Ngày hoạt động của Chúa tại
Caphácnaum --- Chú
giải của Noel Quesson
Hôm nay,
chúng ta tiếp tục suy niệm về “Ngày hoạt
động của Chúa tại Caphácnaum”. Đó là ngày
đầu tiên trong đời sống công khai thi hành tác
vụ của Đức Giêsu: ta thấy Người
giảng dạy, giải thoát con người khỏi
quỷ ám hại, chữa lành người bệnh và
cầu nguyện. Đó cũng là bản tóm
lược toàn thể hoạt động của Kitô
hữu.
Vừa ra khỏi
Hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu đi
đến nhà hai ông Simon và Anrê, có ông Giacôbê và ông Gioan cùng
đi theo.
Sau khi đã giảng
dạy và làm mọi người ngạc nhiên, sau khi đã
giải phóng cho một người bị quỷ ám đáng
thương, Đức Giêsu rời khỏi Hội
đường, ndi họp mặt chung,
để đi đến một tư gia, nhà hai anh em
Simon và Anrê. Tôi hình dưng ra Đức Giêsu đang
bước đi trên đường phố, cùng với
bốn môn đệ đầu tiên của Người, vì
hai ông Giacôbê và Gioan cũng có mặt ở đó, ngày nay
cũng vậy, tác động của Thiên Chúa
được thể hiện khắp nơi, trong mọi
lãnh vực của cuộc sống: Tôn giáo cũng như
trần thế, công cộng cũng như tư riêng. Lạy
Chúa, Chúa ở với chúng con trong nhà thờ, Chúa hiện
diện cùng chúng con ngoài đường phố, trên các
quảng trường, và ngay trong nhà chúng con.
Lúc đó, bà mẹ
vợ ông Simon đang bị sốt, nằm trên
giường.
Người
ta lấy làm ngạc nhiên, vì trong Tin Mừng, có rất
nhiều lần Đức Giêsu chữa lành người
bệnh. Ngày xưa, bệnh tật mang một ý
nghĩa tôn giáo và người chữa trị thuộc lãnh
vực y khoa. Tuy nhiên, dù trước
mọi tiến bộ về y học, bệnh tật và
đau khổ vẫn đeo bám con người và tiếp
tục đặt con người vào một tình trạng
rất đáng sợ. Ngay giữa
nền văn minh kỹ thuật của chúng ta, một
"dấu hiệu” biểu lộ sự yếu
đuối của thân phận con người vẫn còn
luôn như trước: đó là con người có thể
chịu những rủi ro xảy đến cách
đột ngột bất ngờ. Trong
thâm tâm, ai mà không sợ một số những chứng
bệnh mà người ta không dám nhắc đến tên?
Bệnh tật luôn mâu thuẫn với ý
muốn sống yên ổn và bền vững trong tâm lý
mọi người. Chỉ cần một cơn
sốt nặng cũng đủ quật ngã con
người mạnh nhất và buộc họ phải
ngưng làm việc không còn trầm trọng hơn, khi mọi
người chúng ta đều thừa biết rằng,
một ngày nào đó ta sẽ gặp một bệnh mà không
thầy thuốc nào chữa nổi.. Mọi bệnh
tật đều mang "dấu” của tử thần:
đó là biểu tượng của thân phận con
người mỏng dòn và ta không thể tránh
được.
Họ
liền nói cho Người biết bà đang đau ốm. Người lại
gần, cầm lấy tay bà mà đỡ
dậy.
Thái
độ cầu nguyện đầu tiên trước
cảnh trên, đó là cần chiêm niệm, như thế
chúng ta đang hiện diện tại đó. Tôi
ngắm nhìn Đức Giêsu bước vào nhà. Tôi lắng nghe những gì người ta đang
trình bày với Người. Tôi hình dung ra Người
đang tiến gần tới người bệnh, cầm
tay bà ta. Đó là những
cử chỉ đầy thân tình, nghĩa thiết và nhân ái.
Thần học quả quyết với ta
rằng, mỗi bí tích là một "cử chỉ của
Đức Kitô". Một bài thánh ca thường
ngợi khen bàn tay của Đức Giêsu
đã "làm những việc kỳ diệu”. Đúng vậy, đặc tính hiện thực
của việc nhập thể đã đi đến
mức độ đó. Hôm nay, tôi thích chiêm ngắm bàn
tày của Đức Giêsu đang nằm bàn tay nóng ran vì
cơn sốt của người bệnh. Lạy Chúa,
nơi một cách biểu tượng, Chúa- cũng đang
nắm bàn tay con như thế,
để chữa lành các "cơn sốt". Khi
rước lễ, con cầm Chúa trong bàn tay
con. Nhưng thính Chúa cũng đang nắm tay
con.
Người
đỡ bà dậy. Bà liền hết sốt
và lo tiếp đãi các Người.
Khi đọc câu này trong bản văn
Hí Lạp, cũng do Máccô trước tác, ta cần lưu ý
Máccô đá sử dụng ở đây, từ
"ègeire", có nghĩa là "làm cho sống lại".
