Mở
đường để làm gì? Đường dẫn
tới đâu?
(Suy
niệm của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)
Trong những năm gần đây,
để phát triển kinh tế đất nước
nhiều con đường đã được giải
tỏa để mở rộng, nhiều ngôi nhà đã
phải đập bỏ hoặc cắt bớt cho thông
thoáng chẳng hạn như đường quốc lộ
ngang qua nhà thờ chúng ta đây. Nhiều con đường
mới, cây cầu mới được mở ra nối
liền các vùng miền, làm cho việc đi lại thuân
lợi, vận chuyển hàng hóa dễ dàng và việc đi
đến với nhau cũng thuân lợi hơn. Không
những thế, người ta còn muốn mở những
con đường cao tốc, siêu tốc ví dụ
đường cao tôc Trung lương, và chính phủ còn
đang mở đường siêu tốc Sài Gòn- Giầu Dây
là con đương vận chuyển hàng hóa như boxit, và
giảm thời gian đi lại xuống nhiều lần.
Dĩ nhiên để có thể gọi là đường
siêu tốc, người ta sẽ phải rào chắn
đề tránh tối đa tình trạng buôn bán lấn
chiếm lề đường, gỡ bỏ tất
cả những công trình không phù hợp hoặc làn giảm
tâm nhìn, giảm bớt tối đa các ngã ba ngã tư để
cho việc lưu thông dể dàng. Không chỉ có những con
đường nhằm phát triển kinh tế xã hội,
người ta cũng làm những con đường
để đón Thủ tướng hoạc Chủ
tịch nước về thăm quê hoăc đến
thăm một vùng nào đó như thế.
Thưa quý OBACE, hôm nay Lời Chúa của
Chúa nhật II mùa vọng cũng đề cập
đến vấn đề giải tỏa và làm
đường, đây không phải là những con
đường quốc lộ, mà là giải tỏa và làm
những con đường đi vào trong tâm hồn, con
đường đón Chúa đến và đến với
Chúa cũng như con đường đến với anh
em.
Hình ảnh và lời kêu gọi của
Isaia phát xuất từ một thực tế lúc ấy, dân
Israel đang chịu cảnh nô lệ, con đường
trở về quê dường như xa thẳm và không còn hy
vọng, khoảng cách này bị ngăn cản không chỉ
bởi sa mạc Arập, mà khoảng cách này còn là khoảng
cách trong lòng của họ, khi mà Israel đã lìa xa Thiên Chúa
không còn tuân giữ giao ước của Ngài, họ
chạy theo lối sống dân ngoại và thay vì cậy
dựa vào quyền năng của Thiên Chúa thì họ lại
cây dựa vào những liên minh chính trị. Con
đường càng trở nên mịt mù hơn khi Israel đã rơi vào tuyệt vọng và
nghĩ rằng chắc Chúa đã quên chúng tôi rồi! Trong
bối cảnh như thế, Isaia là người
đầu tiên chỉ ra và khai thông cho họ con đường
hy vọng, hy vọng vào tình thương của Thiên Chúa, hy
vọng vào lời hứa cứu độ của Thiên
Chúa, khi nhấn mạnh rằng đã đến lúc Thiên
Chúa nhìn đến Israel và phục hồi họ,
Đấng Cứu độ sẽ đến với
họ và sẽ giải phóng họ khỏi cảnh nô lệ
nhục nhã.
Tuy nhiên để đón Ngài đến,
cần phải mở một con đường, không
chỉ là con đường trong sa
mạc Arâp, mà là con đường trong sa mạc tâm
hồn để đón Thiên Chúa đến. Nơi cao, hãy
bạt xuống, thung lũng hãy lấp cho đầy, con
đường quanh co hãy uốn cho ngay thẳng, con
đường gồ ghề hãy san cho bằng, vì vinh quang
của Đức Chúa sẽ tỏ hiện. Đó là
một Đức Chúa hùng dũng uy phong song cũng là
một Đức Chúa gần gũi yêu
thương, Ngài sẽ đem lại hòa bình và hy vọng
cho mọi dân mọi nước. Lời của Isaia hôm nay
hẳn là một lời tiên báo mang bao niềm vui và hy
vọng cho dân Israel, phác họa lên một sự nhộn
nhịp, khẩn trương chuẩn bị của
hết mọi người chờ đợi Chúa.
Khi Gioan Tẩy giả xuất hiện,
một lần nữa lời mời gọi chuẩn
bị, dọn đường càng khẩn thiết cấp
bách hơn qua lời kêu gọi mạnh mẽ của ông: Có
tiếng kêu trong hoang địa hãy dọn sẵn con
đường của Đức Chúa, mở lối cho
thẳng để Người đi. Gioan
không chỉ là người mở đường cho Chúa
đến với người khác, mà trước tiên ông là
ngời đã mở đường để Chúa
đến với ông. Thánh Maccô đã
muốn nhấn mạnh điều đó khi giới
thiệu về Gioan như một tấm gương
sống mùa vọng. Trong lúc mọi người đi
tìm một cuộc sông xa hoa và giàu sang thì Gioan lại
chọn một cuộc sống thanh đạm giũ
bỏ mọi ràng buộc của vật chất, lui vào
hoang địa, để mình ông sống thân mật
gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện, giửa lúc
mọi người đang tìm cách hương thụ, thì
Gioan lại chọn ăn chấu chấu và uống
mật ong rừng. Con đường trong tâm hồn
của Gioan không phải là con đường một
chiều mà là con đương hai chiều từ Chúa vào
trong tâm hồn ông và từ trái tim ông đến với Chúa.
