Thiên Chúa thì vĩ đại.
(Trích trong
‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Hầu hết mọi
người đã được nghe về câu chuyện
tiên tri Giona bị con cá voi nuốt. Điểm
chính của câu chuyện này thì bị lãng quên, nếu chúng ta
không biết hoặc không nhớ thế nào mà ngài đã lâm
vào tình trạng bi đát đó. Thiên Chúa
đã kêu gọi Giona làm tiên tri cho Người và đến
rao giảng cho những người dân trong thành Ninivê.
Giona không đơn giản là một tiên tri dễ bảo
như tiên tri Isaia, Giêrêmia, Amos. Ngài đã làm
một cuộc cách mạng chống lại những
ước muốn của Thiên Chúa. Lý do của ngài là
người dân Ninivê không phải là dân Do Thái. Họ
là kẻ thù của người Do Thái. Giona
sợ rằng những người dân Ninivê sẽ nghe
những lời rao giảng của ông, thống hối và
sẽ trở nên có ơn nghĩa với Thiên Chúa. Đó là điều sau cùng mà ông muốn xảy ra.
Yêu cầu Giona rao giảng cho những
người dân thành Ninivê thì giống như yêu cầu
một cổ động viên của Dalas Cobow cầu
nguyện cho đội Francico Fortinight chiến thắng
Super Bowl.
Khi Giona cố
gắng chạy trốn Thiên Chúa. Ông ta lên
một chiếc thuyền và sau đó liền lâm vào một
cơn bão đe doạ đến sự sống của toàn
thuyền, khi ấy những người thuỷ thủ
kết luận rằng, Giona chính là vấn đề nên
họ đã liệng ông ra khỏi thuyền. Ông bị
nuốt bởi một con cá khổng lồ, Thiên Chúa ra
lệnh cho cá nhả Giona vào bãi biển, đó là
đường lối của Thiên Chúa để nói cho
Giona rằng; “Bây giờ anh phải vui lòng đi và rao
giảng cho người dân Ninivê về những gì sẽ
xảy ra”.
Sách Giona thì
giống như những dụ ngôn của Chúa Giêsu, ở
đó tiềm ẩn những bài học quan trọng
để giáo huấn. Giona đại
diện cho những người nhỏ mọn, rất ích
kỷ, người không muốn chia sẻ bất cứ
điều gì với người khác và ngay cả Thiên Chúa
nữa. Giona là biểu tượng cho những
người oán ghét người khác, tham lam, và từ
chối sự giảng hoà với kẻ thù của mình, cho
dù họ vẫn trông đợi Thiên Chúa tha thứ tội
lỗi cho họ. Giona đại diện cho
những người đó, những người không
hiểu biết Thiên Chúa.
Thiên Chúa thì lớn lao
nhưng chúng ta có khuynh hướng nhỏ mọn ti
tiểu. Thiên Chúa đang tha thứ nhưng
chúng ta có khuynh hướng từ chối những kẻ
làm tổn thương chúng ta. Thiên Chúa là
Đấng quảng đại nhưng chúng ta có khuynh
hướng trở thành ích kỷ. Dấu
hiệu của Thiên Chúa thì rất khác biệt với Giona
và tất cả những ai giống như Người là
thánh giá. Trong kinh nguyện Thánh Thể thứ hai chúng
ta nói với Chúa Giêsu rằng: “Ngài đã giang rộng cánh tay
trên thánh giá”, Ngài đã làm như vậy để âu yếm
những người nam, người nữ trong mọi
thời và mọi nơi. Bản dịch từ tiếng Tây
Ban Nha làm cho ý nghĩa này trở nên rõ ràng cảm
động hơn: “Ngài đã giang rộng cánh tay của
Người”. Đó là Ngài muốn vươn
đến xa bao nhiêu có thể, để không một
người nào bị loại trừ khỏi tình yêu giao hoà
của Người.
Trước
khi Ngài hy tế chính mình trên thánh giá để cứu
độ chúng ta. Chúa Giêsu muốn bảo
đảm sứ vụ của Người
được tiếp tục trên mặt đất này,
sau cái chết và sự Phục Sinh của Người.
Ngay sau khi bắt đầu đời sống công khai, Ngài
đã chọn các tông đồ, những người tông
đồ được chọn là những hạt nhân
ở chung quanh Ngài, và họ sẽ hình
thành Giáo Hội của Người. Họ sẽ trở
thành những người đánh cá linh hồn với
một cái lưới lớn lao,
lưới đó còn lớn hơn là con cá đã nuốt
Giona, một cái lưới lớn như vậy sẽ
đủ cho tất cả mọi người. Chúng ta gọi Giáo Hội Công Giáo bởi vì Giáo
Hội là hoàn vũ. Giáo Hội đó có
khuynh hướng trở lại qua mọi thời
để đến thời của Đức Kitô ở
lại cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang.
Đó là Công Giáo và cũng là ý nghĩa tất
cả mọi dân không ai bị loại trừ. Mặc
dù Giáo Hội đặt nền tảng được sáng
lập tại Giêrusalem nhưng không phải thuộc về
người Do Thái. Mặc dầu Giáo Hội
đặt trung tâm tại Rôma nhưng không phải là
của người Ý. Giáo Hội được trải
rộng chính yếu bởi những nhà truyền giáo châu Âu
nhưng Giáo Hội không là người châu Âu. Giáo Hội là Công giáo, hoàn vũ. Tất
cả những người Công Giáo đích thực thì không
đóng kín trái tim của mình với
những người khác như là tiên tri Giona đã làm.
Đúng hơn họ phải trở nên giống như
Đức Kitô giang rộng cánh tay,
vươn cánh tay của họ ra để âu yếm
hết mọi người.
|