Kẻ dọn
đường – Lm G. Nguyễn Cao Luật
Vẫn
là một con đường
Toàn bộ cuộc sống của dân
Do-thái đều có dấu ấn về một quan
niệm: đời sống là một cuộc Vượt
qua. Quan niệm này được bày tỏ rõ ràng qua
những biến cố lớn: Thiên Chúa gọi tổ
phụ Áp-ra-ham, dân Do-thái được giải thoát
khỏi Ai-cập và lưu lạc 40 năm trong sa mạc,
cuộc lên đường rời bỏ đất lưu
đày để trở về quê hương ... Trong
những biến cố đó, họ luôn phải lên
đường và luôn phải vượt qua những
chướng ngại làm cản trở bước chân:
đó là sa mạc, là dòng sông ... Họ lên đường
để đi tới miền đất Thiên Chúa đã
hứa ban cho họ, nơi họ vẫn hằng mơ
ước.
Sa mạc, dòng sông: những yếu
tố này lại xuất hiện trong câu chuyện về
ông Gioan Tẩy Giả và trở thành dấu chỉ cho
những ý nghĩa mới: Phép rửa ông Gioan đề ra
cho người Do-thái không phải chỉ là một nghi
thức; trái lại, đó là dấu chỉ bề ngoài cho
một hoạt động sâu xa là sự thanh tẩy
nội tâm. Qua phép rửa này, ông Gioan muốn nhắc
nhở dân chúng về ý nghĩa sâu xa trong ơn gọi
của họ: họ là những người
được Thiên Chúa tuyển chọn và họ phải
trở nên xứng đáng với ơn gọi đó.
Theo cách hiểu của các Kitô hữu
thời đầu, từ việc Thiên Chúa kêu gọi dân
Ít-ra-en trở thành dân của Người đến sự
xuất hiện của ông Gioan Tẩy Giả và của
Đức Giêsu là một sự liên tục hoàn toàn.
Những yếu tố này liên hệ với nhau cách chặt
chẽ và bổ sung cho nhau. Đây cũng chính
là điều thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh. Trong bài tường thuật của Tin Mừng
thứ hai, người ta thấy cả ba khía cạnh quá
khứ, hiện tại và tương lai.
-
Quá
khứ: vào cuối
thời lưu đày, ngôn sứ I-sai-a đã kêu gọi dân
Do-thái lên đường, thực hiện một chuyến
du hành mới băng qua sa mạc.
Một lần nữa, Thiên Chúa lại đến, mở ra
con đường cho dân Người, thúc đẩy
họ lên đường đang khi họ là những
người đã chịu kết án
phải chết.
-
Hiện
tại: ông Gioan kêu
gọi dân trở lại, từ bỏ lối sống
cũ và bước vào đời sống mới.
-
Tương
lai: ông Gioan thoáng
thấy được sự xuất hiện của
Đức Giêsu, Vị Cứu Thế. Chính Người
sẽ làm sáng tỏ toàn bộ ý nghĩa của cuộc hành
trình luôn được lặp lại này. Người là
Đấng sẽ thực hiện cuộc Vượt Qua
đích thực, và tận điểm của cuộc hành
trình này là ân huệ Thánh Thần.
Qua những suy niệm như thế
về ý nghĩa lời rao giảng của ông Gioan Tẩy
Giả, thánh Mác-cô đã hiểu được tất
cả mọi điều hàm chứa trong phép rửa. Với Đức Giêsu,
phép rửa chính là cuộc vượt qua đúng nghĩa,
nhờ cái chết trên thập giá. Cuộc vượt
qua này đòi phải từ bỏ mọi sự, kể
cả mạng sống, nhưng cuối cùng, chính cuộc
vượt qua này sẽ mở ra con đường
dẫn tới cuộc sống viên mãn.
