Giáo dục
Khi con người luôn cảm thấy được
Thiên Chúa yêu thương và săn sóc, họ sẽ
đặt Ngài vào chỗ nhất trong cuộc sống
của họ. Và
dĩ nhiên khi đặt Thiên Chúa vào chỗ nhất trong
cuộc sống, con người sẽ suy nghĩ, cư
xử, hành động thêm một bậc thang trong đó có
các giá trị tinh thần và đạo đức luôn
đặt vào chỗ cao nhất, lúc đó thay vì hận thù
con người sẽ chọn lựa yêu thương, thay
vì nguyền rủa con người sẽ lựa chọn
tha thứ, thay vì giam mình trong vỏ ốc ích kỷ con
người sẽ tìm đến với người khác,
thay vì thất vọng bỏ cuộc, con người
sẽ tiếp tục tin tưởng và phấn
đấu.
Chỉ có
một chọn lựa như thế mới làm cho cuộc
sống mỗi ngày có ý nghĩa, sống như thế nào
để mỗi ngày sống thực sự mới mẻ,
đó là điều mà cha mẹ cần nhắc nhở cho
con cái bằng lời nói và nhất là hành động.
Mỗi ngày cha mẹ có thể chứng tỏ cho chúng thấy
rằng đánh động người khác bằng
những cố gắng rất đơn giản như
một nụ cười, một cái gật đầu,
một lời nói tử tế, một lời cầu
nguyện cho người khác… những cử chỉ tử
tế ấy luôn mang lại hoan lạc cho tâm hồn.
Để có một ngày sống có ý nghĩa người ta
không cần phải làm những hy sinh hay thay đổi
lớn lao trong cuộc sống, mỗi
một ngày sống đều có vô số những cơ
hội kỳ diệu để sống tử tế.
Chúng ta không
thể hiểu được các bí ẩn và những
vấn đề trong cuộc sống, nhưng chúng ta
phải tin rằng cuộc sống của mỗi
người đều có một mục đích và tất
cả chúng ta là một thành phần của một
chương trình rộng lớn được Thiên Chúa quy
định. Chúng ta không thể giải quyết tất
cả mọi vấn đề của thế giới,
chúng ta cũng chẳng giúp đỡ được
tất cả mọi người nhưng trong tầm tay của mỗi người, trong môi
trường sống mỗi người đều có
cơ hội để sống tử tế với
người khác.
Chính những cử chỉ tử tế hằng ngày
đó mang lại ý nghĩa cho cuộc đời. Một món quà nhỏ nhưng
được trao tặng với tất cả tự do
và yêu thương luôn mang lại ánh sáng cho một ngày
tăm tối. Cha mẹ nên tập cho con cái có thói quen
tặng quà cho người khác một cách nhưng không, không
tính toán. Tặng quà cho một người thân quen mang
lại cho chúng ta niềm vui thỏa đã đành, nhưng
giúp đỡ cho một người vô danh, một kẻ
lạ mặt mà không đợi một sự đáp
trả nào lại càng mang lại một niềm vui lớn lao.
Hằng
năm tại Hoa kỳ có nhiều ngày rất đặc
biệt, một trong những ngày đặc biệt
nhất hẳn phải là ngày 17.2 được Quốc
hội Hoa kỳ tuyên bố là ngày của những hành
động tử tế nhưng không. Trong
ngày đó người dân Mỹ được kêu gọi
hành động tử tế một cách vô danh và nhưng
không, nghĩa là không cần được biết
đến và cũng không mong được một sự
đáp trả nào. Quả thật xã hội càng
thừa mứa của cải vật chất, tình
người càng khô cạn, nội tâm con người
cũng càng trống rỗng, do đó chỉ có những
cử chỉ nhỏ bé mà con người thực thi cho nhau
với tất cả quảng đại quên mình, mới có
thể làm cho nội tâm được phong phú và mang
lại ý nghĩa cho cuộc sống mỗi ngày.
Để
có thể khơi dậy và phát triển lòng quảng
đại nơi con cái, cha mẹ không những phải
tập cho chúng giúp đỡ những người túng
thiếu trong môi trường sống của chúng, mà còn
phải mở rộng tầm nhìn của chúng để có
thể đến những vấn đề rộng
lớn hơn và phục vụ thế giới. Hằng
năm tại một số nước Tây phương,
như Đức chẳng hạn, các em thiếu nhi tự động quyên góp để giúp
đỡ cho các trẻ em tại các nước nghèo. Đây là một trong những chiến dịch giúp
cho những trẻ em sống bác ái. Bác ái
không chỉ là cho những đồng tiền dư
thừa. Bác ái thiết yếu là giúp
đỡ người khác vì yêu thương. Tự
nhiên đứa trẻ nào cũng có tinh thần bác ái, cha
mẹ còn nuôi dưỡng tinh thần ấy bằng cách qua
những cử chỉ hàng ngày và tạo cơ hội cho
chúng tham gia vào những chiến dịch rộng rãi hơn,
những cuộc quyên góp giúp đỡ cho các thiên tai hay
người nghèo chẳng hạn, là cơ hội tốt
nhất để cha mẹ khơi dậy và nuôi
dưỡng tinh thần bác ái đích thực nơi con cái.
Ngày nay truyền hình không phải là một
phương tiện giải trí, mà còn cần cho cha mẹ
xem như là một trường hợp thực tế
nhất để khơi dậy tinh thần bác ái của
con cái. Ngoài những
chương trình có nội dung giáo dục nhân bản,
truyền hình còn cho chúng ta tiếp cận với không
biết bao nhiêu người khổ đau trên khắp
thế giới, các nạn nhân của thiên tai,
những người tị nạn của chiến tranh và
bao nhiêu người khốn khổ khác trên khắp thế giới.
Những hình ảnh mà truyền hình mang
lại cho chúng ta mỗi ngày cần được cha
mẹ xem như là những cơ hội để khơi
dậy những đau khổ cảm thương, lòng
quảng đại và tinh thần bác ái nơi con cái. Cùng với sự cảm thông và lòng quảng
đại, một trong những thái độ cần
thiết cho một đời sống nội tâm dồi dào
và vững chắc mà cha mẹ cần vun trồng nơi con
cái, đó là cái nhìn tích cực về người khác.
Tất cả chúng ta, trẻ con cũng như người
lớn đều dễ dàng rơi vào thói quen khiển
trách, phê bình, chỉ trích, kết án người khác, thái
độ tiêu cực này làm cho chúng ta bất mãn và làm cho
nội tâm chúng ta trống rỗng.
Quả
thật, những lời kết án thường làm cho các
quan hệ của chúng ta với người khác trở
thành vẩn đục đen tối, một cách cụ
thể cha mẹ nên nhắc nhở con cái những khác biệt
hay thiếu sót, nhất là sự tàn tật của
người khác. Tựu trung, dạy cho con cái rằng
cuộc sống đều có một mục đích và
mỗi người đều có một giá trị thánh
thiêng là tập cho chúng nhìn người khác bằng chính ánh
sáng của Chúa. Nhìn trong ánh sáng của Thiên Chúa là chỉ nhìn
thấy điều tích cực nơi người khác, nhìn
trong ánh sáng của Thiên Chúa là xuyên qua những bất toàn
của người khác, nhận ra mỗi người là đối
tượng thể hiện tình yêu của mình.
|