Ong cũng dùng một từ đó để diễn tả
việc Chúa cho con gái ông Giarô sống lại: "Hãy
chỗi dậy!" (Mc 5,41), và kể
lại việc phục sinh của Đức Giêsu (Mc 12,26,
16,6). Do đó, đối với Mác-cô, việc chữa
bệnh cách cụ thể trên là một “dấu chỉ"
theo nghĩa mạnh, một thứ- biểu trung ngôn sứ
báo trước nước Thiên Chúa vĩnh cửu. Khi
sẽ chẳng còn "tang chế, kêu than, đau khổ,
khi Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ và chiến
thắng sự chết" (Kh 21,1-4) Ngay
trong thời Người, tại Galilê, chắc chắn
Đức Giêsu đã không chữa lành hết mọi
bệnh nhân. Người chỉ chữa lành một số
người tiêu biểu, như một thứ việc làm
trước cho "Thời cánh chung": chỉ khi đó
con người mới được "cứu độ"
thực sự, nghĩa là không còn sự chữa lành tạm
thời một cơn sốt thoáng qua, mà chính là sự
sống lại. Việc chữa lành đích thực mà
Đức Kitô muốn cống hiến, đó là đi
từ tình trạng "không tin" đến tình trạng
"tin": kẻ nào đón nhận đức tin nơi
Đức Giêsu, thì đã biết rằng mình sẽ
được cứu thoát khỏi sự chết rồi. Lúc đó, họ sẽ "chỗi dậy"
để "phục vụ”.
Sự dữ mà
Đức Giêsu nhắm theo đuổi
còn thâm sâu hơn là bệnh tật tác hại trên thân xác. Đó là tâm hồn, đó là trung tâm" của
người bị bệnh... khi họ không "phục
vụ” anh em mình. Khi nói người
bệnh chỗi dậy và bắt đầu "tiếp
đãi” Máccô muốn nói với ta nhiều hơn là những
cử chỉ bề ngoài ông diễn tả. Ong nhớ
đến từ “phục vụ” mà ngày nào đó
Đức Giêsu đã gán cho ý nghĩa là “thí ban mạng
sống mình": "Con Người đến không
phải để được kẻ hầu người
hạ, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng
mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc
10,45). Lạy Chúa, xin Chúa dùng Mình Chúa chữa lành tâm hồn
con người hôm nay. Xin cứu giúp con để con
biết đặt Thiên Chúa lên trên hết, biết
đặt "kẻ khác" lên hàng đầu, xin cứu
giúp con để con biết "phục vụ',
"hiến dâng mạng sống" và yêu thương!
Chiều tối, khi
mặt trời đã lặn, dân chúng đem một kẻ
ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho
Người chữa. Cả thành xúm lại
trước cửa nhà. Đức Giêsu
chữa đủ thứ bệnh và trừ rất
nhiều quỷ.
Có
thể nói, cùng một tác động, Đức Giêsu
vừa chữa bệnh, vừa biểu dương
quyền năng của Người trên Sa-tan, hiện thân
của sự dữ. Vâng, đối với Đức Giêsu,
sự dữ chủ yếu là phải xa cách Thiên Chúa: do
đó, chính tội lỗi mới là bệnh tật thật
sự của chúng ta. Bệnh viện
được trang bị đầy đủ nhất
nhân viên y tế tài năng nhất, cũng không bao giờ
thay thế được tình yêu, một yếu tố mà người
bệnh còn cần hơn cả thuốc thang.
Ngày nay, cũng
như thời Đức Giêsu, trong tâm hồn con
người luôn có một điều gì đó cần
phải được chữa trị, và trong công cuộc
văn minh hóa người ta cần phải thực
hiện một sự điều chỉnh đúng
đắn.. Không có căn bệnh nào trầm trọng
đối với việc phát triển "đô thành
trần thế" (bệnh viện cũng như mọi
công trình khác) hơn là thứ "chất độc" do
tội lỗi đem vào thế gian. Điều đó không
có nghĩa là phủ nhận tiến bộ, hay những
kỹ thuật chữa bệnh! Nhưng chỉ muốn nói
lên, cần phải cho chúng một tâm hồn: Đó là tình
yêu. Và Đức Giêsu đã thể hiện điều này
tại đó! Lạy Chúa, xin dùng Mình và Máu Chúa, chữa lành
tâm hồn con người hôm nay.
Người trừ
rất nhiều quỷ, nhưng lại cấm quỷ không
được nói gì, vì chúng biết Người là ai.
Đề tài “Bí
mật thiên sai" lại xuất hiện ở đây
lần thứ hai trong cùng một ngày (Mc 1,25
và 1,33). Đức Giêsu không muốn
người ta làm sai đi ý nghĩa sứ vụ của
Người.
