Bóng tối không ưa Ánh sáng
I.
Nguyên nhân bắt đạo
Năm 1533, có
người Tây tên là Inekhu đi đường biển vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng
Ninh Cường và làng Quần Anh, thuộc huyện Giao Thủy. Sau đây là vài nguyên
nhân dẫn đến sự băt đạo:
1- Luật một vợ,
một chồng của Thiên Chúa Giáo làm
cho vua, quan, và
nhiều người vợ của vua, của quan không bằng lòng. Một vương phi (vợ của vua) đã sai một quan gửi đến Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, người đã
có công rất lớn trong việc hành thành chữ Quốc Ngữ mà chúng ta dùng ngày nay), một lá thư, có nội dung như
sau:
“Hỡi các Tây Giang
Đạo Trưởng, sao các người đến giảng trong nước ta một đạo lý
trái với tục đa thê của nước ta? Các người chỉ cho phép thần dân của
ta được có một vợ, một chồng, khi mà ta muốn có thêm nhiều tôi trung.
Từ nay ta cấm các người không được truyền bá đạo sai trái ấy nữa.
Nếu bât tuân lệnh ta thì các người phải biết rằng mất đầu, thì cái chân
không thể đứng vững nữa, nghiã là ta sẽ trừ diệt nguyên nhân sâu xa ra
khỏi nước ta.”
2- Vua Gia Long là người quảng đại và
tốt với dân, đã có lần nói với Đức cha Bá Đa Lộc: “Đạo của ngài là đạo tốt lành nhưng
nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được? Tôi không thể nào chỉ cưới
có một vợ.”
3- Có một vị quan get Đạo, đã nói, các
thừa sai (Linh mục, tu sĩ) lấy mắt người chết làm hạt
ngọc, rồi nhét bông vào mắt thay thế; vị quan còn nói thấy trong nhiều nhà thờ, có nhiều
hạt ngọc như thế.
Vua Gia Long
nói: “Nếu quả thật có như vậy,
họ sẽ bị trừng phạt; ngược lại nếu ngươi bịa chuyện sẽ bị chém
đầu”
Ông quan vội vã nhận là chỉ nge nói như thế thôi. Vua Gia Long ra lệnh chém đầu vị quan
này, nhưng Đức
cha Bá Đa Lộc đã can
thiệp và hắn được tha.
4- Một số sư sãi, thầy cúng, thấy dân chúng theo Đạo, bỏ
chùa thì vu cáo là nghi lễ bên Đạo là phù phép giết người. Các Đạo
trưởng (Linh mục) là phù thủy cao tay đến để
phù phép giết hại nhân tài, tướng giỏi, và một khi không còn nhân
tài, tướng giỏi thì họ sẽ nổi loạn. Và vào những năm mất muà, hạn
hán, hoặc bão lụt ...,mấy sư
sãi này nói, là tại
Thiên Chúa Giáo rao giảng ở nước ta, làm cho thần phật nổi giận gây
tai họa cho dân chúng ...
5- Có một quan lớn, một hôm mời Linh mục
Đăc Lộ đến dinh của ông mà không nói trước lýdo. Khi Linh mục đến thì
đã có nhiều người và nhiều sư sãi ở đó. Vị quan cho biết hôm nay ông
muốn Linh mục giảng đạo
Thiên Chúa trước
mặt khách của ông. Hầu hết họ thích nge, chỉ có một số sư sãi bất mãn
thường ngắt lời, và đưa những lý lẽ rút ra từ sách Nho, sách Lão
để phản đối.
Linh mục Đắc Lộ nhường lời cho Thầy giảng Y-nha-sô.
( Linh
mục Đăc Lộ huấn luyện cho một số thanh niên Việtnam yêu mến Đạo và
muốn dấn thân truyền giáo. Linh mục dạy họ kiến thức về đạo và quan sát cách
sống của họ. Sau vài năm theo dõi và huấn luyện, ngài phong cho họ
chức Thầy Giảng. Thầy giảng thường là người trẻ, chưa lập gia đình
và phải tuyên hứa sống độc thân và vâng lời các Linh mục. Thầy giảng Y-nha-sô là người Việtnam.
