Đạo Trời
I. Đạo Trời có từ lúc nào?
Loài người
có linh hồn, dođó có khuynh hướng tìm về Đấng Thiêng Liêng. Khi Lão, Khổng, Phật và Thiên Chúa giáo
... chưa truyền vào nước ta, thì người Việtnam đã tin có TRỜI; bằng chứng là có
nhiều câu nói và chuyện tích liên quan đến Trời,
hơn các tôn giáo khác:
Trời sinh voi, Trời sinh cỏ; Sống
nhờ Trời, chết về chầu Trời.
Trời
cho ai nấy hưởng; Trời
gọi ai nấy dạ.
Trời sinh, Trời dưỡng; Trời cao có mắt.
Trời cho không ai thấy; Trời lấy không ai hay.
Trời nào có
phụ ai đâu; hay làm thì giàu, có chí thì nên.
Trời cho hơn
lo làm; Chỉ có Trời cứu.
Mong đèn Trời
soi xét; Có Trời chứng giám.
Trời cao đất
rộng, em vọng lời nguyền:
Đất trời còn
đó, em nguyện một lòng thủy
chung.
Trời không phụ người có lòng tôt.
Trời sinh
con măt là gương, người gét it ngó, người thương ngó hoài.
Lưới Trời lồng
lộng, thưa mà không lọt.
Trời không
dung thứ kẻ gian ác. Không có Trời, ai ở với ai?
Con người tính kế, nhưng thành bại là do Trời.
Phí của Trời,
mười đời chẳng có; Biết ơn Trời, mười đời chẳng khó.
Ơn Trời mưa
nắng phải thì; Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu.
Công lênh chẳng
quản dài lâu; Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Lạy Trời mưa
xuống, Lấy nươc tôi uống,
Lấy ruộng
tôi cầy, Lấy đầy bát cơm…
Nhờ Trời mưa
thuận gió hòa, nào
cầy nào cấy trẻ già đua nhau;
Nhờ
Trời mưa thuận gió đều, cho
đồng lúa tốt, cho chìu lòng em.
Theo Trời
thì tồn tại, nghịch Trời thì diệt vong.
Ở hiền thì
lại gặp lành, những người
nhân đức Trời dành phước
cho.
Con chim nó
hót trên cành, nếu Trời không có, có
mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao, nếu
Trời không có, làm sao có mình?.
Trời
ơi, sinh giặc làm chi, cho chồng tôi phải ra đi chiến trường.
Trời
ơi, có thấu tình chăng, con người nhân ngãi lai căng mất rồi!
Trời
sao Trời ở chẳng công, người ba bốn vợ, người không vợ nào!
Trời
sao Trời ở chẳng cân, người ăn không hết người lần không ra.
Dù ai nói ngược nói xuôi; ta
đây vẫn giữ Đạo Trời khăng khăng,
Dù ai chuốc lợi mua danh; miễn ta, ta được đạo lành thì thôi.
Ngày xưa chỉ
biết kêu Trời; ngày nay
đã biết rằng Trời là Cha;
Trần gian không phải quê nhà; thiên đàng vĩnh phúc mới là
chính quê v.v..
II. Chuyện
tích liên quan đến Trời.
Hầu hết gia đình Việtnam trước đây đều có bàn
thờ TRỜI. Bàn thờ là một trụ gỗ và bên trên
trụ gỗ là một miếng ván vuông, mỗi cạnh độ 25 cm. Trên miếng ván có
một lọ đựng cát để cắm mấy cây nhang, và có một tách nước. Ngày còn bé, tôi thấy bàn thờ Trời ở trước
sân nhà của người lối xóm, và trước sân nhà của nhiều con đường tôi
đi qua. Mỗi ngày, sáng và chiều, ông
hoặc bà lối xóm đứng trước bàn thờ, đốt một, hai cây nhang, van vái
với Trời. Đó là hình ảnh thật đẹp còn mãi trong tâm trí tôi. Con
người đẹp nhất là lúc cầu nguyện, nói chuyện với Trời; và xấu nhất là lúc chửi nhau,
đánh nhau, muốn diệt nhau.
