Chứng
nhân
Gioan Tẩy giả
là một nhân vật quan trọng luôn được
nhắc tới trong Mùa Vọng, vì ngài là vị Tiền Hô
đi trước kêu gọi mọi người chuẩn
bị tâm hồn đón Đấng Cứu Thế
đến bằng cách thay đổi, cải thiện
đời sống. Bài Tin Mừng cho chúng ta
tấy một điều nổi bật trong cuộc
đời tiền hô của ngài, đó là làm chứng cho
Chúa Kitô, Ngài đã sống và chết cho vai trò chứng nhân
của mình. Ngay những trang đầu tiên sách Tin
Mừng của thánh Gioan Tông đồ đã cho chúng ta
biết mục đích cuộc đời trần thế
của Gioan Tẩy giả là làm chứng cho Đấng
Cứu Thế: “Có một người được Thiên
Chúa sai đến, tên ông là Gioan, ông đã đến
để làm chứng, để chứng thực về
sự sáng, ngõ hầu mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là sự sáng, nhưng là người làm
chứng cho sự sáng”. Sự sáng đây là Đấng
Cứu Thế và Gioan đã làm chứng cho Đấng
Cứu Thế một cách trung thành nhất, bất vụ
lợi nhất, kiên trì nhất và hoàn
hảo nhất. Ngài đã làm chứng bằng
lời nói, bằng hành động và bằng máu.
Gioan Tiền Hô đã
làm chứng bằng lời nói: chúng ta biết vai trò hay sứ mạng
của một ngôn sứ là phát loa, là thuyết giảng, là
loan báo về Đấng Cứu Thế. Gioan Tiền Hô
đã đóng vai trò đó, ngài đã nói những gì? Ngài
bảo cho mọi người biết: “Tôi chỉ là
tiếng nói trong hoang địa, chuẩn bị
đường đi cho Đấng Cứu Thế, sau tôi
một Đấng sẽ đến, Đấng ấy
đã có trước tôi, cao trọng hơn tôi nhiều, và
tôi không đáng xách dép cho Ngài”. Rồi khi Chúa Giêsu
đến, Gioan đã chỉ vào Chúa và nói với dân chúng:
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh hết mọi
tội trần gian”, nghĩa là đây là Đấng Cứu
Thế, Ngài sẽ là nạn nhân hiến tế để
cứu chuộc mọi người. Bài Tin Mừng Gioan còn
cho mọi người biết Chúa Giêsu là Đấng thánh
hóa các linh hồn, Ngài sẽ rửa mọi người
trong Thánh Thần và lửa, đồng thời cũng là
Đấng xét xử mọi người: thưởng
phạt mỗi người tùy theo công nghiệp của
họ. Tóm lại, như một người phát ngôn trung
thành, Gioan loan báo cho mọi người biết: Chúa Giêsu
chính là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế.
Không những làm
chứng bằng lời nói, Gioan còn làm chứng bằng hành
động và gương sáng. Chúng ta biết Gioan là một
người rao giảng đầy uy quyền, kêu gọi
được người ta ăn năn
sám hối, trở về với Chúa. Lời
giảng của ngài được mọi người
đương thời chú ý, tại sao vậy?
Bởi vì ngài chỉ nói sau khi đã làm hay đã sống,
đã kinh nghiệm rồi mới nói, bí quyết thành công
của ngài là làm rồi mới nói, hoặc nói và làm đi
đôi với nhau. Thực vậy, ngài đã
lấy cuộc đời khổ hạnh để làm
chứng cho người tôi tớ của Giavê, ngài đã
sống khó nghèo để làm chứng cho Con Người
không có chỗ dựa đầu. Thi hành chức
vụ tiền hô ngài cũng có một số môn đệ,
nhưng ngài rất vui mừng nhường số môn
đệ ấy cho Chúa Giêsu, không một chút ghen
tương, không một chút luyến tiếc, bởi vì ngài
biết Chúa Giêsu mới là vị tân lang của họ, còn
ngài chỉ là bạn hữu đến sửa soạn
tiệc cưới mà thôi. Nói rõ hơn, Gioan không thể kêu
gọi người ta sám hối nếu ngài không sám hối
trước, Gioan không thể kêu gọi người ta khiêm
nhường nếu ngài không quên cái tôi của mình, Gioan không
thể kêu gọi người ta thực hành bác ái nếu
ngài không thực sự mến Chúa yêu người, Gioan không
thể kêu gọi người ta hy sinh nếu ngài chưa
sống khắc khổ và hy sinh vì người khác. Tóm
lại, ngài được mọi người nghe và làm
theo lời ngài giảng dạy là vì ngài chỉ nói những
gì ngài đã sống, đã làm, đã kinh nghiệm: “Lời
nói lung lay, gương bày lôi kéo”, lời nói của Gioan
đã làm chuyển biến lòng người, nhưng
đời sống và gương sáng của ngài đã
thuyết phục được mọi người.
