KẾT: PHẦN I, DU ĐA BÁN CHÚA
Kính thưa quý vị. Tôi nghĩ chỉ viết vài giòng tạm biệt thôi. Viết đôi điều để nói lên lời cảm ơn quý vị đã đọc và quan tâm đến tập tài liệu nầy. Cũng như đôi điều nhắn nhủ con cháu phải học hỏi noi gương, sống một đời sống đạo đức như Ông Bà mình đã sống thuở xưa.
Nhưng cây muốn lặng vì cảm thấy tạm đầy đủ cũng như quá mệt mỏi trong hai năm để mò mẫm viết từng chữ, từng câu để trở thành tập tài liệu này, mà gió lại chẳng muốn ngừng, còn kéo thêm mưa bão đến nữa. Chuyện như thế nầy. Tháng10 năm 2011 tôi có đọc tất cả tài liệu về nhân chứng sống của cha Tuyên đi phỏng vấn. Những nhân chứng sống mà Cha đã cho đăng trong Tập đặc san có tên NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG (tôi đã đăng lại trong TẬP 4 của tôi). Trong đó có hai nhân vật quan trọng. Một là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẩn, là con linh hướng của cha Diệp. Hai là Bà phước Huỳnh Kim Ly, cháu ruột của Ngài.
Ngày Cha Diệp bị khổ nạn, gia đình Đức Hồng Y ở Bạc Liêu. Còn gia đình Bà Phước thì ở cùng với Cha, lo cơm nước cho Cha. Nên trước, và trong khi cuộc khổ nạn xảy ra, em trai và em dâu của Cha ( ba và mẹ của Bà Phước ) là những người hiểu biết rõ ràng từng chi tiết.
Ngày xưa vì hoàn cảnh, Chúa Giêsu chỉ bị có mỗi một thánh Phêrô chối bỏ Ngài thôi. Nay vì thế sự nên hai Vị cũng phải làm như vậy, và nói rằng không biết chuyện gì đã xảy ra trong cuộc khổ nạn của Cha. Chính vì hai Vị không nói rõ ra ai đã hành động, ai đã chủ mưu, cũng như nguyên do dẫn đến cái chết của Cha. Điều đó khẳng định là:
Cha bị sát hại không phải vì tranh tụng đất đai.
Cha bị sát hại không phải vì Cha thân với Pháp.
Cha bị sát hại không phải do lính Cao Đài.
Vì sau khi những người dân bị bắt chung với cha Diệp được thả ra, đa số tản cư về Bạc Liêu để được an toàn. Đức Hồng Y hằng tuần đi dự Lễ tại nhà thờ Bạc Liêu thì đâu có thể nào không nghe được hết về tin tức của Cha Diệp khi Ngài vừa bị sát hại. Cũng như sau nầy khi làm Giám Mục, rồi lên đến Hồng Y, tại sao Đức Hồng Y lại không cho điều tra để lưu vào sử sách?
Còn Bà Phước, khi Cha khổ nạn thì không biết gì, vì còn quá nhỏ, nhưng sau nầy cho đến ngày cha mẹ Bà qua đời chắc hẳn cũng đã có không ít lần Bà được nghe ba mẹ kể lại. (Từ năm 1954 đến 1975 là khoảng thời gian tự do mà). Nếu lính Cao Đài sát hại, hoặc ông chư Cận tố cáo cha Thánh làm những chuyện đó thì người dân thời đó có thể để yên sao? Không nói lên hết sự thật sao?
Nếu Cha bị sát hại bởi những lý do nêu trên thì các Vị đã nói lên hết rồi. Hai Vị đã không dám nói lên ai là kẻ chủ mưu, cũng như kẻ hành hình Cha, trong lúc cha Tuyên phỏng vấn thì chúng ta cũng có thể đoán biết được ai đã làm việc đó rồi. Các ngài giữ im lặng là đúng. Chứ nếu như buộc các Ngài làm chứng gian, và tố cáo dối cho những người vô can thì ắt hẳn các Ngài không thể nào làm được. Vì các Ngài cũng chỉ như là thánh Phê Rô thôi, chỉ chối bỏ không nhận nhìn quen biết thôi chứ đâu thể nào muối mặt để làm Du Đa mà bán Chúa cho được.
Sau khi Tôi đọc tất cả những bài viết về nhân chứng mà cha Tuyên phỏng vấn thu thập được, tôi thấy hoàn toàn không đúng với sự thật. Bởi vì Tôi đã biết một phần nào SỰ THẬT nhờ nghe được từ cha Tứ, cha Công, cùng với những lời Ba tôi kể. Và trước khi biết tên Vị linh mục bị giết là cha Diệp cũng như địa danh Tắc Sậy, tôi đã được Bác Mười cùng thầy dạy võ của tôi tên Ba Nhường, chỉ huy tối cao của bộ đội Cao Đài thời đó, kể cho nghe về nguyên do dẫn đến cái chết của Cha Thánh rồi.
Tôi xin thuật lại diễn tiến của câu chuyện như thế này. Năm 1961, tôi học Đệ Tam. Mà ở quê tôi thời đó học đến Đệ Tam là đã khôn lớn lắm rồi, có người đã lập gia đình và có con cái. Còn tôi năm đó được 17 tuổi. Nhưng mọi người đã xem tôi như người lớn. Tôi xin gia nhập vào hội ĐẠO BINH ĐỨC MẸ của nhà thờ chợ Cà Mau. Trong Hội đã có trước năm hội viên. Người lớn nhất là Bác Mười có chồng tên Trọng nên thường gọi là Bác Mười Trọng. Lần lượt tiếp theo là thầy giáo Thịnh, cô giáo Mẹo, thầy giáo Hào, và cuối cùng là chị tôi, giáo sư Nữ Công Ngô Thị Hồng. Sinh hoạt của Hội là vào ngày thứ Bảy hàng tuần đi thăm từng nhà ở khu vực mình được chỉ định. Chúa Nhật thì họp lại. Trong hội chia làm ba toán, hai cô giáo một toán, hai thầy giáo họp thành toán khác. Còn bác Mười là người lớn tuổi nhất, thì đi cùng với tôi để hướng dẫn. Thường thì mỗi ngày toán chúng tôi đi hết một con đường. Chúng tôi đi sinh hoạt cũng như anh em bên Tin Lành vậy, có khác là chúng tôi không nói về Đạo nếu gia đình mà mình đến thăm không đề cập đến.
Lần đầu tiên chúng tôi đi trên con đường gì đó mà tôi đã quên tên. Một bên đầu đường giáp Kinh 16. Nơi đó có Thánh Thất Cao Đài và tiệm vẽ của họa sĩ Hoài Thu. Đầu đường bên kia giáp sông Cà Mau. Bờ bên kia sông có nhà máy xay lúa gọi là nhà máy Lửa. Gần đầu đường có nhà cô bạn gái tôi tên Lý Nguyệt Bạch. cách vài căn đến nhà Thầy dạy võ của tôi tên Ba Nhường. Khoảng giữa đường có cây cầu nhỏ bắt ngang sông, hướng thẳng về phía cổng chánh của ngôi chùa Ông.
Vì đó là lần đi sinh hoạt đầu tiên nên tôi nhớ rất rõ. Đến nhà cô bạn tôi chừng mười lăm phút, tôi và bác Mười ghé qua nhà thầy Ba Nhường. Sau khi tôi nói lý do đến thăm và sau khi hai người tự giới thiệu, Thầy Ba Nhường mời chúng tôi ở lại. Bác Mười thấy trong nhà của Thầy Ba có bàn thờ Đạo Cao Đài nên nói:
“Ngày xưa khi còn ở dưới quê, Chồng tôi có phụ giúp nhà thờ, nên năm nào vào ngày Mùng Hai Tết chồng tôi và con gái tôi cũng theo Cha sở cùng ban quới chức và đồng nhi Họ Đạo kéo nhau đến thăm Thánh Thất Cao Đài.”
Thầy Ba Nhường hỏi lại:
“Vậy ngày xưa bà chị ở đâu?”
“Nhà tôi ở xóm đạo Tắc Sậy.”
“Vậy là mình cùng quê. Không chừng tôi có quen biết với chồng chị nữa.”
Rồi hai người say sưa kể chuyện cũ. Thì ra trên hai mươi năm trước Bác Mười Trọng và Thầy Ba Nhường đã quen biết rồi. Trong buổi nói chuyện đó tôi chỉ ngồi im lặng nghe thôi.
Qua câu chuyện của hai người kể, tôi biết được quê hương Cà Mau của tôi có một vị Linh Mục bị Cộng Sản sát hại. Sau nầy tôi nghe thầy Ba cũng như nhiều người kể về Thầy. Thầy là vị chỉ huy cao cấp nhất của bộ đội Cao Đài ở Cà Mau. Chức vụ cao nhất của thầy là liên đội trưởng. Thầy chỉ huy hai đại đội.
Năm 1963 tôi và Bác Mười lại có dịp ghé thăm nhà Thầy Ba Nhường lần nữa, lần nầy là lần sau cùng. Vì tuần tới Tôi sẽ lên Cần Thơ thi Tú Tài. Rồi sau đó gia đình lên SaiGòn để sống luôn ở đó.
Vì đã gặp nhau hai năm trước, nên buổi nói chuyện rất dễ dàng và thân mật hơn. Hai người Kể chuyện xưa rất nhiều tôi không nhớ hết. Nhưng tôi cũng nhớ được vài câu Thầy Ba Nhường đã nói:
“Nếu mà tôi không cản ngăn, cũng như Huynh trưởng của tôi mà không nghe lời chúng tôi khuyên can, thì Ngài cũng như bốn bà phước và Cha sở họ đạo Tắc Sậy bị chúng giết chết hết rồi.” (Sau nầy nghĩ lại tôi mới biết người huynh trưởng mà thầy nói đến chính là ông Cao Triều Phát, và Cha sở họ đạo là cha Diệp).
Rồi Thầy giải thích đại khái như thế nầy. Khi Việt Minh đã bắt bốn bà phước và rất nhiều giáo dân giam giữ tại nhà thờ Tắc Sậy để buộc Cha phải về. Thì trong khi đó, chúng cũng đến mời ông huynh trưởng Thánh Thất Cao Đài Giồng Bướm nữa.Thầy Ba Nhường và Thầy Hồng Cơ là hai cánh tay mặt và trái của ông huynh trưởng Cao Triều Phát. Hai Thầy nhất định không cho Việt Minh dẫn Ông Cao Triều Phát đi.