Y-nha-sô là tên thánh. Các giáo sĩ Tây phương thường gọi tên thánh của
các Kitô hữu, và
bút ký của các ngài cũng thường chỉ ghi tên thánh )
Trong cuộc tranh luận về tôn giáo giữa Thầy giảng Y-nha-sô và các sư sãi
có địa vị cao cấp thời đó. Các sư sãi đuối lý, thua liểng xiểng.
Thua trong một cuộc tranh luận không phải là điều
xấu. Điều xấu là không có lòng khiêm nhường, không dám chấp nhận
sự thật, không đủ can đảm chấp nhận chân lý, nhưng lại mang trong lòng
sự thù hận và tìm cách trả thù. Một số sư sãi này đã tìm cách
gây ảnh hưởng với những ông vua chỉ biết có đạo Phật, để nhờ tay vua
tiêu diệt Thiên Chúa Giáo. Cũng có sư sãi xin vào Đạo. Trong suốt
thời gian bị bắt Đạo, vua quan Việtnam đã giết hơn 130, 000 người Công giáo
chỉ vì họ theo Đạo Thật.
Ngày hôm nay, Cộng sản tàn ác và thâm độc hơn
hằng triệu lần, là chúng đã và không ngừng bịa chuyện, vu khống qua
mọi phương tiện chúng có, để đánh phá Công Giáo; Cộng sản cũng đã
và đang đánh đập, bỏ tù, vu khống đủ các thứ tội, và giết... những
ai dám bày tỏ lòng yêu tổ quốc và yêu dân tộc Việtnam, vì không muốn
Việtnam bị đồng hóa, bị mất vào tay giặc Tàu.
II.
Có ai mộ mến Phật hơn tôi?
Thầy thuốc Nghiêm, 72 tuổi, sinh quán tại Phương
Tây, tỉnh Quảng Nam. Ông có tánh nóng nẩy và rất sùng Phật giáo.
Manuel
là một giáo dân đã mời Thầy thuốc Nghiêm đến chữa bịnh. Trong lúc
thầy thuốc chữa bịnh thì bịnh nhân nói về tôn giáo. Sau 3, 4 bận, giáo dân này
đã chinh phục được ông về với Chúa. Việc Thầy thuốc Nghiêm về với Chúa,
đã làm chấn
động những người Phật giáo thời đó.
Sau khi được ơn trở về, ông có tên là Gioan Nghiêm,
ông cộng tác đắc lực
với Linh mục, trong việc kêu gọi nhiều người gia nhập Đạo. Ông thường
nói: “Có ai mộ mến Phật hơn tôi?
Có ai làm những điều dị đoan hơn tôi? Thế mà nhờ ơn Chúa, từ khi
nhận Phép Rửa Tội, tôi hoàn toàn đổi mới”.
Tại Làng Phúc, có một người bị quỷ nhập, cha mẹ
của người bị quỷ nhập mời Thầy thuốc Gioan Nghiêm đến để cầu
nguyện. Ban đầu Gioan Nghiêm hỏi người bị quỷ nhập về đạo Phật, thì
nó nói những điều làm cho nhiều người theo đạo Phật phải hổ thẹn. Quỷ
trong người bị quỷ nhập thú nhận, là Đức Trinh Nữ Maria bắt buộc nó
phải nói sự thật. Nhiều người lúc đó
góp tiền có ý định xây chùa, nhưng sau khi nge quỷ trong người bị quỷ
nhập nói nhiều điều nhãm nhí của Phật giáo, họ đã đổi ý và xin
góp tiền để xây nhà thờ kính Đức
Trinh Nữ Maria.
Khi hay tin
có lệnh bắt đạo, Gioan Nghiêm đã nói với các Kitô hữu: “Chúng ta còn làm gì ở đây nữa? Hãy đi
để cùng chêt với các cha và vì Đạo Thật của Chúa chúng ta.”