Công
việc của kẻ dọn đường
Người ta vẫn gọi ông Gioan
Tẩy Giả là vị Tiền Hô, nhưng có người
lại muốn gọi ông là cái máy ủi. Cách nói như thế không phải
chỉ do ý thích muốn chơi chữ. Lý do chính là tính
cộc cằn của ông cũng như những ngôn từ
mạnh bạo, quyết liệt của ông. Thánh Lu-ca
thuật lại ông đã lăng mạ
những người đến gặp ông: ông gọi
họ là nòi rắn độc.
Một lý do khác nữa là nếp
sống kỳ lạ của ông. Con người ông ít có
những nét hấp dẫn, như lời tường
thuật của các tác giả sách Tin Mừng và hình ảnh
do các nhà điêu khắc để lại: một con
người mặc áo bằng da thú, ăn châu chấu và
mật ong rừng ...
Vị ngôn sứ này quả là một
nhân vật lạ lùng.
Đức Giêsu gọi ông là vị ngôn sứ lớn
nhất, không phải chỉ vì dáng dấp đặc
biệt của một người sống trong sa mạc:
là nếp sống khỗ hạnh và đưa ra nhiều
yêu cầu, nhưng vì ông đã nhận mình là tiếng nói
của Thiên Chúa: ông đến để loan báo và chuẩn
bị cho cuộc xuất hiện của chính Thiên Chúa.
Thiên Chúa vẫn luôn là Đấng
Em-ma-nu-en - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, một Thiên Chúa đang
chuẩn bị cho cuộc xuất hành mới, cuộc
xuất hành cuối cùng để đưa nhân loại
về quê hương vĩnh cửu. Con người
cần phải tạo điều kiện để Thiên Chúa
có thể đến và hoạt động nơi họ. Ông Gioan là người nhắc nhở cho họ
về bỗn phận này.
Công việc của ông Gioan là "đi
trước Chúa, mở lối cho Người" (Lc 1,76b)
và ông đã dọn lối bằng cách thức tỉnh
lương tâm con người, kêu gọi họ thay
đỗi lối sống, thúc đẩy họ dẹp
bỏ những gò nỗng, lấp những hố sâu,
uốn ngay đường cong mà quay về
đường công chính.
Thật ra lời kêu gọi của ông
Gioan không phải là mới mẻ: hình thức có thay
đỗi, nhưng nội dung vẫn là một từ
thời các ngôn sứ. Thiên Chúa vẫn luôn mong muốn con
người vươn lên cao hơn, hạnh phúc hơn và
xứng đáng hơn với tình yêu thương của
Người. Con người luôn phải vượt qua quá
khứ để đạt tới tương lai mới.
Họ luôn phải khắc khoải trở mình để
đón lấy những điều lớn lao
Thiên Chúa tặng ban cho họ. Lời kêu
gọi của ông Gioan Tẩy Giả nhắc lại cả
một lịch sử dài của lòng yêu thương. Lịch sử này đang đi tới hổi
quyết định với sự xuất hiện của
Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.
Do đó, lời kêu gọi của ông
Gioan có tính cách độc đáo vì chuẩn bị cho
thời cuối cùng. Ông đã thoáng thấy một
tương lai xán lạn đang được mở ra:
nhân loại được giải thoát hoàn toàn khỏi ách
nô lệ, và Thiên Chúa sắp đến để thực
hiện những sáng kiến cuối cùng. Chính vì vậy ông
nói rõ: "sẽ có một Đấng đến sau tôi,
quyền thế hơn tôi" và "tôi làm phép rửa cho
anh em bằng nước, còn Người, Người
sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần" (Mc
1,7-8).
