Bệnh phong
Có một hòn đảo nằm chơi vơi
giữa biển Thái Bình Dương mênh mông, trên đảo
chỉ toàn là những người phong: cụt tay,
đứt chân, mắt đui, mày lở, răng rụng…
Một hôm, Đức giám mục phụ trách quần
đảo này gióng tiếng kêu gọi các linh mục ở
Âu Châu hãy tình nguyện hy sinh sang đó phục vụ.
Một linh mục trẻ, đẹp trai, thông minh, khoẻ
mạnh đã hăng hái đáp lời, đó là cha
Đa-Miêng, sau này được tặng thêm biệt danh
“Tông đồ người phong”.
Khi đặt chân đến hòn đảo này,
cha Đa-Miêng đã được tiếp đón và
giới thiệu như sau: chiều hôm đó, trong ngôi nhà
thờ rất đông người phong, đức giám
mục đứng trên bàn thờ quay xuống giới
thiệu với mọi người: “Các con thân mến, các
con hằng mong ước có một linh mục đến
ở cùng các con, yêu thương săn sóc các con, thì đây
cha Đa-Miêng, một linh mục người Bỉ sẽ
sống chung với các con từ nay cho đến chết,
các con có sung sướng không?” Cả nhà thờ xôn xao, thì
thầm to nhỏ. Cha Đa-Miêng đứng cạnh
Đức Giám Mục chẳng hiểu họ nói gì. Rồi
họ từ từ bước lên cung thánh, dáng điệu
chất phác đơn sơ. Cha Đa-Miêng thấy họ
đến gần mình thì sởn tóc gáy và nổi da gà, trông
họ như những thây ma còn sống, như những quái
thai mất hẳn dáng người. Họ làm gì đây?
Họ tiến đến bên cha, người thì sờ vào
mặt, người thì sờ vào tay, người thì sờ
vào áo cha.. Cha hỏi đức giám mục: “Thưa
đưc cha, họ làm gì vậy?” Đức cha trả
lời: “Họ nói họ không thể tưởng
tượng được một người ở
phương xa, chẳng bà con huyết thống gì với
họ, trẻ trung, đẹp trai, không bệnh tật
như họ, tự nhiên lại đến phục vụ
họ trên mảnh đất cùng khốn này, họ không tin
mắt mình nên họ đến sờ mó vào người
cha, xem cha có bị phong như họ không, và họ nói
với nhau: “Không, cha đẹp quá, cha không bệnh tật
gì cả, cha thương chúng ta quá”.
Sống với những người phong
ở đây được một thời gian, dần
dần Cha Đa-Miêng hòa đồng được với
họ, nói tiếng của họ, cha không còn cảm
thấy tởm gớm họ như những ngày
đầu mới đến, nói đúng hơn, cha đã
quá yêu Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong họ, nên chẳng
còn thấy ghê sợ gớm tởm nữa. Một ngày kia
đến lượt cha cũng mắc bệnh phong, thân
mình lở loét, nhức nhối, mặt mày sần sùi,
đen đủi, trông rất dễ sợ. Một số
báo ở Bỉ đăng hình cha và kể lại sự hy
sinh vĩ đại của cha. Thân mẫu của cha,
mắt mờ không đọc được, nhìn vào
bức hình bà cũng chẳng nhận ra nổi đứa
con yêu, bà hỏi đứa cháu: “Hình ai đây mà trông ghê
sợ vậy?” cô cháu trả lời: “Một người
phong bên đảo Môlôkai của cha Đa-Miêng đấy”.
Qua mắt được bà cố, nhưng họ lại
nhìn nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa
rơi lệ. Cha Đa-Miêng đã sống với
người phong trên hòn đảo này cho đến
chết, tình yêu Chúa đã giúp cha hy sinh suốt đời vì
họ.
Phong, hủi hay cùi
cũng là một thứ bệnh. Đã có lần nào anh
chị em gặp một người phong cỡ nặng
chưa? Mời anh chị em vào trại phong Di Linh, Quy Hòa, Bến
Sắn… anh chị em sẽ thấy một người
phong nặng, không còn hình tượng gì là con người
nữa, tứ chi rụng hết, mặt mũi sần sùi,
thân mình lở loét. Có người đến đây không
chịu nổi sự dơ bẩn đã té xỉu vì hôi
thối nặng mùi. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng
sợ mắc phải chứng bệnh như thế, chúng
ta sẽ tránh xa và gìn giữ vệ sinh cẩn thận
kẻo mắc thứ bệnh này.
Cũng vậy,
bệnh phong đối với xã hội Do Thái thời Chúa
Giêsu bị kể là dơ bẩn, một loại không thánh
nữa, bị cô lập riêng ra một nơi, không được
ở chung với dân làng, ngay cả cha mẹ thân nhân
cũng không được chứa người đó trong
nhà. Một người phong thời Chúa Giêsu là một
nạn nhân thật sự bị ruồng bỏ, đi
đâu người đó cũng phải lắc chuông
loặc kêu lên “dơ, dơ” để mọi người
biết mà tránh xa… Đau khổ nhất là bị cộng
đồng Do Thái giáo gạt ra ngoài như một loại
dứt phép thông công, cho nên, người mắc bệnh phong
hết sức đau khổ về tinh thần cũng
như thể xác, về của ăn họ chỉ
sống nhờ của bố thí.
Nhưng trong câu
chuyện Tin Mừng kể lại, chúng ta thấy
người phong này đã đi vào xóm làng, chạy theo Chúa
Giêsu và xin Ngài cứu chữa. Làm như thế là
người này đã vi phạm luật lệ thời
đó và có thể bị ném đá chết. Nhưng niềm
tin vào Chúa đã khiến anh không sợ hãi để
liều mình như thế. Thực vậy, anh đến
với Chúa với một niềm tin tuyệt đối,
anh khiêm nhường quỳ xuống van xin: “Lạy Ngài,
nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được
sạch”. Chúng ta hãy để ý câu anh nói “Nếu Ngài
muốn”, anh nói như thế không phải là anh hồ nghi
gì quyền năng của Chúa, mà ngược lại, anh
hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa. Nói rõ hơn, anh biết rằng
Chúa có thể và Chúa có quyền làm cho anh khỏi bệnh,
nhưng điều đó còn tùy ý Chúa, tùy lòng thương
xót của Chúa. Đây cũng là gương mẫu nhắc
nhở chúng ta mỗi khi cầu xin Chúa điều gì: xin
vâng, xin tùy ý Chúa, xin tùy lòng thương xót của Chúa.
Đàng khác,
người Do Thái hết sức khinh bỉ những
người phong, đến nỗi bất cứ ai giao
tiếp cách nào với họ, như nói chuyện với
họ thôi, cũng bị kể là dơ bẩn và không nên
thánh được. Thế mà Chúa Giêsu đã nói chuyện và
đụng chạm đến người phong này
để chữa lành anh ta thì đủ nói lên lòng
thương xót của Chúa như thế nào. Có những phép
lạ Chúa chỉ phán một lời hay chỉ làm một
cử chỉ nào đó, ở đây Chúa dùng cả hai: Chúa
vừa nói “Tôi muốn, anh sạch đi” vừa cầm tay
bệnh nhân để nói lên tình thương của Ngài
đối với anh ta.
Đây cũng là
điều nhắc nhở chúng ta: những người
phong là những người đáng thương, chúng ta
đừng bao giờ sợ hãi mà xa tránh, nhưng hãy
thật lòng thăm hỏi và cố gắng chia sẻ, giúp
đỡ tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của
chúng ta.
|