Tại Hội đường
Caphácnaum
(Suy niệm của Lm.
Giuse Nguyễn Thể Hiện)
Bài Tin Mừng tuần
trước đã kể cho chúng ta sự kiện Chúa Giêsu
kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Các ông sẽ
là những người chứng kiến các hoạt
động của Người ngay từ đầu. Bài
Tin Mừng hôm nay (Mc 1,21-18) giới thiệu hoạt
động đầu tiên của Chúa Giêsu mà các ông
được chứng kiến: Chúa Giêsu giảng dạy
tại Caphácnaum và chữa lành người bị quỷ ám.
“Đức Giêsu và các môn
đệ đi vào thành Caphácnaum. Ngay ngày sabát, Người
vào hội đường giảng dạy” (c.21). Ngay
từ đầu sứ vụ tại Galilê, giảng
dạy đã là một trong những hoạt động
chính yếu của Chúa Giêsu. Chính Người sẽ xác
nhận cách tỏ tường điều này khi quân dữ
tra tay bắt Người: “Ngày ngày tôi vẫn ở giữa
các ông, vẫn giảng dạy…” (14,49). Tác giả Mc rất
chú tâm đến hoạt động giảng dạy
của Chúa Giêsu. Nhưng, cũng như ở nhiều
nơi khác (ví dụ 2,13; 6,2.6.34; 10,1), ở đây ông
chỉ kể rằng Chúa Giêsu giảng dạy chứ không
nói gì về nội dung của lời giảng dạy. Có
lẽ đối với ông, điều đáng quan tâm
nhất phải là chính Thầy Giêsu, hơn là điều
Người giảng dạy.
Một nét đặc
trưng của hoạt động giảng dạy của
Chúa Giêsu là hiệu quả lời giảng dạy của
Người. Hiệu quả đó được trình bày
qua việc kể lại trải nghiệm của những
người nghe giảng: “Thiên hạ sửng sốt
về lời giảng dạy của Người” (c.22a).
Họ bị đánh động sâu xa và rất ngạc
nhiên. Tất cả những tiêu chí cổ điển
để đánh giá lời giảng đều không còn giá
trị nữa. Có một cái gì đó thực sự mới
mẻ đã xuất hiện, gây nên một sự sửng
sốt trong đám đông dân chúng. Nói cách khác, những
lời giảng dạy của Chúa Giêsu có sức mạnh
đặc biệt, giống như những hành
động quyền năng của Người. Cuối
bài Tin Mừng, tác giả sẽ nói rõ hơn về phản
ứng của dân chúng: “Mọi người đều kinh
ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế
nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy
lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các
thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” Lập tức
danh tiếng Người đồn ra mọi nơi,
khắp cả vùng lân cận miền Galilê” (cc.27-28).
Sở dĩ đám
đông dân chúng sửng sốt, là vì “Người giảng
dạy như một Đấng có thẩm quyền,
chứ không như các kinh sư” (c.22b). Các kinh sư là
những người hiểu biết Thánh Kinh, nhất là
Tôra. Họ giải thích Thánh Kinh cho dân chúng. Họ chỉ
cho dân chúng thấy cần phải làm gì để thi hành
thánh ý của Thiên Chúa. Bản văn Mc 1,22 này không có bất
cứ yếu tố nào cho phép chúng ta đánh giá tiêu cực
về hoạt động giảng dạy của các kinh
sư. Nhưng đồng thời, tác giả Mc muốn
nhấn mạnh với chúng ta rằng dân chúng đã mau chóng
nhận ra rằng lời giảng dạy của Chúa Giêsu
thì hoàn toànb khác với lời giảng dạy của các
kinh sư. Lời giảng dạy của Người có
một thẩm quyền đặc biệt, khác hẳn. Sau
này, chính sự khác biệt hoàn toàn này sẽ gây nên những
phản ứng tiêu cực nơi các kinh sư: họ
sẽ vu cáo rằng Chúa Giêsu nói phạm thượng (2,7),
rằng Người liên minh với quỷ vương
(3,22), rằng Người đáng bị kết án tử
hình (14,53-65).
