Quyền năng
Ralph Waldo
Emerson chiếm vị trí như là một trong những nhân
vật văn học vĩ đại của Mỹ vào
thế kỷ 19. Vốn là một học giả, một
nhà văn tiểu luận và một thi sĩ gây ảnh
hưởng rộng rãi, ông trở nên một trong những
tiếng nói quan trọng nhất trên quê hương ông. Ông
là một kẻ thù ác liệt của sự nô lệ và
thối nát về mặt chính trị. Một trong những
bài tiểu luận của mình, ông nói một điều gì
đó rất phù hợp dưới ánh sáng của bài Tin
Mừng hôm nay:
“Tôi
chỉ biết rằng mình sống đến mức
độ này mà thôi. Ngay khi chúng ta biết rằng những
lời nói của người nào mang nặng hơi thở
cuộc sống, thì ngay tức khắc, tôi học hỏi
được từ bất cứ thuyết trình viên nào
về lối sống của họ. Một người
nói từ bên trong, hoặc từ kinh nghiệm, là sở
hữu chủ của sự kiện; người nào nói
từ bên ngoài, thì như một khán giả, hoặc như
một người mới làm quen với những sự
kiện dựa trên chứng cứ của một
người thứ ba. Không cần phải rao giảng cho
tôi từ bên ngoài. tôi có thể tự mình làm được
điều đó”.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta
đọc được rằng lối giảng dạy
của Đức Giêsu đã “làm cho dân chúng sửng sốt,
bởi vì người giảng dạy như một
Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh
sư”. Tại sao Đức Giêsu gây được tác
động như vậy trên các thính giả của
Người? Bởi vì theo lối nói của Emerson, thì “
Đức Giêsu luôn luôn nói từ bên trong, và theo một
mức độ vượt lên trên tất cả những
người khác. Nhưng đây là cách thức mà mọi
người nên luôn luôn áp dụng. Tất cả mọi
người đều không ngừng trông đợi sự
xuất hiện của một nhà giảng dạy giống
như thế”.
Trong đời sống thiêng liêng,
lối nghe gián tiếp ít có giá trị. Ở đây,
người duy nhất nói với quyền năng, chính là
người đã sống với điều đang nói
đến. Không có quyền năng nào giống như quyền
năng của người đã sống điều mà
họ đang nói.
Ngay khi Đức Giêsu bắt
đầu giảng dạy, ngay tức khắc dân chúng
nhận ra rằng có một sự mới mẻ và trong
suốt trong lời giảng dạy của Người.
Mặc dù Người không có cùng một loại kiến
thức giống như các kinh sư vào thời đó.
Nhưng theo một cách thế nào đó, thì đây lại là
một lợi thế. Van Gogh nói “Về một
phương diện nào đó, thì tôi lại vui mừng vì
mình không được học vẽ”. Có nhiều cách
học hỏi hơn là từ trong sách vở. Trường
đời thật là vĩ đại.
Điều này đã gây được
ấn tượng nhiều nhất nơi nơi các thính
giả của Đức Giêsu chính là quyền năng mà
Người đã sử dụng khi giảng dạy,
mặc dù Người không hề giữ một vị trí
chính thức nào cả. Nhưng để có khả năng
nói bằng năng quyền, người ta không cần
phải giữ một vị trí chính thức nào. Trên
thực tế, đôi khi sự thật còn trái ngược
lại. Người giữ một cương vị chính
thức không sống theo con người riêng của họ.
Người đó bị bắt buộc phải thúc ép theo
đường lối của đảng phái. Trong khi
người không nắm giữ một cương vị
chính thức nào, thì có quyền tự do để nói
đúng điều cần phải nói.
Trong thời của Đức Giêsu,
không có một kinh sư nào diễn tả được
theo ý riêng của mình. Ông ta luôn luôn phải mở lời
bằng cách nêu ra uy tín của mình. Ông ta dựa vào những
lời trích dẫn từ các thày thông luật vĩ
đại trong quá khứ, để hỗ trợ cho câu
nói của mình. Điều cuối cùng mà ông ta làm
được, đó là đưa ra một lời phê phán
độc lập.
Đức Giêsu nói với tiếng nói
của riêng Người, với quyền năng của
bản thân Người. Người không hề biện
hộ cho tất cả mọi điều mà Người
nói, bằng cách trích dẫn Kinh Thánh, hoặc câu nói của
một vị thày thông luật khác. Điều đó sẽ
chỉ càng chứng tỏ rằng người đó thiếu
năng quyền mà thôi.
Về một khía cạnh, chúng ta
phải phân biệt giữa quyền năng và ảnh
hưởng, và về khía cạnh, phải phân biệt
giữa sức mạnh và sự kiểm soát. Một số
người có quyền năng vĩ đại nhất
về mặt luân lý, lại không hề có sức mạnh;
và có người gây ảnh hưởng nhất, lại
không cần phải kiểm soát những người mà
họ gây ảnh hưởng. Một người có
thể có tất cả quyền năng trên trần gian,
lại vẫn thất bại trong vai trò của một
người giảng dạy.
Có một số người có tính
ưu việt về mặt tinh thần, mà không thể
giải thích được. Điều này đem
đến cho họ năng quyền vĩ đại
về mặt luân lý. Họ có được năng
quyền này, không phải là do chức vụ mà họ
nắm giữ, nhưng là do ở chính con người
của họ. Đây là năng quyền vĩ đại
nhất và cao cả nhất vượt lên trên tất
cả mọi sự. Điều này bắt nguồn từ
chính năng quyền của Thiên Chúa. Nếu không có
được năng quyền này, thì người nắm
giữ một chức vụ chỉ là một người
thừa hành, chỉ là một người phát ngôn mà thôi.
Đức Giêsu đã có loại
quyền năng này, với một mức độ mà không
có bất cứ người nào khác đạt
được. Mỗi người Kitô hữu, bất
kể người đó nắm giữ một chức
vụ gì, đều có thể và nên có loại quyền
năng này – loại quyền năng xuất phát từ
việc sống theo tính cách của một con người
chính trực trong suốt.
|