Khi Việt Minh đến mời, (theo lời thầy thì họ nói là đến mời cho dễ nghe, chứ thật ra là đến để bắt người). Chúng kéo đến chừng hai mươi tên dân quân ở Hộ Phòng. Còn Thầy và Thầy Hồng Cơ tập họp hết thanh niên trong Thánh Thất đã đoàn ngũ hóa cũng gần hai mươi người lại. Thầy không cho họ bắt Huynh Trưởng của Thánh Thất dẫn đi còn nói với họ:
“Bạc Liêu Pháp đã chiếm lại và thành lập chánh quyền rồi. Cà Mau thì có một đơn vị nhỏ đến đóng Quân. Một ngày gần đây Pháp sẽ khai thông con lộ nầy thôi. Huynh Trưởng tôi là người lãnh đạo Thánh Thất. Nay chúng tôi đang chuẩn bị thành lập bộ đội để đánh Pháp. Bây giờ các anh mời Huynh Trưởng chúng tôi đi học tập Giáo Hóa là thể nào? Chúng tôi không rảnh mà đi Học Tập Giáo Hóa đâu. Đợi chừng nào hết Tây rồi các Anh mời đi học gì cũng được.”
Còn bác Mười thì kể: Ăn Tết năm đó xong Bác và các con tản cư về Sông Ông Đốc trước. Vì sợ Tây mở đường bộ xuống Cà Mau nên chỉ còn bác trai ở lại, lo giữ lúa thóc mới gặt xong. Bác Trai bị Việt Minh bắt trước Cha một ngày, rồi cùng bị giam chung với Cha. Sau khi Cha bị giết, tối đó chúng thả tất cả và bảo mọi người phải rời họ đạo. Chồng bác cho biết như vậy sau khi gia đình gặp lại ở sông Ông Đốc.
Một tuần sau Tôi thi Tú Tài và ở nhà xứ cha Tứ tại Cần Thơ, tôi được cha Tứ thuật lại tất cả. Kể từ sau đó tôi cố tìm hiểu thêm về cuộc Tử Đạo đã xảy ra tại quê nhà của tôi.
Năm 1969 tôi có dịp trở lại Cà Mau và có đến thăm thầy Ba Nhường. Lúc nầy thầy được đồng hóa, mang cấp bậc Đại Úy. Thằng Thành con trai lớn của Thầy nhỏ hơn tôi ba tuổi, đang học khóa sĩ quan Thủ Đức. Tôi được thầy kể sơ về cuộc đời binh nghiệp của thầy như sau:
Thầy không có đi học ở quân trường nào hết. Năm 1945 vì tình hình bất an ở thôn quê, nhất là giặc Thổ nổi dậy kháp nơi. Nên Thánh Thất Cao Đài nơi Thầy ở phải đoàn ngũ hóa thanh niên để giữ an ninh cho thôn xóm cũng như Thánh Thất, Người lãnh đạo Thánh Thất giao nhiệm vụ huấn luyện thanh niên cho Thầy và bạn Thầy là Thầy Hồng Cơ. Thầy Ba Nhường và Thầy Hồng Cơ cùng học võ một thầy. Thầy không ngờ là cuối năm 1945 Pháp trở lại Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Nên vì lòng yêu nước, vì hoàn cảnh bắt buộc, toán Thanh niên đã đoàn ngũ hóa đó trở thành bộ đội luôn. Chỉ một toán thanh niên không đến hai mươi người năm 1946, sau nầy (từ năm 1946 đến 1954) trở thành bộ đội Cao Đài với trên hai trăm binh sĩ, gồm hai đại đội. Thầy là Liên Đội Trưởng. Nên năm 1964 Thầy được đồng hóa với cấp bậc Đại Úy còn hai đại đội Trưởng của Thầy thì mang cấp bậc Trung Úy. Thầy có nhắc qua Thầy Hồng Cơ mất trước năm 1954 nhưng tôi đã không nhớ năm nào.
Thầy Ba Nhường không nói ra nhưng tôi nghĩ Ông Cao Triều Phát là người sáng lập (không biết đúng không ) nhưng hai thầy là người trực tiếp xây dựng cũng như huấn luyện và chỉ huy bộ đội Cao Đài ở Cà Mau thời đó (1946 đến 1954). Cấp bậc Đại Úy của Thầy là cấp bật cao nhất của giáo phái Cao Đài khi được đồng hóa (ở Cà Mau thôi ). Còn một người nữa chỉ huy một Trung Đoàn và khi được đồng hoá mang cấp bậc Trung Tá. Tên Ông là Trương Kim Cừu, bộ đội Hòa Hảo.Tôi nhớ Thầy nói như vậy, nhưng đã trải qua gần năm mươi năm rồi, không biết tên họ có đúng như trong trí nhớ của tôi không .
Khi biết Cha Tuyên được Tòa Tổng Giám Mục Cần Thơ bổ nhiệm Cha làm Cáo Thỉnh Viên , cũng như Cha được Tòa Thánh chấp nhận. Riêng tôi được biết phần nào sự thật về cuộc Tử Đạo của các Giáo Sĩ xứ đạo Cà Mau. Tôi thấy có bổn phận phải nói lên sự thât. Tôi đã viết lên một bài Sơ Lược. Một bài về Cái Chết Của Các Nữ Tu. Và một bài nói lên Cuộc Tử Đạo Của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp.
Cuối năm 2011,Tôi đã gởi tất cả cho ban Báo Chí nhà thờ Thánh Giuse VANCOUVER, cũng như cho cha Cáo Thỉnh Viên Trần thế Tuyên. Riêng cha Tuyên thì tôi còn có gởi thêm rất nhiều hình ảnh, tài liệu, mà Cha cho biết là rất quí giá. Cha có hỏi ý tôi về việc đăng tất cả lên trang mạng, cũng như trên tờ đặc san NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG của Cha. Tôi trả lời là tôi rất vui mừng, sẵn sàng đồng ý và còn cảm ơn Cha rất nhiều.
Xuân năm 2012 báo Xuân nhà thờ thánh Giuse VANCOUVER có đăng hai bài ( Sơ lược cuộc thảm xác và linh mục và các Nư Tu xứ đạo Cà Mau và Cuộc tử đạo của cha Trương Bửu Diệp ) .
Tôi vẫn tiếp tục theo dõi những báo chí cũng như những trang mạng mà cha Trần Thế Tuyên phát hành. Sáu tháng sau, tình cờ nhận được tờ đặc san NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG số 2 của Cha. Tôi rất mừng và nghĩ rằng những bài mình viết về cha Diệp sẽ được đăng trong số báo nầy, như Cha đã có nhã ý hỏi ý kiến tôi mấy tháng trước đó. Tôi đã tìm hết trong tập sách không thấy bài nào của tôi. Ngoài ra tôi còn được biết thêm một sự việc ngoài sức tưởng tượng của tôi và tôi nghĩ của nhiều người khác nữa.
Trong tập sách cha Tuyên có cho biết, Cha lại đi tìm thủ phạm giết cha Diệp một lần nữa. Lần về Việt Nam kỳ nầy Cha cố tìm Huyện Ủy huyện Gành Hào tên là Khu Văn Đường. Ông Huyện Ủy nầy rất ghét đạo Công Giáo, ai ở Gành Hào cũng biết. Từ năm 1975 đến năm 1990 cha Antôn Vũ Xuân Vinh tìm mọi cách để vận động chánh quyền cho Cha làm lễ ở Gành Hào mà ông Huyện Ủy Đường nhất quyết không bằng lòng. Cha Tuyên tìm Ông vì Cha nghĩ Ông là người biết hết sự thật cũng như dám nói lên sự thật. Với lại Ông là người rất ghét Đạo . “Chính hai tên Nhật bị giải giáp đã giết cha Diệp, có đúng vậy không?” Dưới đây là những gì Cha viết, qua những gì cha tìm hiểu được:
“Tôi không được nghe trực tiếp từ miệng Ông Đường nói những lời trên. Tuy nhiên con ruột của Ông tên Khu Trường Thống đã cho tôi nói chuyện với bà Nguyễn Thị Bỉ là vợ của Khu văn Đường. Bà nầy đã không dám quả quyết nhưng cho biết có nghe như thế.
“Những tìm kiếm nầy có kết quả chính xác phần nào là nhờ có sự giúp đỡ của anh Huỳnh Văn Chư có người vợ tên Lê Kim Thu. Gia đình Đạo Đức và đặc biệt tin tưởng cha Trương Bửu Diệp hoàn toàn. Con, rể ông đều là Cán Bộ nhà nước. Ông có hai dựa cá số 1 và số 9 ở Gành Hào. Ông cầu xin cha Diệp cho bắt thăm trúng dựa số 1 và số 9. Đúng như ý nguyện. Ông đã trúng được hai dựa nầy, nguồn lợi lớn của gia đình. Ông Chư chuộc tượng cha Diệp từ Biên Hòa để trong nhà từ năm 2008. Mỗi lần đi đâu, ông đều đến thắp nhang, vái lại và đọc kinh Tin trước tượng cha Phanxicô. “Ông Chư dẫn tôi đến nhà Khu trường Thống, để tiếp xúc với mẹ anh ta là bà Nguyễn thị Bỉ vợ của Khu văn Đường”
Kính thưa quý vị. Ngày xưa, năm tôi lên 7, trong những bài học Giáo Lý vỡ lòng của tôi học đã có câu:
Hỏi: “Chúng ta có nên thờ kính Đức Bà cùng các Thánh ngang với Thiên Chúa Không?”
Đáp: “ Thưa Không.”
Còn bây giờ theo Cha Tuyên gia đình Ông Huỳnh văn Chư Đạo Đức là vì Ông tin tưởng cha T B D hoàn toàn. Con, Rể ông đều là cán bộ nhà nước. Mỗi lần đi đâu Ông đều đến thắp nhang vái lại và đọc kinh Tin trước tượng cha Diệp.
Bốn mươi năm trước trong nước, ai cũng biết câu nầy.
“Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm”
Còn cha Tuyên lại không nhìn những gì Cộng Sản đã làm. Cha lại đi tìm Huyện Ủy Khu Văn Đường để hỏi Ông có phải hai tên Nhật giết Cha Diệp không? Thật ra Cha về Việt Nam để hỏi Ông huyện ủy Đường ai là thủ phạm, hay Cha về để nhận CHỈ THỊ, nhận “MẬT LỆNH” để khi về đây Cha tổng kết vụ án cha Diệp để trình lên Tòa Thánh như sau :
THỦ PHẠM VỤ ÁN CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BƯU DIỆP
Tôi chỉ xin nêu ra đây vài sự kiện liên quan đến cái chết của cha T B D mà càng ngày càng rõ hơn qua sự truy tìm của cá nhân và qua việc phối kiểm các nhân chứng:
Nhân chứng :
Ông Huỳnh Văn Lập, tức Ba Lập, sinh năm 1935 hiện sống ở Tắc Sậy và là người giúp lễ cho cha Phanxicô Trương Bửu Diệp thời đó cho biết:
Thời đó, có nhiều chủ điền làm chủ đất chung quanh Hộ Phòng và Tắc Sậy. Có một chủ điền tên Cận, người tham lam muốn chiếm hữu nhiều ruộng đất bằng cách dời cột mốc ranh đất nhà chung ở Gành Hào.
Cha T B D yêu cầu ông dời cột mốc lại ranh đất ông làm chủ. Ông không thay đổi mà vẫn tiếp tục lấn ranh. Cha T B D mời điền địa Tây ở Hộ Phòng xuống đo lại đất nhà chung và bắt ông chủ Cận phải hoàn trả lại đủ phần đất 800 công của nhà thờ.
Ông thua cuộc trong tức giận. Ông tìm cách trả thù. Ông cho người lãnh đạo Cao Đài Giồng Bướm nhiều uy tín lúc đó là Cao Triều Phát biết rằng: Cha T B D thân Pháp và nhờ Pháp hại Ông.
Chuyện thân Pháp của cha Diệp càng dễ tin hơn vì:
Cha thường tới lui địa hạt Ông Cambott là chủ điền người Pháp để dâng lễ. Ông cho gia đình người Pháp nào đó gởi nhờ chiếc xe hơi Traction ở ngay trước nhà Xứ, mọi người có thể nhìn thấy, theo lời bà Lucie Huỳnh Thị Nghĩa hiện ở San Jose thuật lại.
Ông Cao Triều Phát được gọi là Đức Giáo Tông Danh Dự Cao Đài Minh Chơn Đạo và lãnh đạo Cao Đài Giồng Bướm lúc bấy giờ. Người nổi tiếng chống Pháp: Ông vào chiến khu, ông ra Bắc cầu thân với Hồ Chí Minh và quân đội Việt Minh để chống Pháp, Ông tương quan tốt với người Nhật...Tất cả vì lòng yêu nước để chống Pháp, đánh đuổi ngoại bang.
Nếu đã chống Pháp thì phải chống tất cả những ai theo Pháp hay quan hệ với Pháp. Không rõ ràng lắm, nhưng ông chủ Cận đã thuyết phục được việc phải lên phương án để giết cha Diệp vì thân Pháp và vì bao lâu họ đạo Tắc Sậy còn tồn tại là Pháp còn tới lui để bảo vệ Cha Sở và người Công Giáo.
Bà Lucie Huỳnh Thị Nghĩa hiện ở San Jose viết như sau:
“Những điền chủ thời đó:
Phía Giá Rai có Hội Đồng Điều, Điền ông CamBott người Pháp.
Phía Nam nhà thờ có:
Điền ông Tư Tiến,Thánh Thất Cao Đài gọi Thất Giồng Bướm (tức là giồng Bớm theo kiểu phát âm của người Việt góc Hoa) là nơi họp hội để giết cha Diệp.
Phía Bắc nhà thờ có:
Điền Chệt Khọt có lần bị cướp uy hiếp. Dân chúng chung quanh và nhiều Giáo Hữu biết tin, liền đánh trống gõ soong nồi, gõ thùng thiết và đốt lửa rơm. Cha Diệp từ nhà xứ biết cướp đang uy hiếp điền Chệt Khọt và dân chúng. Cha có cây súng hai nòng để bắn chim. Cha bắn hai phát để thị uy. Bọn cướp nghe hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.
Phía Cây Gừa, hướng Bắc có điền bà hội đồng Nhàn Công Giáo. Con gởi Cha tài liệu nho nhỏ con đã ghi trong sổ lâu rồi mà cũng không biết để làm gì.
LUCIA NGHĨA HUỲNH
Không ai dám quả quyết ai là thủ phạm, hay đúng hơn ai chủ mưu giết Cha T B D. Vì không ai thấy tận mắt và không ai tiếp xúc được hai tên lính Nhật hành huyết Cha. Ngoài bà Lucia Huỳnh Thị Nghĩa còn có nhiều người cho rằng:
Ông Cao Triều Phát đã dùng hai tên lính Nhật bị giải giáp và ở lại đầu quân dưới trướng của Cao Triều Phát là Cao Triều Thắng và Cao Triều Ngươn để thanh toán cha Diệp, coi như người có tội thân Pháp và duy trì giáo xứ Tắc Sậy, nơi quân đội Pháp có dịp tới lui thường xuyên. Nên buổi sáng ngày 12/3/1946 theo lời bà Trần Thị Hường, lúc đó 13 tuổi, kể rằng: Toán quân mặc đồ trắng đến lùa giáo dân từ phía trên nhà thờ đoạn Đất Thánh cho tới phía dưới nhà thờ vào Cây Gừa. Nơi Cây Gừa, lẫm lúa nhà Giáo Sự, bà Hường lúc đầu không có ở chung một chỗ với cha mẹ là ông bà Trần Văn Năng, nên bà chạy đi tìm. Một tên lính người Nhật kề mã tấu vào cổ bà. Bà ngã xuống đất. Tên lính Nhật nói gì bà không hiểu và có người lính khác nói lại với bà như là thông dịch vậy. Tên lính nầy tưởng bà bỏ chạy nên đưa mã tấu vào cổ bà. Kỳ thực bà chỉ đi tìm Cha Mẹ bà ở chung với cha Diệp trong lẫm lúa khác. Tên lính hiểu ra và cho bà đi.
Ông nguyễn văn Đức ở Chủ Chí bây giờ cho biết Đúng là có ba tên Nhật, người ta biết hai người là Cao Triều Thắng và Cao Triều Ngươn. Người thứ ba không rõ tên.
Ông Đức nói rằng: có Ông Mười Thính là lính Cao Đài cho biết Cao Triều Thắng và Cao Triều Ngươn sau khi chém chết Cha Diệp thì Ông Cao Trường Phát cho rằng Chúng nó dám giết cha Diệp là người tu hành, thì trước sau gì chúng cũng giết mình. Nên một hôm, ông cho lính đi phục kích đánh Pháp. Trên đường đi, Ông bí mật xếp đặt cho người thân tín của Ông từ phía sau nhảy tới giết chết Cao Triều Thắng và Cao Triều Ngươn. Người thứ ba ở nhà, sau đó cũng bị ông Cao Triều Phát thanh toán.
Đây chỉ là chuyện bịt đầu mối của Ông Cao Triều Phát thôi. Chính Ông mượn hai tên lính Nhật nầy hành huyết cha Diệp. Sau đó, ông âm mưu thanh toán hai tên Nhật nầy. Người giết Cha Diệp đã chết. Không ai biết ai đã giết Cha? Tai sao dùng hai tên Nhật? Hai tên nầy không rành tiếng Việt, không thân nhân họ hàng, nên dễ giữ bí mật. Hai tên lính Nhật ghét Pháp và chắc chắn không thương tiếc gì Cha Diệp là người thân Pháp. Hai tên lính Nhật nầy cần vâng lệnh Ông Cao Triều Phát tuyệt đối để có chỗ dung thân. Chắc Ông Cao Triều Phát đã thấy rằng : Dùng hai tên lính Nhật nầy để giết cha Diệp và sau đó thanh toán lính Nhật để bịt đầu mối thì rất có lợi. Những người lính Nhật bị giải giáp nầy không có thân nhân chung quanh. Họ sống hay chết không gây một tổn thương nào cho người khác. Mưu đồ rất thâm độc!
Linh mục Phê rô Trần Thế Tuyên Cáo Thỉnh Viên
Thưa quý vị. Để hồ sơ xin tuyên phong Chân Phước Tử Đạo, được Tòa Thanh chấp nhận và cứu xét. Trước hết, Ứng Viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà Hội Thánh bắt buộc phải có như sau :
1. Có phải cái chết đó gây ra bởi lòng căm ghét Đức tin Kitô giáo, hoặc là ghét Đức Giêsu Kitô, ghét Giáo Hội không?
2. Có phải trong tâm khảm và linh hồn người đó, chấp nhận chết vì Đức Kitô, vì Chúa, vì Đức Tin không?
3. Người đó chết một cách bất đắc kỳ tử - bị giết chết do bạo lực không?
4. Dân chúa có xem người đó là vị Tử Đạo, là vị Thánh, là mẫu gương về lòng nhân đức và can đảm Kitô hữu không?
5. Giáo dân có tin vào sức mạnh cầu bàu của người đó không?
Sau đó, Tòa Thánh sẽ tuần tự mà cứu xét. Nếu điều 1 mà không hội đủ tiêu chuẩn như nêu trên thì không thể nào thông qua và tiếp tục. Nếu chỉ điều 1 hoặc điều 2 không hội đủ để chứng minh đúng như nêu trên thì hồ sơ đó bị LOẠI BỎ. Hồ sơ Ứng Viên đó KHÓ hoặc KHÔNG BAO GIỜ có thể được mở ra cứu xét lại. Vì lúc nào cũng có hằng trăm hằng ngàn hồ sơ đang chờ xin tuyên phong Chân Phước mà Tòa Thánh cần phải cứu xét .