Một hôm, có người nói với nhà bác học
Ampere: “Ngài thật vĩ đại vì đã
phát minh nhiều điều hữu ich cho
nhân loại”
Nhà bác học trả lời:
“Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên
Chúa.”
Sau khi tìm hiểu Thiên Chúa giáo, người Việtnam
được biết Ông Trời chính là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa, là Đấng
Tạo Hóa, là Chúa Giêsu Kitô đã đến trần gian để cứu chuộc nhân loại.
Đạo Trời, ngày nay còn được gọi là: Thiên Chúa Giáo, Kitô Giáo, Công Giáo.
III. Nét đẹp của Đạo Trời
1- Đạo Trời tóm
gọn trong một câu: “Yêu mến Thiên
Chúa trên hết mọi sự, và yêu thương mọi người như bản thân.”
Đạo Trời là Đạo tình thương. Đạo lý của Trời
thì từ ngàn xưa cho đến ngàn sau không thay đổi. Người Công giáo cũng yếu hèn, tội
lỗi, mù loà như
bao con người khác, nhưng được thừa hưởng đạo lý từ Trời, được nâng
đỡ bởi Trời; nhờ thế, người Công giáo dám hy sinh bản thân cho tha
nhân mà không hối tiếc;
dám yêu thương kẻ thù với tất cả chân tình mà không ân hận; nếu có
bị giết cũng yêu thương kẻ giết mình, mà không chúc dữ, không có ý tưởng làm hại, hoặc trả thù, mà còn tha thiết cầu nguyện
cho kẻ giết mình cũng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên quốc
sau cuộc đời ngắn ngủi này.
Người Công giáo không tự huỷ mạng sống, bởi sự
sống là quà tặng của Thiên Chúa. Các
nhà bác học cho biết: “Không nhà bác học nào tạo được sự sống, dù chỉ là sự sống của
một hạt thóc, một cọng cỏ.”
Người tự tử không phải là kẻ mạnh, mà là kẻ đã đầu hàng
trước những đau khổ ở hiện tại, hoặc lo sợ những đau khổ sẽ xẩy đến,
mà họ nghĩ là
không thể chịu đựng nổi.
2- Một Phật
tử trí thức, viết:
“ Tôi gặp anh và các bạn anh, gặp vợ và con các anh, gặp cả
mẹ già các anh. Các bà mẹ sùng kính Chúa cũng như mẹ tôi sùng kính Phật. Tôi đến
nhà anh, chứng kiến cuộc sống của gia đình các anh. Từ thái độ, cư xử của con
các anh, vợ các anh. Tôi quan sát rất nhiều và kỹ. Và tôi chợt hiểu ra vì sao tỉ
lệ phạm nhân giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam, con số người theo đạo Thiên
Chúa chiếm cực kỳ thấp. Thấp đến mực độ có thế nói bói cũng không ra.
.. Ngày
hôm nay tận mắt, tận tai tôi chứng kiến. Những người Công Giáo mà tôi đã tiếp
xúc đều là những người bình thường như những người không Công Giáo. Và những
người Công Giáo mà tôi gặp đều là người nếu so sánh, tôi xấu hổ vì con người họ
có nhiều đức tính tốt hơn tôi rất nhiều.”
3- Tôi có một người
bạn Đại Hàn, là một người vô thần, có lần anh nói với tôi: “Tôi
lấy làm lạ, nước Đại Hàn, số người theo Phật giáo đến hơn 85 % ; người Công giáo độ vài phần trăm, thế
mà các cơ quan từ thiện hầu hết đều do người Công giáo điều hành,
và các trại cùi thì chỉ có người Công giáo lo cho người cùi, không có tôn
giáo nào khác.”
Tôi nói với anh: “Anh thử tìm hiểu lý do tại sao đi.”
Ít năm sau, tôi được anh vui mừng cho biết là cả
gia đình anh đã được rửa tội, gia nhập Công giáo. Lần cuối cùng tôi
gặp lại gia đình anh, tôi thấy trên cổ của vợ anh, của các con anh,
và cả của anh, đều có đeo mẩu ảnh Đức Mẹ ban ơn lành.
NguyễnHyVọng
|