Không có nghỉ ngơi
cho việc tốt
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Mẹ
vợ là đối tượng của nhiều chuyện
vui cười, nhiều chuyện diễu cợt và một
số châm biếm suốt một thời gian dài. Một
nhà phê bình đã quan sát và nhận xét rằng: “Đằng
sau mỗi người đàn ông thành công có một bà mẹ
vợ đang ngạc nhiên”, có lẽ mẹ vợ của
thánh Phêrô ngạc nhiên về sự chọn lựa của
Chúa Giêsu khi chọn Phêrô làm đầu tông đồ, chúng ta
thì không biết điều đó. Bà đã được
chú ý chỉ một lần duy nhất trong toàn bộ Phúc Âm,
nhưng điều đã được chú ý đó thì
rất quan trọng đối với chúng ta. Và thánh Phêrô
lúc đó vẫn còn được gọi là Simon, đã lo
lắng cho người mẹ vợ của mình. Bà đã
ngã bệnh bởi cơn sốt. Khi Simon nói với Chúa Giêsu
về bà, Chúa Giêsu cầm tay bà thì cơn sốt liền
rời khỏi bà. Hành động này của Chúa Giêsu không có
gì phải ngạc nhiên. Nhưng sau đó thì và hoàn toàn
ngạc nhiên, ngay lập tức bà ta dọn bữa phục
vụ Chúa Giêsu và các môn đồ của Ngài. Các bạn
nghĩ rằng đúng ra bà phải dành một ít thời
gian để nghỉ ngơi, nhưng điều đó
đã không phải là cách làm của người đàn bà
này.
Một
số những nhà hoài nghi đã vẽ bức tranh châm
biếm người đàn bà được tiền
định này, “phụ nữ trong vị trí xã hội
thời bấy giờ” là để phục vụ
người đàn ông. Sự thật bà đã là tấm
gương của chính Chúa Giêsu. Bà đã suy nghĩ về
sự quảng đại, về tinh thần bỏ mình
trong sứ vụ của Chúa Giêsu.
Sau
bữa ăn tối tại nhà của Phêrô, Chúa Giêsu không
nghi ngờ gì là đã kiệt sức sau một ngày lao
động vất vả, Người vẫn gây nên
bất ngờ là chừa lành cho tất cả những
người bệnh trong thành phố, những người
đau bệnh và những người bị quỷ ám. Ngài
đã đáp trả theo đặc tính riêng của Ngài. Sáng
hôm sau, mặc dù rất mệt mỏi nhưng Ngài đã
dậy rất sớm như mẹ vợ của ông Phêrô
đã dậy sớm sau cơn ốm của mình. Chúa Giêsu
tìm một nơi thanh vắng để cầu nguyện,
nhưng đó không phải là tránh làm công việc tốt. Simon
và những người khác đã tìm thấy Người,
các ông biết rằng những khoảnh khắc an bình
đó của Ngài không phải là tận cùng của một
ngày sống. Sứ vụ của Ngài đang vẫy gọi
Ngài và Ngài nhận biết rằng Cha đang kêu gọi Ngài,
đưa những người cùng khổ thoát khỏi
cảnh khổ của mình, điều mà ông Gióp đã
cảm thấy khi ông tuyên bố: “Tôi sẽ không còn nhìn
thấy hạnh phúc nữa”. Chúa Giêsu đã đi
đến những làng mạc để tuyên bố và rao
giảng Tin Mừng.
Thánh
Phaolô đã làm viên mãn những ý thức quen thuộc của
sự phục vụ. Để xác định sự dâng
hiến của ngài trong việc rao giảng Phúc Âm mà ngài
đã được kêu gọi, ngài viết: “Tôi đã
bị thúc đẩy và không có một chọn lựa nào
khác”. Đó là sự nhiệt tình để diễn tả
tâm tình bổn phận sâu xa của ngài. Ngài không do dự làm
nổi bật sự quảng đại khi ngài nhắc
nhở Corintô: “Tôi hiến tặng Phúc Âm một cách nhưng
không”. Trong sự so sánh ơn kêu gọi đáng khen ngợi
của thánh Phaolô thì việc phục vụ đơn
giản được dâng bởi mẹ vợ của
thánh Phêrô cũng được xem không phải là vô
nghĩa. Tuy nhiên, quan điểm của hai người
phản ánh sự quảng đại tinh thần vô vị
lợi trong việc phục vụ chính Chúa Giêsu, Phêrô có cách
của ngài và mẹ vợ của Phêrô có cách của bà. Còn
chúng ta, con đường của chúng ta là gì? Chúng ta có
thể trở nên giống Chúa Giêsu trong việc chu toàn
bổn phận ơn kêu gọi trong đời sống
của chúng ta, những gì mà chúng ta có thể trở thành. Ngoài
mẹ vợ của thánh Phêrô mà thánh Phaolô tông đồ
đã trình bày cho chúng ta, có một sự xếp đặt
rộng rãi trong việc phục vụ cho những môn
đồ của Chúa Giêsu đã được kêu gọi. Chúng
ta cần phải suy nghĩ về sự quảng
đại và tinh thần vô vị lợi mà chúng ta thực
hiện trong cuộc sống của chúng ta như là cha
mẹ, vị hôn phu, thầy dạy, công nhân, những
người tự nguyện, một sinh viên, một linh
mục, một tu sĩ, những gì chúng ta được
kêu gọi để trở thành.
Có
sự nghỉ ngơi thì xấu khi chúng ta chỉ nghĩ
về mình và những tiện nghi cho chính mình. Không có sự
nghỉ ngơi cho công việc tốt, những
người theo gương mẫu của Chúa Giêsu. Họ
biết rằng hạnh phúc và sự viên mãn trong cuộc
sống sẽ đến bằng việc bắt chước
sự quảng đại và tinh thần vô vị lợi
của Chúa Giêsu.
|