Sau hết, bởi vì
Gioan luôn sống với tư cách là chứng nhân của
Đấng Cứu Thế, nên sau khi đã làm chứng cho
Chúa bằng lời nói và hành động, ngài còn muốn làm
chứng bằng chính máu của mình nữa. Ngài
tố cáo cuộc hôn nhân bất chính của vua Hêrôđê
với bà Hêrôđia, vợ của anh vua, nên ngài đã
bị tống giam vào ngục. Bà Hêrôđia vẫn
chưa hài lòng, vì Gioan luôn là mối cản trở cho hành
động ngang trái của bà, bà tìm cách giết cho
được Gioan, chính vì thế mà trong bữa tiệc
mừng sinh nhật Hêrôđê, lợi dụng lúc ông đã
ngà ngà say, bà xúi con gái là Salômê xin chiếc đầu của
Gioan, vì Hêrôđê vui thú trước những điệu múa
của Salômê và hứa cho cô bé bất cứ thứ gì dù là
nửa nước. Thế là Gioan đã
phải chết, ngài đã chấp nhận cái chết
chứ không chịu để cho đạo lý bị chà
đạp, chấm dứt nhiệm vụ chứng nhân
của ngài. Cuộc đời chứng nhân của
Gioan Tiền Hô là một bài học sáng giá cho chúng ta.
Đời sống của một Kitô hữu phải
bắt chước đời sống của ngài, là làm
chứng nhân cho Chúa trong mọi hoàn cảnh: thuận
cảnh cũng như nghịch cảnh. Hẳn là Chúa không
đòi chúng ta phải sống khắc khổ hay đổ
máu đào như Gioan, nhưng Chúa đòi chúng ta phải là
chứng nhân, sống như Gioan trong đời sống
hiện tại của mình, nghĩa là chúng ta phải là ánh
sáng, là muối, là men của trần gian, phải sống
như bông sen giữa bùn lầy, như bông huệ giữa
bụi gai, đặc biệt là sống anh hùng như ngài,
ngài là một anh hùng của sự thật: suốt
đời ngài chỉ sống theo sự thật và nói
sự thật, điều gì có ngài chân nhận,
điều gì không có ngài nói không. Chúng ta hãy kiểm
điểm và suy nghĩ: chúng ta có bao giờ nói dối
không? Chúng ta phải nhìn nhận rằng không
những chúng ta có nói dối mà còn nói dối nhiều hơn
nữa, rồi nhiều khi chúng ta còn ém nhẹm, giấu diếm,
chua ngoa, thề thốt, phân bua cho là mình thật thà,
thẳng thắn, vô vị lợi… để lấp
đầy đi cái thiếu thành thật của mình. Nếu chúng ta đã sống như thế, chúng ta
phải sửa lại, phải sống thành thật, có nói
có, không nói không, đừng thêm thắt, bịa đặt.
Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận, vì
sự thật dễ mất lòng. Chúng ta phải
sống thành thật, đó là điều tất nhiên,
nhưng sống thật thà không có nghĩa là buộc chúng ta
phải nói tất cả những gì mình nghĩ, mình
biết, đức tính này buộc chúng ta suy nghĩ cẩn
thận, chín chắn rồi hãy nói, mà đã nói thì không bao
giờ nói sai, nói thừa nói thiếu, nói dối để
khỏi gây thiệt hại cho bất cứ ai. Xin Chúa cho chúng ta quyết tâm sống
được như thế luôn mãi.
|