Con đã viếng
thăm Ta - Athur Tonne
Vị linh mục dừng lại nghé thăm một gia đình nghèo
ở vùng núi Kentucky. Vừa khi linh mục chào bà mẹ. Bà
ứa nước mắt kêu lên:
"Ôi thưa cha, con vừa được biết cha đến thăm hôm nay.
Con tin cha có thể giúp con." Bà dốc bầu
tâm sự; bao lo âu,
bao rắc rối. thỉnh
thoảng vị linh mục chêm vào một
vài lời khích lệ; nhưng ngài cảm thấy hoàn toàn bất
lực trước khổ tâm của
bà. Kể xong, bà ngừng
một lát rồi kêu lên:
"Ôi thưa cha, cha giúp
con nhiều quá. Cha đã giải
quyết cho con mọi vấn đề". Vị linh mục bối rối, ngài chẳng giải quyết vấn đề nào cả. Rồi
ngài bắt đầu hiểu ra: Bà chỉ cần
và mong được
thông cảm.
Bài Tin Mừng hôm nay kể
rằng; Chúa Giêsu chữa nhiều bệnh nhân, những chứng bệnh khác nhau. Người
làm được vì Người là Thiên Chúa. Làm
sao chúng ta có thể làm
đuợc như Chúa? Chúng ta không thể làm phép lạ,
không thể chữa bệnh đụng tới bệnh nhân, bằng lời nói hay bằng
cử chỉ. Tuy nhiên, chúng
ta có thể dự phần vào việc chữa bệnh của Đức Kitô.
Chúng ta có thể thăm người bệnh, như vị linh mục trong câu chuyện,
chúng ta cảm thấy bất lực, đến ngớ ngẩn trước sự đau đớn, khổ tâm, thiếu thốn mà chúng ta không
thể làm thuyên giảm hay chữa bệnh.
Đức Giêsu hứa Thiên đàng cho những
ai viếng thăm người bệnh. "Ta
đau các con đã viếng thăm… Hãy đến. " Ngay Cựu ước cũng thúc dục chúng ta: "Đừng chậm trễ thăm người bệnh vì nhờ thế
con được quí
mến." Thăm viếng người bệnh một cách thân tình,
vui vẻ tại nhà hay
trong bệnh viện; có thể xoa dịu
tinh thần, trợ lực thể xác. Chúng ta có thể
làm gì cho
người bệnh;
lắng nghe khi họ cần biểu lộ tâm sự. Thông
cảm khi lắng nghe là một nghệ thuật cần trau dồi, phát triển, một người đến thăm biết thông cảm khi họ đem nổi đau của nạn nhân vào lòng
mình. Họ biết chia sẻ niềm đau xót dẫu rằng
họ đã nghe câu chuyện
cả ngàn lần.
Chúng ta có thể đem đến một tin vui một sự
kiện xây dựng hoặc nụ cười, một câu chuyện
trên Tivi hay báo chí.
Cắt một bài vắn trong
báo hay tạp
chí và đọc
cho bệnh nhân nghe. Nhưng
nhớ, bạn phải chuẩn bị trước, bạn sẽ nói gì và
nói làm sao.
Bông, trái cây, các loại
đồ ăn cũng giúp bệnh nhân mạnh tinh thần. Khi chọn quà bạn cần
dùng óc tưởng
tượng cố gắng để món quà thích
hợp với tư cách, khung
cảnh, nghề nghiệp và sở thích của bệnh nhân. Món quà
đơn giản, không xa xỉ
lại thường
là quí giá.
Bạn đừng
nói suông: "Tôi sẽ cầu
nguyện cho." Tốt hơn nên nói; "Tôi sẽ cầu
nguyện cho anh (chị) trong Thánh lễ
hôm nay… "Sáng mai tôi sẽ
cầu nguyện cho anh (chị)".
Đừng nói dài dòng. Hãy
giữ giờ thăm, nội qui của bệnh nhân. Hãy tế
nhị, hãy biết quan tâm lo lắng
cùng Chúa Kitô trong giới
hạn của bạn, nhưng đầy tình thương.
Xin Chúa chúc
lành cho bạn.
|