A và C, đọc Tin Mừng của
thánh Matthêu và thánh Luca, kể lại sự kiện này khá
dài, kể rõ ba chước cám dỗ và ba lần Chúa Giêsu
chiến thắng cám dỗ. Năm nay năm B, đọc
Tin Mừng của thánh Marcô, kể lại rất vắn
tắt, chỉ cho biết: “Thần khí thúc đẩy Chúa
Giêsu vào hoang địa. Người ở
đó 40 ngày, chịu Satan cám dỗ”. Tuy thánh Marcô không
trực tiếp cho biết Chúa Giêsu đã chiến thắng
Satan, đã xua đuổi nó, nhưng suốt sách Tin
Mừng, thánh Marcô sẽ cho thấy Chúa Giêsu đi tới đâu
thì Satan bị đánh bại đến đấy. Giáo
hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin Mừng này
để mời gọi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Chúa
Giêsu như kiểu mẫu và bảo đảm cho chúng ta
trong cuộc chiến đấu với Satan và những cám
dỗ của nó.
Đời
người được ví như một đấu
trường, ở đó con người phải luôn
chiến đấu: chiến đấu với ngoại
cảnh, chiến đấu với nhiều thứ,
nhất là chiến đấu với chính mình. Tại sao vậy? Bởi vì mang thân phận
con người, ai ai cũng bị giằng co, xâu xé bởi
hai khuynh hướng mâu thuẫn nhau: một cái kéo con người
lên và một cái lôi con người xuống. Hai khuynh
hướng đó đều nội tại trong con
người, khiến cho nội tâm con người trở
thành chiến trường, đôi khi
rất cam go làm con người đau khổ.
Khuynh hướng
đi lên là khuynh hướng căn bản của ý chí con
người. Ai cũng muốn mình là
người tốt, ai cũng muốn mình làm điều
thiện, chứ không ai muốn mình xấu hay làm
điều ác cả. Nhưng muốn là
một chuyện, còn có làm điều tốt hay không
lại là chuyện khác. Thánh Phaolô đã nói: “Tôi không
hiểu nổi việc tôi làm: điều tôi muốn thì tôi
không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”.
Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố
gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình,
phải hao tổn năng lực của mình.
Còn khuynh hướng
đi xuống cũng ở trong nội tâm, nhưng kể
từ khi nguyên tổ phạm tội, khuynh hướng này
đã được ma quỉ tăng cường làm cho
mạnh lên, khiến con người muốn đi lên
phải chiến đấu rất vất vả. Còn muốn đi xuống thì chẳng cần
phải cố gắng gì cả, chỉ cần buông
thả, không cố gắng nữa là tự động
đi xuống. Chính vì thế làm
thiện khó hơn làm ác rất nhiều. Và cái lực hấp dẫn mọi người làm
ác hoặc không làm thiện là lực của ma quỉ.
Đúng vậy,
đàng sau bối cảnh chiến trường mà con
người phải chiến đấu, ẩn hiện
chập chờn một nhân vật rất nguy hiểm mà
Kinh thánh gọi là kẻ thù, ấy là satan.
Satan là quỉ, nó là “xếp xòng” của loài
quỉ. Satan hay quỉ trước kia
là các thiên thần, nhưng vì làm loạn cùng Thiên Chúanên
bị tống cổ ra khỏi thiên đàng và bị đày
xuống hỏa ngục. Từ ngày thất thế, Satan và
bè lũ trở nên những kẻ thù nguy
hại của loài người. Chúng chuyên môn áp đảo,
quấy phá để làm cho người ta hư hỏng theo chúng. Chúng đã làm hư
hỏng biết bao nhiêu người. Chúng đã du
nhập vào trần gian đủ thứ gian tham, lừa
lọc, tội ác, bất công và những lối sống
lố bịch, nham nhở, nhăng nhít… Tất nhiên có
người sẽ nói: có thấy Satan hay quỉ nào công khai
làm những chuyện đó đâu? Đúng
thế, ngày nay chúng ta ít được chứng kiến
những vụ quỉ ám nhãn tiền mà Kinh Thánh đã ghi
lại. Ngày nay rất ít trường
hợp Satan hiện nguyên hình trực tiếp tác oai tác quái
nữa, nhưng gián tiếp điều khiển trong bóng
tối. Đó là một sức mạnh vô hình luôn tác
động trong tâm trí chúng ta: lôi kéo, xúi bẩy chúng ta
đến chỗ hành động xấu xa, tội
lỗi. Chiến thuật hay phương thế ma quỉ
sử dụng là cám dỗ. Chúng không kiêng nể ai hay buông
tha ai. Vì thế, không ai thoát khỏi cám dỗ
của chúng.
Theo nghĩa thông
thường chúng ta quen hiểu, cám dỗ là dịp
phạm tội. Bị cám dỗ là khi chúng ta thấy mình
hướng chiều về một điều ưa thích
thuộc phạm vi cấm đoán.
Chẳng hạn: một vẻ quyến rũ từ bên
ngoài lôi cuốn, một sự xôn xao, rạo rực, thèm
khát từ bên trong thúc đẩy; một âm mưu hay
thủ đoạn bày vẽ ra trong trí khôn thúc đẩy
chúng ta hành động; một sự nhắm mắt làm
liều, một hành động nổi loạn của toàn
thân từ chối ép mình trong trật tự… Đó là
những phát hiện của cơn cám dỗ. Như
vậy, bị cám dỗ, bất cứ là cám dỗ về
phương diện gì, không phải là tội. Khi chúng ta bị cám dỗ thì chỉ có nghĩa là
chúng ta bị thử thách thôi. Và chỉ
khi nào chúng ta bị thua chước cám dỗ thì mới có
tội.
Đành rằng ma
quỉ cám dỗ chúng ta. Nhưng chúng chỉ là kẻ thù nguy
hiểm thứ hai sau xác thịt của chúng ta: thế gian,
ma quỉ và xác thịt. Đó là ba kẻ thù
ghê gớm. Ma quỉ chỉ là kẻ xách động,
cám dỗ, thúc đẩy, xúi giục chúng ta phạm
tội, nhưng chúng có gặp được sự
đồng tình đồng ý của chúng ta hay không? Tức
là chúng ta có chấp nhận và chiều theo
chước cám dỗ hay không? Nói khác đi, ma quỉ
chỉ có thể cám dỗ được chúng ta khi chúng ta
có nhu cầu, ham thích, đam mê đối với những
thực tại trần gian. Chúng ta có làm
chủ được những nhu cầu thể chất
ấy chúng ta mới dễ dàng thắng lướt
được những cám dỗ, và không để cho
khuynh hướng xấu làm chủ mình. Từ
ngày có trí khôn cho đến giờ, ai trong chúng ta cũng
đều có kinh nghiệm về việc cám dỗ. Chúng ta đã bị cám dỗ nhiều lần.
Có lần chúng ta đã vượt qua được,
và nhiều lần đã bị vấp ngã. Đó chính là thân phận của con người
yếu hèn và bất toàn. Không bao giờ
vấp ngã, đó là chuyện khác thường, đặc
biệt, vô cùng tạ ơn Chúa. Còn hay bị vấp
ngã, đó là chuyện bình thường. Và điều quan
trọng là chúng ta phải ăn năn
sám hối ngay.
|