Kẻ
dọn đường hiên ngang
Ngày nay, Đức Kitô đã đến
và một giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài
người đã được ký kết, thì nhân vật
Gioan này còn có thể nói gì với con người ? Ông là
vị ngôn sứ cuối cùng, một vị ngôn sứ
lớn của Cựu Ước, nhưng lại là vị
ngôn sứ đầu tiên trong Kitô giáo; ông đã hoàn thành công
trình xây dựng cây cầu nối giữa dân Ít-ra-en và dân
mới của Thiên Chúa, giữa đợi chờ và
xuất hiện. Vậy phải chăng nên xếp ông vào
công hàm, vào bảo tàng lưu trữ ?
Chắc chắn là không. Điểm nghịch lý trong Lịch
Sử Cứu Độ là tất cả đã
được ban tặng nhưng vẫn còn đang
được thực hiện. Có một Tin
Mừng đã được viết ra, và có một Tin
Mừng khác cũng đang được viết ra.
Thiên Chúa đã nói với con người một lần thay
cho tất cả, nhưng sự im lặng hiện nay
của Người cũng là một cách nói. Do đó,
lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy Giả vẫn luôn
vang lên như một lời mời gọi, như
một sứ mạng.
Như một lời mời gọi. Con người sống trong sa mạc xưa kia cũng đang kêu lên
giữa sa mạc của cuộc đời: Anh em hãy ăn
năn sám hối, tức là: hãy đi vào sa mạc mà gặp
gỡ Thiên Chúa, hãy từ bỏ tất cả để
nhường chỗ cho Thiên Chúa. Đây cũng là
điều Thiên Chúa luôn nói với con người, như
lời ngôn sứ Hô-sê: "Ta sẽ dẫn ngươi vào
sa mạc để cùng ngươi thổ lộ tâm
tình."
Như một sứ mạng. Gioan đã minh chứng rằng
Đức Kitô chỉ có thể xuất hiện trên
những con đường đã được chuẩn
bị sẵn sàng. Mỗi người phải dẹp
đi những trở ngại được dựng nên
trên con đường của Đức Kitô. Họ có
nhiệm vụ phải đẩy xa khỏi mình cũng
như môi trường chung quanh những thành kiến,
những thái độ thiếu tình yêu ... Họ có sứ
mạng phải dọn đường, phải dành
chỗ cho Đức Kitô xuất hiện: nhỗ đi
những mầm mống của bạo lực và chiến
tranh, san bằng những ngọn núi là thái độ
dửng dưng, lấp đầy những hố sâu là nghi
ngờ và cái nhìn xấu xa.
-
Ông
Gioan đã làm chứng cho niềm tin của ông vào thế
giới mới này bằng chính mạng sống của ông.
Ông xác tín rằng trong thế giới mới này, những
tâm hồn ủ rũ sẽ
được nâng dậy và những cõi lòng sôi sục, chia
rẽ vì hận thù sẽ được biến
đổi trở nên dịu hiền.
-
Ông
Gioan đã là cái máy ủi. Mỗi người chúng ta, theo cách của mình, cũng phải trở
thành người ủi đường cho Chúa đến.
Và như ông Gioan, mỗi người chúng ta cũng phải
xoá mình đi trước một Đấng khác, quyền
thế hơn chúng ta. Chính Người là ơn cứu
độ, là Tin Mừng cho thời đại chúng ta.
ÙÙÙ
Đức Kitô chẳng còn
đôi tay
Người chỉ có đôi tay của chúng ta
để thực
hiện công trình của Người ngày hôm nay.
Đức Kitô chẳng còn
đôi chân
Người chỉ có đôi
chân của chúng ta
để
đến với con người.
Đức Kitô chẳng còn
tiếng nói
Người chỉ có
tiếng nói của chúng ta
để công
bố về Người.
Đức Kitô chẳng còn
sức lực
Người chỉ có sức
lực của chúng ta
để
hướng dẫn nhân loại đến với
Người.
Đức Kitô chẳng còn
những bản Tin Mừng
để con
người đọc lên.
Nhưng tất cả
những gì chúng ta làm
qua lời
nói và hành động
đó chính là
Tin Mừng được viết ra.
M. Pomilio.
|