Thánh Gia
Có một câu chuyện kể
lại rằng: Giữa đường chạy trốn
sang Ai Cập, để tránh khỏi sự tàn sát của
Hêrôđê, Thánh Gia đã gặp phải một bọn
cướp và bị chúng bao vây. Vừa khi chúng định
nhào tới trấn lội đôi vợ chồng trẻ,
thì một tên trong bọn tên là Dismas, bỗng nhận ra
đôi tay Mẹ Maria có ẵm một Hài
Nhi.
Quá xúc động trước nét
mặt vô tội của Hài Nhi, hắn đã khuyên can
đồng bọn để cho Thánh Gia ra đi
được an toàn. Trước khi rút
lui, hắn đã nghiêng mình trên Hài Nhi Giêsu
và nói:
- Xin hãy nhớ đến tôi và
đừng bao giờ quên giây phút này.
Truyền thuyết kể
tiếp: Về sau tên cướp ấy đã trở thành
người trộm lành, bị đóng đinh cùng với
Chúa Giêsu trên thập giá. Và chính Ngài đã nói với anh ta:
- Ngày hôm nay, con sẽ
được ở cùng Ta trên thiên đàng.
Dĩ nhiên đây chỉ là một
truyền thuyết, nhưng từ đó, chúng ta có thể
tìm thấy được một kết luận quan
trọng. Đó là khi trốn sang Ai Cập,
Thánh Gia đã gặp phải rất nhiều hiểm nguy.
Thời xưa, hầu như
mọi người đều đi thành từng đoàn,
bởi vì nhiều quãng đường thường bị
những bọn cướp kiểm soát, uy hiếp và
trấn lột. Điên rồ lắm mới đi một
mình, trừ khi vì khẩn cấp như trường
hợp của Thánh Gia hôm nay.
Thánh Gia cũng là một gia đình bình thường
như gia đình của chúng ta, nghĩa là cũng đã
phải gánh chịu những khổ đau và cay
đắng.
Đầu
tiên đó là việc Mẹ mang thai
bởi quyền phép Chúa Thánh Thần mà Giuse không hay biết,
khiến ông đã tính từ bỏ Mẹ một cách kín
đáo. Rồi cuộc hành trình từ Nagiarét
xuống Bêlem để đăng ký nhân hộ khẩu
giữa lúc Mẹ đang bụng mang dạ chửa. Không tìm được quán trọ, Mẹ đã
phải sinh Chúa trong cảnh khó nghèo của máng cỏ Bêlem.
Hài nhi Giêsu mở mắt chào đời
chưa được bao lâu, hai ông bà đã phải vội
vã đem con trốn sang Ai Cập. Làm sao kể cho hết những
hiểm nguy trên đường chạy trốn, cũng
như những khó khăn vất vưởng nơi
đất khách quê người. Rồi
những năm tháng âm thầm vất vả nơi
xưởng thợ Nagiarét. Và nỗi
khổ đau khi lạc mất Chúa vào dịp lên
đền thờ dự lễ vượt qua.
Thế
nhưng, có một điều chúng ta cần phải
học hỏi nơi Thánh Gia đó là đứng
trước mọi biến cố khổ đau và bất
hạnh, thánh Giuse và Mẹ Maria đều coi đó như
là thánh ý Chúa gửi đến trong đời, để
rồi các ngài đã mau mắn chu toàn, mà không một lời
ca thán, mà không một tính toán hơn thiệt. Vì
thế, lúc nào mái ấm của các ngài cũng ngập tràn
hạnh phúc và bình an.
Còn chúng ta thì sao? Phải nhận rằng gia đình nào
cũng có những vấn đề. Gia
đình nào cũng có những lo lắng những khổ
đau của mình. Gia đình nào cũng đã từng
gặp phải những tai ương
hoạn nạn. Tuy nhiên điều quan
trọng là thái độ của chúng ta khi đứng
trước những khổ đau gặp phải.
Rất có thể chúng ta đã phẫn uất, đã
bực bội và tức tối, để rồi khổ
đau chúng ta vẫn phải chịu mà chẳng đem
lại lợi ích gì, mà hơn thế nữa, còn trở nên
là một thứ chất độc làm hại tâm hồn
chúng ta.
Trái
lại, nếu chúng ta coi đó như là một thập giá,
như là thánh ý Chúa gửi đến và cố gắng chu
toàn trong lòng cuộc đời, lúc bấy giờ những
khổ đau dù bé nhỏ và tầm thường nhất,
cũng có được một giá trị to lớn, chúng
sẽ trở thành những sợi chỉ vàng dệt nên
tấm vải cuộc đời chúng ta.
|