Người
buộc mọi người phải giữ im lặng, không
được nói quá sớm Người là "Con Thiên
Chúa". Đã có quá nhiều ý kiến sai lầm
về Đấng Mê-si-a, về Thiên Chúa đang
được phổ biến. Người
ta quá để ý kiếm tìm vẻ kỳ diệu bề
ngoài.
Người
ta chỉ chạy đến với Chúa, như với
một "người chữa bệnh" đến
thuần. Tuyên bố quá sớm Đức Giêsu là Đấng
Mê-si-a, là con Đấng Toàn năng, mà không biết chính
Người sẽ phải chịu đau khổ và
phải chết, thì kể như nói mà không biết
điều mình phát biểu, và như thế có nguy cơ
sẽ chối Đức Giêsu, khi chứng kiến thực
tế của thập giá. Thiên Chúa không phải là "toàn
năng" theo nghĩa chúng ta thường hiểu.. Vì yêu thương, Chúa đã
tự trở thành “hoàn toàn yếu đuối"
đối với chúng ta... bởi vì Người là
"tình yêu toàn năng". Nếu ông là Con Thiên Chúa,
ông hãy xuống khỏi thập giá đi... Chúng ta luôn
nghĩ rằng, chắc hẳn Thiên Chúa phải chứng
tỏ Người là "Ai" chứ! Đúng vậy Người
đã minh chứng điều đó: Người là Tình yêu
vô biên, tình yêu đi đến tận cùng của thái
độ "phục vụ”... Tôi đến để
phục vụ và hiến dâng mạng sống! Trong khi chờ mọi giây phút Thiên Chúa tỏ mình ra
trên thập giá, cần phải im hơi lặng tiếng.
Lạy Chúa, xin giúp
con chấp nhận Chúa đúng như con người
của Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp
con hiểu rằng, Chúa không muốn "quyền
năng" theo nghĩa trần gian...
"bởi vì cái yếu đuối
của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài
người, và cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn
cái khôn ngoan của loài người" (l Cr 1,25).
Sáng
sớm hôm sau, lúc trời còn tối mịt, Đức Giêsu
đã dậy, đi ra một nơi vắng vẻ mà
cầu nguyện.
Ngay đêm
đầu tiên mà Simon Phêrô trải qua bên cạnh Đức
Giêsu, ông đã khám phá ra điều "cốt yếu” sau
đây: đó là đối với Đức Giêsu,
điều quan trọng là "Gặp gỡ Chúa Cha".
Ông Simon và các bạn
kéo nhau đi tìm Người...
Vào sáng sớm; khi
bóng đêm còn mù tối, trước lúc rạng đông,
Đức Giêsu đã ra khỏi căn nhà mà Người
đã nghỉ đêm. Người rời thành
Caphácnaum. Hãy ngắm nhìn Người
bước đi trên cánh đồng, dưới bóng
đêm. Người tìm bầu khí cô
tịch, sự yên lặng người lánh mình, đi
đến "một nơi hoang vắng". Người dừng chân. Người
phủ phục. Người cầu
nguyện. Đức Giêsu đang hiện diện
ở đó, chính là nhân loại đang ở "bên
cạnh Chúa Cha", chính là nhân loại đang ở
“gặp gỡ Thiên Chúa". Chính trong khung
cảnh đó các bạn hữu cần đến tìm
kiếm Người.
Câu Tin
Mừng trên đây không phải là một chi tiết bình
thường. Đó là một bí quyết,
một kết luận, một điểm nóng bỏng
của "ngày sống đầu tiên trong cuộc
đời công khai của Đức Giêsu. Nhờ
đó, Người đang "kêu gọi" ta, nhưng
"trong yên lặng": ý nghĩa của đời
sống bạn là ở nơi Thiên Chúa... Căn bệnh
trầm trọng nhất của bạn, là bệnh tật
làm bạn xa rời Thiên Chúa.
Kẻ
nào biết "ẩn mình trong Thiên Chúa" nơi hoang địa
là một người được cứu độ. Lúc
đó, mọi cơn sốt và ngay cả sự chết,
cũng không thể tác hại được họ
nữa.
Này bạn,
người anh em đang mang bệnh của tôi...
Này
bạn, người anh em đang gặp thử thách trong
tâm hồn... bạn có biết nhận ra "tin vui"
được chữa lành, ngay giữa cơn thử thách
của bạn không?
Khi gặp
Người, họ thưa: "Mọi người
đang tìm Thầy đấy"' Người bảo
họ: “Thôi chúng ta đi nơi khác, đến các làng xã xung
quanh, để Thầy còn rao giảng Tin Mừng ở
những nơi đó nữa, vì Thầy đến cốt
để làm việc đó.
Vâng, lạy
Chúa Giêsu, xin hãy nói lại cho chúng con, xin hãy nói lại cho
mọi người Tin Mừng của Chúa. Xin
cứu giúp chúng con. Xin chữa lành chúng
con. Và xin hãy làm cho chúng con, cùng với Chúa, trở nên
những sứ giả, những người phục
vụ cho công cuộc Phục sinh.
|