Từ đó cho ông một cái nhìn rất chinh xác về thiên
Chúa Đấng ông giới thiệu và cái nhìn chính xác về
con người ông. Dù nhiều người kéo đến
với ông, dù người ta coi ông như là đấng
cứu thế, nhưng ông không bị choáng ngợp trong
những lời ca tụng, mà ông vẫn nhìn nhận
rằng: Tôi không phải là đấng Cứu Thế, có
Đấng quyền năng hơn tôi đang đến sau
tôi tôi không đang cúi xuống cởi dây dép cho Ngài.
Khi đã đón được chúa
đến với mình, Gioan là người đem Chúa
đến cho người khác bằng việc kêu gọi
mọi người sám hối, lãnh phép rửa để
được ơn tha tội, ơn xót thương. Gioan đã cho dân chúng thấy rằng
đây là thời gian, là cơ hội Chúa gia hạn cho
hết mọi người, bất cứ ai có một lòng
thành tâm sám hối, quyết quay trở về với Thiên
Chúa, thì sẽ được tha thứ. Sám hối là phài
chấp nhận một sự quay đầu trở
lại, một quyết tâm thay đổi dứt khoát,
một thái độ hối hận sâu xa, và một
quyết tâm sửa chữa sai lầm và sống tốt
hơn, hay nói cách khác, để có thể đón Chúa
đến trong tâm hồn và trong cuộc đời,
cần phải thay đổi từ suy nghĩ đến
hành động, từ lời nói đến việc làm
trong khiêm tốn.
Thánh Phêrô trong bài đọc hai cho
thấy Thiên Chúa không muốn ai trong nhân loại phải
bị tiêu diệt đời đời, vì thế Ngài luôn
kiên nhẫn và cho mỗi người có cơ hội
để làm lại cuộc đời trở nên tốt
hơn, sống đạo đức hơn, sống thánh
thiện hơn. Vì ngày Chúa đến sẽ là ngày bất
thình lình như kẻ trộm ban đêm, một khi mọi
người đã chuẩn bị sẵn sàng thì dù
đất trời có xụp đổ, dù bão tố có trào
dâng, thì – Thánh Phêrô nhấn mạnh- anh em hãy cố gắng
sống sao cho Người thấy anh em tinh tuyền không gì
đáng trách và sống bình an.
Thưa quý OBACE, mở đường
băng qua nhà hàng xóm thì dễ còn băng qua nhà mình thì không
dễ, người ta rất dể đồng ý khi
những nhà phía bên kia đường
phải giả tỏa, còn nhà mình không bị giái tòa. Cũng
thế, người ta dể dàng nhìn thấy những sai
lỗi của anh em và muốn anh em mình phải thay
đổi trong khi chính mình lại không chịu thay
đổi, mình cứ muốn bảo vệ quan
điểm của mình dù biết là nó không đúng, và
loại trừ ý kiến quan điềm của
người khác, người ta dễ dành chỉ trích anh em
hơn là tim hiểu để thông cảm. Con
đường khó mở nhất là con đường
đi vào trong căn nhà tâm hồn của mình, vì khi mở
con đường này phải chấp nhận đập
bỏ những thói quen cũ, những lô cốt kiêu căng
và cái tôi ích kỷ, phải uốn nắn lại cách làm
ăn gian dối hoặc cách sống giả hình, đế
con đường có thể đứa chúng ta đến
với Chúa và với anh em.
Con đường cụt là con
đường bế tắc, chí có con đường
đến với Chúa mới đưa chúng ta đi xa và là
con đường mở ra một tương lai hạnh
phúc, và con đường đến với anh em lại là
con đường sẽ đưa chúng ta đến
với Chúa. Tức là chúng ta cần mở ngay trong tâm hôn
chúng ta một con đường cao tốc, con
đường hai chiều để cho Chúa có thể
dễ dàng đến với chúng ta và chúng ta có thể
dễ dàng đến với Chúa và đến với anh em.
Giữa một cuộc sông ồn ào hôm
nay, hãy mở cho mình và cho gia đình một con
đường của thinh lặng và cầu nguyện, hãy
tạo ra những khoảng tĩnh lặng trong ngày dành cho
việc cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung
với gia đinh vì không thinh lặng và không cầu
nguyện sẽ không nghe, không biết biết phải
đi đường nào. Giữa một xã hội dư
thừa vật chất lại đói về đời
sống thiêng liêng, hãy mở một con đường
đến với bàn tiệc thiêng liêng là các Bí tích nhất
là Bí tích giải tội và Thánh Thể, Thánh lễ, là con
đường an toàn cho phần rỗi
linh hồn chúng ta. Giửa một xã hội
ích kỷ hưởng thụ, hãy mở ra một con
đường bác ái, yêu thương và tha thứ. Đừng mờ những con
đường ở đâu xa, mà hãy bắt đầu
giải tỏa ngay trong lòng mình, mở thông đến
vợ chồng con cái trong gia đình và thông qua hàng xóm láng
giềng của mình.
Nếu mỗi người quyết tâm
bắt đầu như thế, Chúa sẽ đên với
chúng ta và qua chúng ta đên với mọi anh em chung quanh không
chỉ trong Đại lể Giáng sinh này mà Chúa đến với
chúng ta mổi ngày và Chúa sẽ đưa chúng ta đến
với Chúa trong hạnh phúc Nước trời. Amen.
|