Kính thưa quý vị. Tất cả tài liệu của những nhân chứng mà Cha Tuyên thu thập. Cũng như qua sự truy tìm của cá nhân Cha Tuyên đều là chứng gian và tố cáo dối trá. Hoàn toàn không đúng với lịch sử Việt Nam thời đó: về Chánh Trị, về Xã Hội, về Kinh Tế cũng như về Tôn Giáo. Riêng về biên bản tổng kết của cha Tuyên trong bài THỦ PHẠM VỤ ÁN mà cha Tuyên định trình lên Tòa Thánh thì từ câu đầu đến câu cuối, không có câu nào là đúng với sự thật hết. Toàn là bịa đặt và vu cáo, vô căn cứ. Ngôn từ mà cha Tuyên dùng không khác nào những ngôn từ dùng đăng trong báo Công An Nhân Dân của Cộng Sản. Toàn là âm mưu gian ác để ám hại người và chém giết (không có một chữ nào cũng như một câu nào Cha Tuyên nói Cha Thánh Diệp là một linh mục Đạo Đức, Ngài bị giết Chết vì muốn bảo vệ đàn chiên, vì bảo vệ Đức Tin Kitô, bảo vệ Giáo Hội ). Quý vị thử đọc lại lần nữa đi. Con xin hỏi thật cha Tuyên câu nầy: Bài nầy Cha viết hay Khu Trường Thống viết thay cho Cha?
Con kính thưa quý vị lãnh đạo Giáo hội Công Giáo Việt Nam khắp thế giới.
Kính thưa quý vị, ai ai cũng biết cha Trương Bửu Diệp đã bị Việt Minh Cộng Sản giết từ lâu rồi (DÙ BIẾT RÕ HAY KHÔNG). Và đến bây giờ, qua những việc cố tình tố gian, Cha Tuyên đã làm công cuộc Tử vì Đạo của Cha Thánh Diệp trở nên cuộc thảm sát chỉ vì lý do tranh tụng ĐẤT ĐAI hoặc Cha THÂN PHÁP nên bị những người ái quốc giết. Thì hồ sơ xin phong Thánh Tử vì Đạo cho Cha sẽ bị hủy bỏ thôi. Cha Tuyên đã cố tình phá hoại công cuộc Tử Đạo của Cha Diệp, của bốn Bà Phước cùng hai Nữ Tu.
Chính vì biết chắc việc mình làm sẽ thành công. Là vụ án tuyên phong chân phước cho cha Trương Bửu Diệp sẻ bị Tòa Thánh dẹp bỏ và số tiền mà mọi người đống góp sẽ bị đòi lại, khi biết Cha dùng số tiền đó để phá hoại cuộc phong Thánh. Nên Cha buộc, những người đóng góp tiền đều phải ký tên và phải xác nhận số tiền đó không được hoàn lại đến ba lần trong một tờ đơn: Đây là tờ đơn xin gia nhập.
ĐƠN XIN NHẬP HỘI NHỮNG NGƯỜI ÁI MỘ CHA PHANCICÔ TRƯƠNG BỮU DIỆP
Niên liểm sẽ không được hoàn trả cho dù vụ án tuyên phong chân phước có thành công hay thất bại . Họ tên …………… Địa chỉ…………… Số điện thoại ……. E-mail……… Niên liểm 150$ / Gia kim / hay Mỹ kim / Sẽ không hoàn trả./
Ngân phiếu đề tên: Trần Thế Tuyên – với ghi chú Cha Diệp. annual member ship fee : $ 150 either in Canadian or US Fund and non-refundable – Check payable to Rev Peter Tran
Trả ngày…….. Ngày…………..
Ký tên………
Chỉ một lá đơn, chỉ số tiền $150 mà Cha nói đến ba lần không hoàn trả. (Vì Cha biết trước HỒ SƠ phong Thánh sẽ bị dẹp bỏ) Con tin chắc quý vị cũng nhận ra được: Việc Tòa Tổng Giám Mục Cần Thơ bổ nhiệm linh mục Trần Thế Tuyên làm Cáo Thỉnh Viên để lo công cuộc phong Thánh cho Cha Diệp là một việc quá sai lầm. Chẳng khác nào Tòa Tổng Giám Mục giao trứng cho ác.
Kính thưa quý vị con nghĩ tất cả Giáo sĩ trong nước không thể biết, hoặc có biết cũng không thể làm gì được trong lúc nầy, nhưng thưa Quý Vị, Quý Vị là những vị lãnh đạo giáo dân ở các nước Tự Do đã biết việc làm sai trái mà Quý Vị đành im lặng hay sao? Quý Vị không nghĩ rằng việc im lặng của Quý Vị sẽ làm giới trẻ ở quốc nội cũng như quốc ngoại hiểu lầm việc cha Tuyên đã làm, đang làm và sẽ làm với mục đích là phá hoại công cuộc phong Thánh cha Diệp là đúng sao? Cha Tuyên là MẪU MỰC của một Mục Tử Công Chính sao? Con kính xin quý vị hãy cho giáo dân mình biết rõ, về đời sống Đạo Hạnh cũng như công cuộc tử vì Đạo của Cha Thánh Diệp để giáo dân khỏi hoang mang. Rất may là Họ Đạo nơi con ở đã làm sáng tỏ công cuộc tử vì Đạo của Cha Thánh và tờ báo lớn ở VANCOUVER, tờ TỰ DO đã tường thuật rõ ràng về nguyên nhân dẩn đén cuộc thảm sát linh mục và nữ tu xứ đạo Cà Mau, cũng như công cuộc Tử Đạo của Cha Thánh rồi như quý vị biết.
Ngày xưa Cha Thánh Diệp khi nghe tin giáo dân mình bị Việt Minh giam cầm, Cha dám liều chết trở về để cứu họ. Con xin quý vị đừng sợ hãi, xin quý vị hãy nói lên sự thật để giáo dân mình, cũng như dân chúng địa phương cùng biết. Tất cả mọi người trong xứ đạo của quý vị đang chờ tiếng nói của quý vị.(hay quý vị sợ nói lên sự thật rồi Cộng Sản Việt Nam không cho quý vị về Việt Nam để làm từ thiện nữa ? )
Kính thưa quý vị, con nghĩ giờ phút nầy tất cả mọi người Việt trên khắp thế giới đang trông chờ một thông cáo chung của toàn thể Hội Đồng Giáo Phẩm Công GiáoViệt Nam Hải Ngoại, nói rõ công cuộc Tử Đạo của Cha.
Con cũng xin kính thưa quý vị lãnh đạo Đạo Cao Đài cũng như tín hữu Đạo Cao Đài toàn thế giới.
Thưa quý vị, ngày xưa chỉ có Thầy dạy võ của con là thầy Ba Nhường cùng với thầy Hồng Cơ, và mười mấy thanh niên xóm Đạo thôi mà đã can đảm không cho Việt Minh đến bắt Ông Cao Triều Phát đi Trại Giáo Hóa (cùng lúc chúng bắt bốn bà Phước và hai nữ tu).
Đối với con, Ông Cao Triều Phát là một Đấng chân tu, một nhà cách mạng, và là một người đồng chí hướng với Cha Diệp (cho dù con không biết gì về Ông hoặc Ông là người như thế nào). Nghĩa là hai Vị cùng không chấp nhận sự Đô Hộ của giặc Pháp (là đủ để con kính trọng rồi) . Ông Cao Triều Phát thì cho người thành lập bộ đội để chống Pháp. Còn Cha Diệp đã đến lúc cực kỳ nguy hiểm cũng không cần đến Pháp che chở, và cũng không cần nhờ Pháp cứu giúp giáo dân mình. Đức Chúa Giê Su mà Ông Cao Triều Phát kính thờ cũng là Chúa Giê Su mà cha Diệp kính thờ.
Kính thưa Quý Vị bây giờ người ta mạ lị, xúc phạm và còn tố gian cáo dối Ông giết chết Cha Thánh Diệp mà các Vị lại cam chịu chấp nhận im lặng hay sao? Thánh Thất Cao Đài Giồng Bướm thực chất đã là chiến khu rồi Ông còn vào chiến khu nào nữa? Thánh Thất Cao Đài Giồng Bướm lại có thể là nơi hội họp để lên PHƯƠNG ÁN giết Cha Thánh sao? Chị Huỳnh Thị Nghĩa con Bác Mười Trọng, năm Cha Diệp bị giết Chị chỉ mới 13 tuổi. Theo như Bác Mười nói với Tôi là hằng năm Chị đều theo Cha Diệp, ban Quới Chức và đồng nhi họ đạo đến thăm Thánh Thất Cao Đài. Ăn Tết năm đó xong, Chị đã theo mẹ tản cư về sông Ông Đốc và từ đó đã rời bỏ Tắc Sậy luôn rồi. Tại sao Chị lại dám quả quyết nói lên những điều như vậy? (Thánh Thất Cao Đài Giòng Bướm là nơi hội họp để giết cha Diệp ) Có phải chị nói hay không ?. Câu nầy con biết chắt chắn rằng cha Tuyên đã thêm vào. Đây là bằng chứng, theo con, Quý vị có thể dùng khi ra tòa nếu muốn.
Thưa quý vị. Nơi chúng ta ở là đất nước tự do. Cha Tuyên lại có thể sử dụng quyền tự do mà Cha được hưởng để tố gian và cáo dối cho một người vô tội như thế được hay sao? Quyền Tư Pháp đâu rồi? Sao quý vị không dùng đến để bảo vệ thanh danh cho một đấng Chơn Tu, cho một nhà Ái Quốc. Bảo vệ Thánh Thất Giồng Bướm. Bảo vệ Tôn Giáo của Quý vị.
Kính thưa toàn thể quý vị Quân, Dân, Cán, Chánh,
Thưa quý vị, Chúng ta đã mất gần như tất cả rồi. Mất Tổ Quốc, mất Quê Hương và mất hết thời tuổi trẻ. Nhưng có những cái mà chúng ta không thể mất. Đó là Danh Dự và Trách Nhiệm, hai đức tính thiêng liêng không ai có thể cướp mất đi được, trừ khi ta cố tình đánh mất nó. Thưa quý vị vì trách nhiệm chúng ta phải bảo vệ, phải nói lên sự thật về công cuộc Tử Đạo của các giáo sĩ đã xảy ra trong toàn tỉnh Cà Mau. Để công cuộc Phong Thánh Cho Cha Phanxicô dễ dàng đi đến kết quả mỹ mãn. Vì trách nhiệm, chúng ta phải bảo vệ và phải làm sáng tỏ Thanh Danh của một đấng Chơn Tu, một nhà Ái Quốc, một người đồng chí hướng, một người bạn tâm giao của Cha Thánh Trương Bửu Diệp khi Ngài còn sống. Ông chính là Cao Triều Phát Người lãnh đạo Thánh Thất Cao Đài Giồng Bướm.
