“Đức
Giêsu, Thầy thuốc của tâm hồn”
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm
Quốc Phong)
Đoạn Tin
Mừng theo Thánh Marcô giới thiệu cho
chúng ta chân dung một vị Thầy thuốc tài ba và
tốt lành. Chúa Giêsu chữa tất cả
những người bệnh đến với Ngài.
Chúng ta biết rằng, theo văn hóa của người Do
Thái, bệnh tật được gắn liền với
tội lỗi, nghĩa là người Do Thái quan niệm và
tin rằng bệnh tật là một hình phạt từ Thiên
Chúa dành cho những người tội lỗi. Những
người bệnh tật bị cộng đồng
loại trừ và bị nhìn với con mắt khinh bỉ,
miệt thị. Chính vì vậy, mỗi khi Chúa Giêsu chữa
bệnh, Ngài hay nói với họ rằng “Tội của con
đã được tha” hay “Đức tin của con đã
cứu con”. Chúa Giêsu không chỉ là bác sĩ thể lý, mà quan
trọng hơn, Ngài là một bác sĩ của tâm hồn,
chữa hết những vết thương tâm hồn,
đưa họ trở lại với nhân phẩm của
con người, đưa họ trở lại với vai
trò làm con của Thiên Chúa, và ban cho họ niềm vui - bình an
- hi vọng để họ sống và sống dồi dào. Người được Chúa Giêsu chữa lành,
có khả năng hoán cải, và trở thành nhân chứng cho
Ngài.
Những
ai mắc bệnh về thể lý, họ tìm đến
bệnh viện để chữa bệnh với những
cách thức và phương thuốc thích hợp và họ có
cơ hội được chữa lành là rất lớn, vì
y học hiện nay rất phát triển và hiện
đại. Nhưng trong thời đại ngày nay, có những
căn bệnh rất nguy hiểm, đó là bệnh về
lương tâm đạo đức, bệnh về ý
thức hệ, … là hậu quả của các chủ
nghĩa sai lạc, của các lối sống thiên về
hưởng thụ, ích kỷ, cá nhân … đang ảnh hưởng
cách rộng rãi và sâu xa tới chúng ta, nhất là giới
trẻ.
Ở đây, xin
trưng dẫn một căn bệnh của giới
trẻ, đó là tình trạng tự tử của giới
trẻ trên thế giới. Theo ước tính của
Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên toàn thế
giới mỗi giây có một người tự tử,
mỗi năm con số này là 1 triệu người, số
người có ý định tự tử nhiều gấp
10-20 lần. Mỗi năm tại Trung Quốc có tới
250.000 người tự tử + 2 triệu người có
ý định tự tử; tại Nhật mỗi năm có
khoảng trên 30.000 người tự tử,
…
Một căn
bệnh khác của giới trẻ đó là “sống không lý
tưởng” hay lý tưởng sống quá thực dụng
thiên về vật chất. Căn bệnh này kéo theo hàng loạt
các căn bệnh khác, gây ra những cơn bão đánh
sập hệ thống luân thường đạo lý
của người việt, làm sản sinh ra các thế
hệ giới trẻ sống thực dụng và ích kỷ,
lấy vật chất làm nền tảng cho suy nghĩ và
hành động.
Đây là những
căn bệnh không đơn giản tí nào, không dễ gì
để tìm ra thuốc ngừa và thuốc chữa…Trong
tình trạng dường như bế tắc này của
thế giới, Chúa Giêsu mời gọi tất cả chúng
ta hãy chạy đến với Ngài để tìm ra
phương cách chữa chị và phòng ngừa. Ngài chữa
bệnh cho chúng ta không cần điều kiện, với
cung cách của một người cha yêu thương:
“Người lại gần, cầm lấy tay bà mà
đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay… ” (Mc 8,31). Ngài cũng đang chữa
bệnh cho tất cả chúng ta, là những người ý
thức mình đang mang bệnh, với ước muốn
được sống và sống dồi dào.
Chúa Giêsu đã
từng nói: “Ta đến thế gian để kêu gọi
những người tội lỗi […] chỉ người
bệnh mới cần thầy thuốc”. Mỗi
người chúng ta cũng nên tự hỏi rằng: “Chúa
Giêsu đến để kêu gọi và chữa bệnh cho
tôi chăng?” hay “Tôi là một giáo lý viên gương mẫu
và nhiệt tình, tôi là một tu sinh tốt lành, hay tôi là
một linh mục mẫu mực, được nhiều
người cảm mến và ngưỡng mộ” …
rằng “Tôi rất là OK, cuộc sống của tôi rất
bình an và hạnh phúc” có lẽ tôi chẳng có bệnh gì!!!
Chúa
Giêsu thích “đến gần, cầm tay, nâng dậy”
những ai ý thức mình tội lỗi, bị bệnh và cần
đến Ngài. Và đây chính là cơ hội
thúc đẩy chúng ta đến “gặp gỡ” Ngài.
Ngược lại, những ai cảm thấy mình “tất
cả đều ok”, thì cuộc gặp gỡ với Chúa
Giêsu trở nên rất khó khăn: “lạy Chúa con cảm
ơn Chúa vì con là người công chính … không như cái
thằng thu thuế bên kia”.
Chúng ta vui
sướng cảm tạ Chúa mỗi ngày không phải vì
chúng ta là những người thánh thiện, đáng
được hưởng hồng ân
bình an và ân sủng của Thiên Chúa, nhưng chúng ta vui
sướng hân hoan vì chúng ta là “những tội nhân
được tha thứ” một cách vô điều
kiện. Chúng ta được thừa hưởng một
cách “miễn phí” kho tàng Bình An - Hi Vọng, kho tàng Sự
Sống – Ơn Cứu Độ từ Thiên Chúa, vì thế
chúng ta cũng phải ra đi rao giảng kho tàng đó cho
mọi người cách “miễn phí”, như thánh Phaolo đã
nói trong bài đọc II: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao
giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16), bởi vì “Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc
đời con chỉ là hơi thở” (Gp 7,7), con cần có
Chúa, con ao ước được gặp gỡ Ngài
mỗi ngày trong các Bí Tích và trong anh chị em con, vì Ngài là Bác
Sỹ cho tâm hồn con, vì “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên
con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho
đến khi được yên nghỉ trong Chúa”
(Augustino, Tự thuật I, 1, 1).
|