Gioan Nghiêm đã đến nơi đang bắt đạo và xưng mình
có Đạo. Khi ông bị bắt, người con của ông là một nhà sư, tìm mọi
cách để cứu ông, khuyên ông chỉ cần nói một lời chối Đạo thì được
ra về, nhưng ông đã bịt tai không muốn nge.
Khi Gioan Nghiêm ngồi trong tù, có một lính gác
cảm mến, vì biết ông là thầy thuốc rất tận tình, nên xúi ông trốn
đi, và anh bằng lòng chịu hình phạt của quan trên. Nhưng ông nói: “Tôi muốn chêt vì Chúa
của trời đất hơn là sống mà phải lén lút không dám xưng Đạo Thật
trước mặt người đời.”
Trước khi bị hành quyết, Gioan Nghiêm hát Kinh Tin
Kính, đầu của ông bị chém lià khỏi cổ, nhưng mặt vẫn tươi và nở nụ
cười.
III.
Đấu lý giữa Quan bắt đạo và Đạo trưởng
Dưới đây là đoạn đấu lý rất lý thú giữa Quan
bắt đạo và Đạo trưởng Phêrô Nguyễn Văn Tự. Đạo trưởng nói:
- Tôi luôn tôn kính
ba cha.
Quan bắt đạo hỏi:
-- Ba cha nào?
-
Thiên Chúa là Cha trên trời, là
Chúa Tể, là Vua; và cha dưới đất là đức vua; và cha thấp hơn nữa là
cha của tôi.
-- Tôt lắm. Nhưng đạo trưởng nghĩ lại đi. Nếu vua
là cha thay cho Chúa,
ngài truyền cho đạo trưởng phải bước qua thập giá mà đạo trưởng
không vâng lời, vậy đạo trưởng không làm vua phật ý sao?
- Không phải vậy,
khi vua và cha tôi truyền cho tôi làm điều xấu, như bước qua thập giá,
là dấu chỉ của Cha trên trời, làm sao tôi có thể theo được?
-- Nhưng tại sao có nhiều người phản bội đạo
trưởng tại làng Đức Trãi?
- Tôi dạy họ mỗi
ngày, nhưng cũng giống như quan vậy, quan có nhiều đứa con, đều muốn
cho họ trưởng thành, tốt lành; vậy tại sao có người vâng lời, có
người không tuân theo?
-- Dân làng Đức Trãi đã bước qua thập giá, tại
sao đạo trưởng vẫn bướng không theo?
- Tôi đã nhận ân
huệ của Chúa rất nhiều, Ngài đã cho tôi gấp trăm, gấp ngàn lần sánh
với dân làng Đức Trãi, như vậy Ngài muốn tôi làm thủ lãnh dẫn dắt
họ ra trận. Khi thấy kẻ thù, họ thất đảm chạy tán loạn, khổ cho
họ. Còn tôi là tướng trận, tôi phải can đảm và trung thành với Chúa
tôi. Nếu tôi cũng hèn nhát như họ, thì thà rằng tôi bị chém đầu và
liệng xuống sông, hay bị một cơn bịnh không thể chữa được còn hơn; và
vì thế tôi phải trung thành và chiến đấu cho tới cùng. Ngay chính
quan đây, quan là tướng lãnh của vua, mỗi ngày quan lãnh gấp trăm lần
lính, còn họ chỉ lãnh một phần, vì it lương nên họ đói, và vì đói
nên khi thấy kẻ thù đến họ chạy trốn. Vậy quan có bắt chước họ mà
chạy trốn không? Nếu quan băt chước thì khổ cho quan, vì vua sẽ không
tha cho quan.
-- Sau khi chêt đạo trưởng đi đâu, vì đạo trưởng
trung thành với Vua trời đất? Và những người ở Đức Trãi chối đạo
sẽ đi đâu?
- Những ai trung
thành, hoặc những ai đã chối đạo mà ăn năn trở về với Chúa cũng
được về trời. Còn những người quyết tâm chối Chúa cho đến cùng sẽ
trở về lòng đất.
-- Trời và lòng đất có nghiã là gì?