Vì danh dự, và vì trách nhiệm, chúng ta phải làm sáng tỏ sự việc nầy. Không phải chỉ để ba triệu người Việt ở Hải Ngoại biết. Mà Chúng ta phải làm cho tám mươi triệu người Việt trong nước biết nữa. Không những thế, chúng ta phải ghi lại rõ ràng từng chi tiết một, lưu vào sử sách, để lại cho các thế hệ mai sau.
Thưa quý vị. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Cần Thơ bổ nhiệm cha Tuyên làm Cáo Thỉnh Viên là một việc quá sai lầm. Nhưng nếu chúng ta biết mà vẫn giữ yên lặng, đó là một bất hạnh cho các giới trẻ và các thế hệ về sau. Còn nếu chúng ta tự đánh mất danh dự và trách nhiệm của mình thì đó là điều đáng tiếc, và cũng là sĩ nhục lớn nhất trong đời chúng ta. Những việc đáng làm, cần phải làm, và quá dễ dàng làm được mà chúng ta lại chọn giải pháp thụ động không làm là sao?
Mỗi ngày chúng ta chỉ bỏ ra mười phút, vài ngày thôi là đủ. Chúng ta cầm điện thoại lên là chúng ta làm được tất cả. Đây là số điện thoại của Cha Tuyên: 780 645 3277 Ext. 29, Cell 780 862 9778. E-mail: hongancanadayahoo.ca . Địa chỉ: Rev Peter Tuyen Tran 4410 – 51 Ave., St Paul, AB. T0A 3A2 Canada. Xin quý vị khuyên Cha hảy chấm dứt những việc làm như Du Đa ngày xưa đã làm . Xin quý vị nói rõ cho Cha biết nếu Cha vẫn kiên quyết làm cho bằng được, thì kết quả mà Du Đa đã nhận lãnh thế nào, sau khi Chúa Giê Su chịu nạn, chắc Cha đã biết hết rồi và cuối cùng cũng sẽ đến lượt của Cha thôi.
Hoặc giả, một khi Quý Vị đã biết rõ sự thật về công cuộc Tử Đạo của cha Diệp rồi, Qúy Vị đã tìm đủ mọi cách để thông báo cho bạn bè cùng người thân được biết hay chưa? Nếu chúng ta khoanh tay đứng nhìn, không làm gì hết. Cứ để cha Tuyên buôn Thần bán Thánh như chỗ không người như vậy là tự mình đã đánh mất Danh Dự và Trách Nhiệm của chính mình. Như thế, thử hỏi làm sao chúng ta còn có đủ can đảm để ngước mặt nhìn đời? Nhứt là đối với những người đã có lòng mến yêu và đã nhận lãnh ơn lạ mà cha Thánh Diệp ban cho.
Con cũng xin đồng kính thưa linh mục Nguyễn Hữu Lễ, linh mục Trần Trung Liêm, linh mục Phạm Công Liêm, Giáo sư Cao Thế Dung, Khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, cùng tất cả các học giả, các văn nhân,
Thưa Quý Vị, có vô số nhà văn miền Bắc đã nói nhiều đến Chiến Dịch cải cách Tôn Giáo nầy rồi. Chẳng hạn như quyển CHUYỆN LÀNG QUÊ hay LÀNG XÃ tôi không rõ ràng cho lắm. Hơn ai hết Cha Thánh Trương Bửu Diệp, Nhà ái quốc Cao triều Phát, cũng như Thánh Thất Cao Đài Giồng Bướm đang chờ quý vị gội rửa thanh danh.
Các Em Nam Lộc, Trúc Hồ,Việt Dũng thân mến.
Các Em đã có phương tiện truyền thông trong tay. Nhờ Quý Em mà việc làm của anh hùng dân tộc Việt Khang chỉ trong một sớm một chiều đã được người Việt khắp thế giới biết đến. Nay đã đến lúc Quý Em phải làm sáng tỏ cuộc khổ nạn của Cha Thánh.
Các Em làm sáng tỏ Công Cuộc Tử Đạo của Cha Thánh Diệp tức là các Em đã tố cáo hành động dã man, phi nhân , phi nghĩa của Cộng Sản Việt Nam. Chúng hũy diệt hàng ngũ Linh Mục và Tu sĩ. Chúng giết chủ chăn, thì đoàn chiên ắt phải tan rã. Ngoài ra việc làm của quý Em sẽ giúp cho cho các thế hệ trẻ, không những ở hải ngoại mà còn ở trong quốc nội, am hiểu tường tận hoàn cảnh lịch sử đất nước ta thời đó. Quý Em giúp cả một thế hệ có được cái nhìn rõ ràng hơn về cái Bạo Quyền hiện tại. Nó đã và đang tìm mọi cách để tiêu diệt những giá trị Đạo Đức, cũng như cố tình đánh phá, làm chia rẽ, gây mâu thuẫn, hoặc lũng đoạn các Tôn Giáo. Một lần nữa đất nước đang trông chờ các Em.
Kính thưa quý vị. Cuộc tàn phá Tôn Giáo xảy ra đầu năm 1946 trên toàn quốc Việt Nam càng về sau càng khốc liệt. Đến đổi vào đầu năm 1949, Tòa Thánh phải ra sắc lệnh nghiêm cấm mọi hành động của Giáo Dân như: Liên kết cũng như gia nhập vào đảng Đảng Cộng Sản. Đã đến lúc chúng ta phải nói lên hết sự thật. Tôi xin Quý Vị đừng sợ hãi nữa. Xin đừng đánh mất Danh Dự và Trách Nhiệm của chính mình.
Kính chào Quý Vị Mùa Chay Thánh năm 2013 NGÔ THIÊN HIỆP
PHẦN 2
THIÊN CHÚA LUÔN Ở BÊN CẠNH CHÚNG TA
Các con các cháu thương mến, Trong những dịp họp mặt, có sự hiện diện đầy đủ các cô, dì, chú, bác và bà con hai bên. Khi thì ở MỸ, khi thì ở CANADA, nhiều khi các con hoặc các cháu nghe nhiều người hỏi cô Mười hay dì Mười các con rằng: “Chị Mười may mắn quá, chị được anh Tám Hiệp tổ chức đưa được cả gia đình đi đến nơi, mà còn có thêm gia đình em chồng và một thằng cháu chồng nữa”. Cô mười trả lời chắc các con cũng có nghe. "Ảnh mà đưa đi vượt biên gì? Anh dem ra biển giết thì có. Nếu ngày đó Thiên Chúa không ra tay cứu vớt thì cả ghe chìm sâu dưới lòng biển hết cả rồi”. Thật vậy, chuyến vượt biên đó nếu Thiên Chúa không ra tay cứu giúp chúng ta thì không thể nào đến bến bờ được đâu các con. Thiên Chúa luôn ở bên cạnh,và luôn lắng nghe lời cầu xin của chúng ta.
Ba chỉ được gia đình giao nhiêm vụ về Bào Sen sống, để tìm hiểu đường ra biển thôi, cũng như tìm hiểu giờ giấc canh giác của các đồn công an biên phòng. Còn chuyên đưa gia đình đi, thì phải chờ đợi Bác Bảy của các con. Vì Bác là Đại Uý Hải Quân nên mới có thể lái tàu mà đưa mọi người đi được. Đại gia đình đã có tính toán như vậy.
Ba về Cà Mau trên ba năm rồi, và đã tìm hiểu rành rẽ đường đi nước bước, cũng như giờ giấc và thói quen canh gác. Mà Bác Bảy con lúc đó vẫn còn bị giam giữ ngoài Bắc, chưa được giải về miền Nam thì đến bao giờ mới được thả ra.
Đầu năm 1981 thì chương trình đi bán chánh thức đã không còn. Ở Bào Sen cũng có vài nơi rục rịch tính đi. Ba biết dù chỉ một gia đình ở Bào Sen nầy mà trốn đi vượt biên thôi, cho dù thành công hay thất bại, thì mình cũng khó mà tổ chức sau đó được nữa. Vì thế, cuối năm 1981 ba về Sài Gòn và thưa chuyện với nội con:
“Thưa má, con định tổ chức đi vượt biên ngay bây giờ, không thể chờ anh Hảo về được nữa.Vì không biết chừng nào anh Hảo mới được thả về. Mà nếu mình không đi bây giờ để có người ở Bào Sen đi trước rồi thì khó mà tổ chức đi được lắm?”
“Má cũng nghĩ vậy. Nhưng ai mà tổ chức, tàu ở đâu có và ai sẽ lái tàu con?” bà nội các con hỏi lại ba.
“Thưa má con sẽ tổ chức tất cả. tàu ghe con sẽ tự đóng lấy, và chính con cũng tự lái tàu luôn. Con đã tính toán kỹ lưỡng và sắp đặt mọi thứ hết rồi má.”
"Vậy con nói cho má nghe thử xem sao ?” “Thưa má, má thường nói với tụi con là BIỂN GIẢ. Tức là biển thấy vậy, chứ không phải lúc nào cũng vậy. Khi thì biển lặng yên như tờ, xuồng ghe nhỏ cỡ nào ra biển cũng được. Khi thì sóng to gió lớn thì cho dù tàu sắt to lớn cũng bị sóng biển nhận chìm. Lại nữa trong ca dao mình có câu. Tháng Ba bà già đi biển. Vậy tháng Ba là tháng biển yên nhứt trong năm.” “Đúng như vậy con.” Bà nội con trả lời và ba nói tiếp:
“Sóng là do nước chảy và gió tạo nên. Nước càng chảy mạnh gặp gió ngược càng tạo nên sóng lớn. Nên con chọn mình đi trên biển trong tháng Ba và vào những ngày nước ương thôi. Tức là những ngày nước kém, nước chỉ chảy lình bình. Con nghĩ những ngày đó biển yên nhứt trong năm. “Còn về ghe tàu thì như thế nầy. Con dùng chiếc ghe đi buôn tạp hóa của con hiện giờ, cơi thêm mỗi bên hai tấm be, mỗi tấm ba tấc. Tức là cao thêm sáu tấc nữa. Vậy là có ghe rồi.