Cùng với việc
giảng dạy, Chúa Giêsu còn thể hiện uy quyền
của Người bằng cách trừ quỷ. Khi ấy,
“trong hội đường của họ, có một
người bị thần ô uế nhập, la lên rằng:
“Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông
đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi:
ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Đức
Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi
người này!” Thần ô uế lay mạnh người
ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta”
(cc.23-26).
Trừ quỷ là
một trong những hoạt động của Chúa Giêsu mà
tác giả Mc ưa thích kể lại nhất, ví dụ trong
1,23-27.34.39; 3,11-12; 5,1-20; 9,14-29. Ở đây, quỷ
được gọi là “thần ô uế”. Chữ “thần”
ở đây có ý nói đến một sức mạnh
đầy quyền năng, hoạt động, và rất
khó kiểm soát. Chữ “ô uế”, trong ngôn ngữ Thánh Kinh,
chỉ về thực tại xấu xa, phàm tục, khác
hẳn thực tại của Thiên Chúa, đối
nghịch hoàn toàn với Thiên Chúa. Trong sách Tin Mừng,
thần ô uế xuất hiện như một sức
mạnh không phải của con người, nhưng hành
động một cách cá vị, có hiểu biết
đặc biệt, hoàn toàn đối nghịch với
Thiên Chúa, khống chế nhiều người và buộc
họ phải làm những điều xấu xa… Thần ô
uế rõ ràng là sức mạnh hoàn toàn đối nghịch
với Thần Khí của Thiên Chúa. Nó cũng là sức
mạnh thù nghịch với con người, phá hoại
sự tự do hành động của con người.
Chúa Giêsu được
khắc họa trong tư thế có quyền siêu việt
tuyệt đối trên thần ô uế. Người quát
mắng nó. Và chỉ bằng một lời quát mắng
như thế, Người đã chiến thắng nó.
Người giải thoát con người khỏi tình
trạng nô lệ thần ô uế, trả lại cho họ
sự tự do.
Trước khi bị
trục xuất, thần ô uế đã kêu lớn tiếng
với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì
đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi
biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên
Chúa!”. Lời này nói về sứ mạng và căn tính của
Chúa Giêsu. Nó cho thấy Chúa Giêsu có mối liên hệ
đặc biệt với Thiên Chúa. Người
được Thiên Chúa sai đến. Người
đến để tiêu diệt quyền lực ma
quỷ. Sau này, Người sẽ nói rõ ràng hơn: “Tôi không
đến để kêu gọi người công chính, mà
để kêu gọi người tội lỗi” (2,17); “Con
Người đến không phải để
được người ta phục vụ, nhưng là
để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá
chuộc muôn người” (10,45).
Tóm lại, bài Tin
Mừng hôm nay khắc họa cho chúng ta những
đường nét chính yếu trong hoạt động
của Chúa Giêsu:
(1) Ngay từ
đầu, Người không hoạt động đơn
độc, nhưng là trước sự hiện diện
và chứng kiến của các môn đệ mà Người
đã kêu gọi; họ đã bỏ mọi sự mà theo
Người và Người cho họ được
đồng hành với Người trong hoạt
động cứu độ của Người.
(2) Người
giảng dạy. Đây là một hoạt động chính
yếu của Người ngay từ đầu.
(3) Người
giảng dạy theo một cách thức hoàn toàn khác với
các kinh sư Do Thái đương thời.
(4) Người trừ
quỷ, tức là thực hiện những hành động
quyền năng để giải thoát con người
khỏi tình trạng nô lệ những thế lực gian
ác.
(5) Người hoạt
động trong một mối tương quan đặc
biệt với Thiên Chúa: Người là Đấng Thánh của
Thiên Chúa.
(6) Người
giảng dạy và hành động như một
Đấng có thẩm quyền đặc biệt.
Chúa Giêsu vẫn đang
hoạt động như thế giữa thế giới
hôm nay, nhờ Hội Thánh. Sứ vụ của
Người được tiếp nối bởi Hội
Thánh. Và Hội Thánh được mời gọi hành
động như Chúa đã hành động. Chúng ta
được mời gọi ý thức về điều
đó, để cầu nguyện cho Hội Thánh và
để sống xứng đáng với sứ vụ cao
cả của Hội Thánh.
|