- Xin quan hãy hiểu
câu châm ngôn sau đây: “Sinh ký, tử quy”. Đời sống là một cuộc hành
trình, còn chết là đi về nhà.
-- Đi về đâu?
- Về nơi hạnh phúc
cho những người tốt, và hoả ngục là chổ cho những kẻ xấu. Chính
quan là bạn của vua, được sống sung túc trong nhà lầu nguy nga; còn
tôi làm mất lòng vua phải đeo xiềng xich và phải tống ngục.
-- Ai là tốt, ai là xấu?
- Người tốt là
người thực hành đạo lý của Trời, người xấu là người không thực
hành đạo lý của Trời, hay những người theo đạo mà ăn ở bội bạc,
phản đạo.
-- Vậy những người xấu là ai? Có phải là những
người ở làng Đức Trãi đã chối đạo không? Vua và những người không
theo đạo có phải sa hoả ngục không?
- Phải sa hỏa
ngục.
-- Tôi là quan trung thành với vua của tôi, cũng như
đạo trưởng trung thành với Chúa của đạo trưởng. Tại sao một người
được lên thiên đàng, một người phải xuống lòng đất?
- Chắc quan hẳn sẽ
không tin lời tôi nói, vì những lời này sẽ làm chướng tai quan.
-- Hãy cứ nói đi
- Quan đã trung thành với vua, thật
đúng. Nhưng quan đã chọn lầm chủ. Thí dụ cụ thể, quan ra một tỉnh khác,
quan gặp một ông vua, vua cho quan sống trong lầu cao, lại đặt quan làm
thị trấn, quan nhậm chức.
Nhưng sau một thời gian, vua thật của quan tới với
đoàn tuỳ tùng. Đương nhiên vua sẽ coi quan như người chống đối, và vua
đó sẽ chém đầu quan.
Quan không nhịn được cười, tỏ vẻ khâm phục cách
nói chuyện của đạo trưởng lễ phép và đồng thời cũng rất chân thật.
Tỏ sự ngưỡng mộ, quan sai lính rót trà cho đạo trưởng, và tiếp tục
câu chuyện.
-- Tại sao đạo trưởng không thờ cúng cha mẹ tổ
tiên?
- Khi cha mẹ tôi
còn sống, tôi rất mực trọng kính các người, tôi lo lắng và săn sóc
chu đáo, nhưng khi các ngài chết, các ngài không còn ăn uống nữa. Cha
mẹ của quan đã mất, mà quan vẫn còn thờ cúng chuối oải như là các
ngài còn sống, nếu các ngài ăn được, các ngài đã dùng rồi. Còn như
vàng bạc tiền nong gửi cho họ bằng cách đốt đi, nếu giả như họ dùng
được, tại sao quan không đốt vàng thật hay tiền thật? Làm vậy không
phải là một trò diễu cợt người chết ư?
IV. Kết
Trần gian
có nhiều tôn giáo, nhưng chỉ có một Đạo Thật. Trần gian có nhiều con
người, nhưng chỉ có một Thiên Chúa hằng hữu, toàn năng, đã tạo dựng mọi loài, mọi
vật hữu hình và vô hình từ hư vô.
Thiên Chúa: “Chỉ
có Ta là Chúa, không có chúa nào khác. Các ngươi không được tôn thờ
tạo vật nào trước mắt Ta.”
Những ai tôn thờ tạo vật là lạc lối. Lạc lối
không phải là điều đáng xấu hổ, vì có phàm nhân nào toàn hảo? Điều đáng xấu hổ là không dám nhận
mình đã lạc lối và không dám đứng lên trở về với Thiên Chúa.
Thực tế cho thấy, chỉ có thánh nhân là biết nhận
lỗi, còn kẻ hèn thì chối lỗi. Thiên đàng không có chổ cho kẻ hèn,
mà là chổ dành cho những ai biết mình là tội nhân, và xin Thiên
Chúa tha thứ.
NguyễnHyVọng
-- Dựa theo tác phẩm: “Dòng Máu Anh Hùng”
của Vũ Thành;
Và “Thầy Giảng Anrê Phú Yên” của Phạm Đình
Khiêm --