“Còn về máy móc thì con dùng tới bốn cái lận. Một cái đặt giữa lường ghe, hai cái đặt hai bên, còn một cái đem theo phòng hờ. Cái nào tốt thì dùng, nếu có trục trặc thì xô xuống biển. Con nghĩ mình dù có đi ba bốn ngày trên biển, thì cũng không thể nào mà hư hết bốn cái cùng một lúc được.
“Còn về chuyện lái tầu con cũng lo luôn. Con là huấn luyện viên quân sự mà má. Con từng dạy bản đồ địa hình nên phương hướng con nghĩ con lo được. Về đường đi trong sông hay ra cửa biển, cũng như giờ giấc Công An Biên Phòng canh gác, mấy năm nay con dọ xem và đã rành rọt hết rồi.”
“Con nghĩ con lo được hết phải không?” Bà nội các con lại hỏi lần nữa . “Thưa má con nói là để trình má thôi, chứ thật ra con đã quyết định tháng Ba năm tới con khởi hành. Má cũng biết, lúc nào con cũng nghĩ đến đại gia đình mình. Con muốn tất cả đại gia đình mình cùng đi. Con nhờ má nói với tất cả anh chị cùng đi với con. Chứ con nói không ai nghe theo con đâu. Gia đình anh Năm đã đi mấy lần, Cô Mười cũng vậy, đã mất nhiều tiền rồi, mà có đi được đâu. Má suy nghĩ , nếu thấy con có thể tổ chức đi được, thì má nói anh chị em cùng đi với gia đình con. Con nghĩ con có thể đưa gia đình mình đi được hết, mà chỉ có má nói anh chị mới tin và nghe theo thôi.”
“Má tin con làm được. Để má nói với anh Năm con cho.”
Lúc đó, Nghe ba từ Cà Mau về thăm nội, Bác Năm và mấy cô của các con đến thăm ba và tiện thể thăm nội con luôn. Trong buổi cơm đông đủ mọi người nội con nói:
“Thằng Hiệp định tổ chức vượt biên, má cũng đi theo nó nữa. Nó muốn tất cả các con cùng đi vậy tụi con có đi chung cùng má không?”
Nghe nội các con hỏi thình lình tất cả đều yên lặng hết, một hồi rất lâu bác Năm con mới trả lời.
“Má đã quyết định như vậy, thì tất cả chúng con cũng nghe theo má thôi.”
Ba biết tất cả Anh Em của ba đều miễn cưỡng. Nhưng ba rất mừng vì được nội con tin ở ba, và đồng thời giao luôn tất cả sinh mạng của mọi người trong đại gia đình vào tay ba. Nội con đã 70. Nội chấp thuận cùng đi với ba để bác, cô của các con không thể nào không cùng đi được.
Cuối năm 1981 ba bắt đầu lo sửa ghe. Gia đình mình có thể lo tiền cho ba mua ván cây và mướn thợ đóng một chiếc ghe đi vuợt biển đúng tiêu chuẩn được. Nhưng ba biết. Nếu ba mướn thợ đóng một chiếc ghe như vậy. Không chừng ghe chưa thả xuống nước ba đã bị bắt bỏ tù rồi. và chiếc ghe cũng sẽ bị tịch thu luôn.Vì gia đình mình gốc đại điền chủ mà ba thuộc thành phần Ngụy quân nữa.
Cho nên ba phải tự vào rừng đốn cây, xẻ lấy bằng ván dẹt để cơi be. Còn thợ sửa ghe thì chỉ nhờ một anh thợ mộc ở kế bên nhà, chỉ biết cưa, bào phụ ba thôi. Ba muốn làm vậy để không ai để ý tới. Tuy vậy mà vẫn bị Công An xã theo dõi thường xuyên .
Có lần thấy ba đang cơi be cao thêm, anh Công An xã đó hỏi ba.
“Sửa ghe định làm gì đó anh Hiệp?”
Lúc đó kế bên nhà mình đã cất thêm một nhà máy xay lúa nữa. Tiếng hai nhà máy hoạt động rất ồn ào. Một cái thì đối diện, một cái cùng bên. Dù rất ồn ào ba cũng đã nghe tiếng anh Công An hỏi. Nhưng ba làm như không nghe được, ba hỏi lại . Ba cố tình nói rất lớn.
“Anh nói gì anh Hai Khuyến?”
Hai Khuyến cũng cố nói lớn hơn để hỏi lại ba:
“Tôi hỏi anh sửa ghe định làm gì?” Ba cố ý trả lời rất lớn để tất cả những người đến xay lúa cũng nghe được luôn:
“Tôi sửa ghe định đi vượt biên đó Anh Hai ơi”.
Anh Hai Khuyến cũng trả lời rất lớn như cố la lên đáp lại:
“Ghe anh nhỏ quá, ra biển chìm chết à Anh Hiệp.”
Tất cả người đến xay lúa cùng anh Hai Khuyến đều cười ngất. Ai cũng nghĩ chúng tôi nói chơi, chứ ghe nhỏ thế nầy mà đi vượt biển gì. Lại nữa ai định đi vượt biên mà nói trước cho Công An xã biết bao giờ. Kể từ đó, anh Công An xã không còn theo dõi ba nữa.
Vậy mà khoảng tháng sau thôi, cũng chiếc ghe đó, đã chở đại gia đình mình, gồm năm gia đình nhỏ, tất cả hai mươi lăm người, bỏ nước ra đi.
Điểm tập trung đầu tiên là chợ Cà Mau. Từ chợ Cà Mau bốn gia đình sẽ dùng bốn chiếc xuồng nhỏ chở rau cải, như xuồng đi buôn rau cải xuống chợ Nam Căn bán lẻ. Riêng gia đình mình gồm ba, mẹ, Đức, Dung, bà Nội các con và cậu Sáu Diệu thì đi chiếc ghe mình để vượt biên. Điểm tập trung thứ hai là chợ Năm Căn.
Lúc đó Bao Dung vừa đúng hai tháng tuổi. Trước khi về Mỹ Tho sanh Bao Dung mẹ con có khấn xin Đức Mẹ cứu giúp, che chở để mẹ tròn con vuông, cũng như xin Thiên Chúa ban cho trời yên, biển lặng trong chuyến đi vượt biên nầy. Để tạ ơn Đức Mẹ, mẹ các con có chuộc cặp đèn cầy rất lớn bằng sáp ong để dâng nhà thờ Bào Sen. Cặp đèn nầy ở Sài Gòn mua mới có. Cặp đèn sẽ được dùng trong ngày lễ Phục Sinh. Thắp lên để tỏ Ánh Sáng Phục Sinh trong ngày lễ.
Cặp đèn hai tuần trước theo má con về Bao Sen, rồi hôm nay trở ngược lại Cà Mau. Hai giờ trưa lại rời Cà Mau, để tối hôm nay tất cả tập trung ở Năm Can. Không lẽ rồi cặp đèn đó lại theo mình mà đi vượt biên sao? Nhiều lần mẹ các con tính gởi lại những nhà chung quanh khi còn ở Bào Sen. Hoặc cũng có thể gởi lại một vài người từ Bào Sen lên đây đi Chợ tỉnh. Mẹ các con không dám gởi là sợ người ta hỏi là tại sao mẹ con lại không đem dâng nhà thờ. Vì nhà thờ gần nhà mình nhứt, và chỉ còn có một tuần nữa là lễ Phục Sinh, sẽ có cha Nam xuống làm Lễ thôi. Cho nên đến hai giờ trưa nước ròng mạnh, tất cả năm ghe từ từ rời bến mà cặp đèn cầy vẫn còn trên ghe. Uớc ao lớn nhứt trong đời của mẹ coi như không thành.
Mẹ con năm đó 30 tuổi. Mẹ con đã sống ở quê nhà Mỹ Tho được 25 năm. Sau khi lấy ba về Sài Gòn ở một năm, rồi theo ba về Bao Sen. Mẹ con chỉ sống ở Bào Sen có bốn năm thôi. Nhưng đến khi rời bỏ Việt Nam mẹ các con nghĩ chỉ có bốn năm sống ở Bào Sen mới đáng nhớ nhứt, và có ý nghĩa nhứt trong đời mẹ con thôi. Không biết sao mẹ con lại yêu mến Bao Sen đến như vậy. Vậy mà khi xưa khi mới xuống ở Bao Sen cứ mười bửa nửa tháng lại đòi về Sài gòn hay Mỹ Tho ở. Để ba ở lại Bào Sen có một mình. Nhiều đêm nhớ vợ nhớ con, buồn cho thân phận đến rơi nước mắt.
Cặp đèn nầy không cách nào đến nhà thờ Bào Sen và thắp lên trong ngày lễ Phục Sinh được. Với ý nghĩ đó làm mẹ con rất buồn, quên cả lo lắng và sợ hãi trong chuyến vượt biên.
Nước chảy ròng rất mạnh, cậu Sáu con chèo mũi còn ba chèo lái. Trên đường đi không có một xuồng ghe nào đi ngược lại. Vì với con nước nầy, nếu đi theo con nước thì ghe xuồng có thể đi được tám hay chín cây số một giờ còn nếu đi ngược, thì một giờ đi không đến ba cây số. Nên từ ba năm nay hằng tuần ba đều lên xuống con đường nầy để bổ hàng về bán, ba không thấy ai chèo ghe nước ngược để đi về Cà Mau lúc nước ngược và chảy xiết như thế nầy hết.
Mới rời Cà Mau khoảng hơn một tiếng, ba đã thấy mái nhà Hội Đồng Xã của xã Hòa Thành. Ghe ba chèo giữa sông trên giòng nước chảy mạnh. Trước ghe mình cũng có nhiều ghe khác, còn phía sau ghe mình cũng có vài ba ghe. Ba để ý những ghe đó nảy giờ cũng giữ khoảng cách như nhau. Vì đi cùng chiều mà. Nhưng một lúc sau ba lại để ý nữa có một chiếc càng lúc thấy càng gần hơn. Không lẽ chiếc ghe nầy lại đi ngược chiều. Tức là đi về Cà Mau trong lúc nắng quá gắt, vì là nắng cuối tháng Ba mà, và trong lúc nước ngược chảy xiết như lúc nầy sao.
Không bao lâu thì chiếc xuồng đến rất gần. Ròi ba nhìn thấy được, một người đang chèo ở lái ghe và một người ngồi ở giữa. Tới gần một chút, ba thấy người chèo là là một trai trẻ mười sáu mười bảy tuổi. Người ngồi ba thấy rất quen. Ba lái ghe mình thẳng lại chiếc xuồng đó. Khi đến gần, ba mừng quá, ba ngạc nhiên vô cùng vì thấy được người đang ngồi là cha Nam. Cha sở của họ Đạo Hòa Thành cũng là cha sở của họ Đạo Bào Sen .
Ba chèo thẳng lại xuồng Cha. Cha Nam cũng thấy ba nên bảo cậu nhỏ chèo đậu cặp lại.
Ba cũng nói cho nội và má con biết đang gặp được cha Nam và ba định mời cha Nam qua ghe mình.
Khi hai ghe cặp lại ba nói với cha Nam:
“Thưa Cha xin Cha lên ghe con và kêu em nầy lui xuồng ra ngoài chờ một chút. Con có chuyện muốn thưa với cha, xong em nầy lại rước Cha.”
Cha Nam bước qua ghe mình. Rồi em nhỏ lui xuồng ra xa xa chờ.
Khi hai bên chào hỏi xong nội con nói ngay:
“Thưa Cha, con và mấy đứa con của con đang đi vuợt biên. Cha và cậu trai kia đi chung với gia đình con nghe Cha.”
Cha không suy nghĩ mà chậm rãi trả lời dứt khoát rằng:
“Cám ơn bà Thầy Hai và Anh Hiệp đã có lòng. Nhưng con không thể bỏ bốn họ đạo mà ra đi trong lúc nầy được. Hơn lúc nào hết, lúc nầy Đạo Công Giáo chúng ta đang bị bắt bớ và đàn áp. Các họ Đạo rất cần có con. Bà Hai và các anh chị phải đi để con cháu có tương lai tốt đẹp. Bây giờ bà Hai và anh chị Hiệp xét mình đi, tôi sẽ ban phép giải tội tập thể cho”.
Nghe Cha nói cứng rắn vậy, Nội con, ba, mẹ cùng làm theo lời Cha, cùng xét mình, rồi được cha ban phép giải tội tập thể. Sau đó cha Nam lại làm phép lành cho ghe, để chuyến ra đi được bằng an. Tất cả những việc cần làm cha Nam đã làm xong, mẹ con mới lấy cặp đèn gởi cho Cha. Trong khi đó thì nội con lục trong túi lấy tất cả tiền Việt trao lại cho Cha.
Ba nhớ nội con có nói với Cha:
“Thưa Cha, con tin rằng Trái Tim Mẹ sẽ thắng. Cộng Sản Nga sẽ sụp đổ và nước Nga sẽ trở lại Đạo trong một ngày gần đây, như lời Đức Mẹ đã nói. Nếu đi đến nơi con cũng sẽ liên lạc với cha. Ngày nào nhà thờ Bào Sen được phép cho xây cất. chúng con sẽ cố gắng lo tạo dựng lại.”
Nghe nội con nói, cha rất vui.
Rồi Cha chúc lành cho chuyến hải hành và tạm biệt để trở về xuồng của mình. Lúc đó thì hai chiếc đã trôi ngang Hòa Thành.
Ba và cậu Sáu Diệu của các con bắt đầu chèo. Trên ghe từ nội các con, ba, mẹ và cậu Sáu Diệu nữa đều vui vẻ và tin tưởng rằng chuyến đi sẽ thành công vô cùng. Chuyện gặp được Cha Nam, như một phép lạ chúa ban cho. Đã trên ba năm, hằng tuần ba đều ra Cà Mau bổ hàng về bán nhưng không gập hề gặp được cha Nam lần nào cho dù đi xuôi theo giòng nước. Nếu Cha đi trễ chỉ mười phúc thôi, thì ghe mình đã qua khỏi Hòa Thành rồi. Ba nghĩ Thiên Chúa đã quang phòng, đã sắp đặt, để ý nguyện của mẹ con được đạt thành, để Cha Nam ban phép lành cho ghe, giúp ghe bằng an đến nơi đến chốn.
“Tối đêm đó các xuồng, ghe mình tập trung và ngủ đêm tại chợ Năm Căn. Hai giờ sáng nước ròng mạnh, Dượng Ba Dự và Dượng Mười đi trước, để đi lấy 10 can xăng mà Dượng Mười cùng Dượng Ba đã chôn từ tuần trước đó, trong mé rừng. Nếu lấy xong thì cũng sẽ ở lại đó chờ mình.
Gần ba giờ thì ghe mình rời chợ Năm Căn và chở tất cả mọi người. Ba chèo rất chậm nhưng nhờ nước xuôi nên ghe đi rất nhanh. Không bao lâu thì đến gần điểm hẹn. Tất cả mọi người trên ghe đều rất lo lắng vì nếu 10 can xăng mà mất đi thì không thể nào đi được, vì trên ghe chỉ dự trữ có hai can mà thôi. Ba không dám chứa nhiều xăng trên ghe vì sợ trên đường đi có thể bị nghi ngờ, hạch hỏi. Nếu như 10 can xăng mất đi, thì theo dự tính, Ba sẽ đưa 23 người vào rạch cùng nào đó ém lại, rồi Dượng Ba cùng Dượng Mười sẽ quay ngược về Cà Mau mua 10 can khác đem xuống. Nhưng rất may ghe ba chèo chưa tới thì ba đã thấy xuồng của Dượng Ba từ mé bờ ra đón.
“10 can xăng được đem lên ghe, rồi hai Dượng cũng cùng lên theo. Chiếc xuồng nhỏ được đẩy nhẹ cho dạt ra và bỏ lại. Tới lúc nầy ba mới cho nổ máy và từ lúc đó trở đi ghe được chạy bằng máy không cần phải chèo nữa. Ba cho ghe chạy giữa dòng sông, đến ngã ba Tam Giang vào khoảng năm giờ, nhưng trời đã hừng sáng. Công An Biên Phòng tại đồn này không còn canh gác nữa vì chúng đã sang quán cà phê gần đó. Cho dù Ba đã biết trước thói quen của chúng, nhưng hôm nay khi ghe chạy ngang qua đó, ai ai cũng lo lắng và sợ hãi vô cùng. Ngay cả Ba cũng vậy, làm sao mà không lo sợ cho được, nếu nó gọi lại thì biết phải làm sao chứ?
“Khoảng sáu giờ sáng thì ghe ra cửa Bồ Đề và thẳng xuôi ra biển. Mặt trời bắt đầu ló dạng, trên biển không một gợn sóng. Đi vượt biên lại dễ dàng như thế nầy ư? Những lo âu sợ hãi công an bắt bớ đã không còn. Ngay cả lo âu về sóng to gió lớn trên biển cũng không có. Vì ra biển hàng giờ rồi mà ghe chạy có khác nào chạy trên sông đâu. Mấy ngày trước, khi ba nghĩ đến giờ phút mọi người ra được ngoài biển khơi, nếu mọi việc đều tốt đẹp, lại trời yên biển lặng như thế nầy thì lẽ ra mọi người sẽ phải hân hoan vui mừng lắm chứ. Có lẽ mọi người sẽ phải cười đùa vui vẻ nữa. Nhưng, trái lại, ba nhìn trong ghe ai ai cũng lộ vẻ đau buồn, thậm chí có người còn không cầm được nước mắt nữa. Có lẽ trong thời điểm này, mọi người trong ghe ai cũng cảm thấy mình vừa mất những vì yêu dấu nhứt trong đời. Bầu không khí vô cùng tỉnh lặng. Phải ba bốn giờ sau, khi nhìn lại không thấy rặng rừng đước cũng như không thấy bờ đất gì nữa, và cảm giác đau buồn cũng đã qua đi, mọi người mới nhìn biển, ngắm những đàn cá lội quanh ghe, và mới bắt đầu vui vẻ nói cười.
“Biển vẫn lặng yên không một gợn sóng, những đàn cá heo lao xao chung quanh như muốn nô đùa, nghịch giỡn cùng ghe.
“Mặt trời từ từ lặng xuống trong lòng biển cả để chấm dứt một ngày vượt biên tốt đẹp mà ba nghĩ là nguy hiểm nhứt. Tuy mặt trời đã lặng từ lâu, nhưng một vầng hồng vẫn còn bám víu trên nền trời nên bầu trời vẫn còn sáng tỏ. Lúc đó, nhìn lại sau ghe mình, ba thấy có một tàu đi theo hướng mình, ba đổi hướng ghe. Không bao lâu thì chiếc tàu đó cũng đổi hướng theo. Khi nhìn thấy chiếc tàu kia đổi hướng theo ghe mình, ba cảm thấy có sự nguy hiểm đã cận kề rồi.
“Khi trời vừa sụp tối chiếc tàu đó chạy rất nhanh vượt qua ghe mình, rồi vòng lại chận trước đầu ghe, hai ánh đèn pha sáng rực chiếu thẳng vào ghe mình, rồi một chiếc đèn lại chiếu xuống mũi tàu của chúng. Ánh sáng đó đủ làm cho mọi người bên ghe mình trông thấy rõ bốn họng súng AK đen ngòm đang hướng thẳng về phía mình và sẵn sàng nhã đạn bất cứ lúc nào. Thì ra là tàu công an biên phòng.
“Một lúc rất lâu sau có một giọng quát to vang lên:
“ ‘Thảy dây mũi qua đây.’
“Biết không thể nào làm trái ý được, Cậu Sáu con lấy sợi dây mũi thảy qua tàu công an. Chúng đem sợ dây mũi của ghe mình buộc vào lái tàu chúng, rồi cho tàu chạy kéo theo chiếc ghe mình trở về hướng đã đi từ ban sáng.
“Tất cả mọi người trên ghe đều vô cùng hoãng sợ. Tất cả đều im thin thít. Ba cũng vậy. Ba nghĩ chiếc tàu nầy đã thấy mình từ hồi trưa, hay chiều, đợi tới tối mới rượt đuổi. Ba hy vọng nó chỉ vừa ra cửa biển sau mình vài tiếng thôi, vì Ba thấy nó từ sau rượt đuổi theo ghe mình. Nếu như chúng mới ra thì mình có thể lo tiền, mong được thả. Còn nếu nó đã ra đây được bốn ngày rồi, thì đến hôm nay đã gần hết ngày công tác phải quay về thì mình khó có thể mua chuộc chúng được. Ba đã hiểu được điều này trong những năm để tâm tìm đường ra biển. Ba hồi hộp chờ đợi từng phút, mong nó dừng lại để điều đình với mình. Chừng một giờ sau thì chúng từ từ chậm lại. Vui mừng quá, Ba nói với mọi người rằng mình sẽ được thả cho đi. Rồi chiếc tàu dừng hẳn lại. Một tên công an ra phăn dây, kéo ghe mình đến gần tàu nó rồi nói:
“ Cho một người nào đại diện qua đây.’
“Bác Năm con liền trả lời:
“‘Dạ có tôi đây,’ rồi bước qua tàu bọn chúng. Ghe mình bị xô dạt ra xa.
“Bác Năm con qua tàu bọn công an chừng hai mươi phút thì được trả về. Khi được về bên ghe mình Bác Năm rất vui mừng và nói ngay với mọi người:
“‘Tàu Công An đã thấy ghe mình và đã chạy theo từ trưa. Mấy ‘Anh Hai’ ở bển nói ở đây thuộc hải phận quốc tế rồi. Các anh đó còn nói thẳng thừng ra là nếu mình có vàng bạc gì gom đưa cho mấy ảnh, nếu thấy đủ thì mấy ảnh sẽ thả cho đi. Chứ để mấy ảnh kéo về thì bị nhốt trong trại cải tạo. Nếu muốn được thả ra cũng phải tốn cả cây vàng cho mỗi một người. Bây giờ mình đã đi đến đây rồi. Nếu đi Thái Lan chiều mai sẽ tới, còn đi Mã Lai hai ngày nữa cũng tới thôi. Bây giờ chúng ta có gì gom đưa cho mấy anh đó để chúng ta được thả.’
“Rồi Bác Năm gái con đưa ra một mặt mề đai có chạm rất nhiều kim cương, mấy sợi dây chuyền, cùng với một chiếc lắc vàng, tất cả trị giá trên sáu lượng. Ba xách hai bao tiền. Hai bao nầy ba đã dự tính từ trước. Hai bao tiền nầy có được là nhờ 700 đô Canada mà Dượng Chín các con gửi cho tháng trước để lo tổ chức vượt biên. Ba đổi ra tiền Việt. 700 đô lúc đó trị giá khoảng một lượng rưởi vàng. Ba đổi tiền ít giá trị nên đầy cả hai bao. Tất cả mọi người đều gom nữ trang lại hết, tính ra vàng cũng độ khoảng trên mười lượng.
“Ba gọi mấy tên công an kéo ghe mình lại gần. Ba và Bác Năm trèo qua tàu họ. Ba mở hai miệng bao và trút tất cả tiền gần đầy mặt bàn. Bác năm con cũng để một cái nón lên mặt bàn với không biết bao nhiêu là nữ trang trong đó. Ba thấy tất cả cặp mắt của những tên Công An đang đứng chung quanh đều sáng rực nhìn lom lom vào đống tiền và số nữ trang đó. Ngoại trừ tên công an đang ngồi. Hắn nhìn sơ qua đống tiền, đưa tay khều qua khều lại những món nữ trang rồi lên tiếng:
“ ‘Tiền nầy đâu còn giá trị gì nữa, các anh đem theo cũng bỏ thôi. Còn mớ nữ trang này, trị giá đâu có đến hai mươi lượng.’ Hắn cũng rành thật. Dừng một lúc hắn mới nói tiếp: ‘Đưa hai anh nầy về bển đi. Các anh về gom thêm, đem qua đây, nếu thấy đủ thì chúng tôi sẽ thả đi.’
“Ba và Bác Năm các con trở về ghe mình. Mọi người đổ xô lại, Bác Năm con nói:
“‘Các em có gì quý giá gom lại hết đi. Nếu thấy đủ thì họ mới thả.’
“ Lúc đó ba mới lên tiếng:
“ ‘Không được đâu anh Năm, như vậy là quá đủ rồi. Anh nghe em nói đi, em rành tụi nầy lắm. Em ở dưới nầy trên ba năm nên em biết. Ở dưới nầy có hai chiếc tàu công an thay nhau đi bắt ghe vượt biên. Một chiếc đi bốn ngày. Chiếc nầy mới ra ngày hôm nay đã gặp mình rồi. Mình dù có đưa cho nó ít nhiều gì thì nó cũng thả mình thôi, để còn ở lại kiếm thêm ba ngày nữa. Nếu là ngày chót là nó đã kéo mình về luôn rồi.’
“Rồi ba nói với mẹ các con:
“ ‘Nhiểu, đưa Bác Năm hai chiếc nhẫn cưới. Ai có nữa đưa cho anh Năm đi, hai ba chiếc nữa là đủ, chỉ nhẫn cưới thôi đừng đưa thêm món gì nữa hết.’
“Ba không nhớ rõ ai đưa thêm, nhưng cũng có được thêm ba chiếc nữa. Rồi Ba nói tiếp: ‘Anh cầm năm chiếc nhẫn nầy qua tàu chúng. Anh trình bày với chúng là những người đi trên ghe nầy đều không giàu có gì. Nếu khá giả thì đã đóng chiếc ghe lớn hơn và chạy máy dầu rồi. Biết chúng có lòng tốt muốn thả mình, nên tất cả đã gom hết của cải chỉ còn mấy chiếc nhẫn kỷ niệm ngày cưới nầy thôi, giờ cũng đưa ra hết. Anh qua bên đó nói vậy, em tin chúng sẽ thả mình thôi.’
“ Như các con đã biết, bác Năm các con là người rất có tài về lãnh đạo, chỉ huy, ăn nói, và cũng rất rành tâm lý người nữa. Bác Năm qua tàu công an không bao lâu thì trở về. Không biết Bác Năm ăn nói sao, mà khi mở dây thả ghe mình ra, lúc đó, không khác gì một cuộc chia tay đầy cảm động. Các anh công an đó ân cần hỏi ghe mình còn đủ dầu không các anh cho vài can. Ba trả lời là ghe mình chạy máy xăng. Rồi các anh hỏi mình cần nước thêm nữa không , ba nói chắc đủ nước không cần thêm đâu. Rồi các anh đó còn chỉ đường cho ba, nếu chạy theo hướng 240 đến 260 độ thì chiều mai đến Thái Lan, Còn nếu đi theo 190 đến 210 độ thì hai ngày nữa sẽ đến Mã Lai thôi. Mấy anh đó nói nên đi Mã Lai thì tốt hơn. Anh Công An lớn tuổi hình như cấp chỉ huy bảo một anh trong tàu đem hai con cá thu rất lớn đưa qua ghe mình rồi nói: ‘Tụi em mới xin hai con cá hồi chiều định để ăn ngày mai. Em cho các anh để các anh đem theo ăn đi đường, còn tụi em mai tìm ghe lưới khác xin.’ Rồi hai bên lại chúc cho nhau. Các anh đó chúc ghe mình đi đến nơi đến chốn. Còn trên ghe mình thì chúc các anh ở lại được bằng an. Cuộc chia tay sao cảm động đến thế. Mới vài giờ trước một bên đưa súng hăm dọa lúc gặp nhau. Một bên thì quá đổi run sợ. Chỉ mười mấy lượng vàng, giờ chia tay tử tế và cảm động làm sao.
“Ghe được mở dây và xuôi về hướng cũ. Ba cứ nhìn sao Bắc Đẩu sau lái ghe mình mà chạy. Lâu lâu Ba mới nhìn lại địa bàn. Một cái địa bàn nhỏ dùng cho bộ binh. Ba cho ghe chạy hướng 190.
“Như ông bà mình nói Tháng Ba bà già đi biển, nên ngày đầu tiên, đêm đầu tiên, kể cả ngày thứ hai và đêm thứ hai cho đến chiều ngày thứ ba nữa, biển không một gợn sóng nào lai vãng. Như vậy gần ba ngày và hai đêm ghe chạy trên biển được bằng an ngoại trừ đêm đầu tiên bị công an biên phòng bắt giữ. Nhưng rất may tàu chúng nó gặp ghe mình vào ngày đầu tiên trên đường đi bắt người, nên ghe mình mới được thả chứ đến ngày chúng hết công tác thì chắc hẳn đã kéo mình về rồi.
“Ba đã nói rất nhiều lần nên trên ghe ai cũng biết ghe mình đi ba ngày ba đêm thôi là đến. Vậy chỉ còn qua một buổi chiều và một đêm nữa thôi sáng hôm sau sẽ tới Mã Lai rồi.
“Gần bốn giờ chiều thì ba thấy một đoàn tàu rất đông, ba cố tránh nhưng không thể nào tránh được. Ghe mình như lọt vào mê hồn trận. Những chiếc tàu đánh cá đó rất to lớn.Trên mỗi tàu có đến mấy mươi ngư phủ. Mặt mày chúng đều sơn đen phết đỏ, tay thì cầm dao, cầm búa, chỉa cá, la hét trông dử dằn, hung tợn và man rợ lắm. Rồi những tàu đánh cá đó bao chung quanh ghe mình và ép ghe mình vào giữa. Một chiếc chạy đến ra dấu như bảo ghe mình buộc dây vào tàu chúng. Chúng đã thảy dây qua, nếu không cột, chúng sẽ đụng chìm. Chúng nhấn ga. Định cán lên ghe mình mấy lần.
“Sau khi ghe mình buộc vào tàu. Chúng quăng lưới xuống và ra lệnh cho tất cả mọi người qua tàu chúng. Tất cả mọi người đều phải bò lên tàu chúng hết.Tất cả mọi người ngồi một hàng trên sàn tàu. Năm sáu tên leo xuống ghe mình để lục soát tìm kiếm.
“Khi tất cả mọi người ngồi xong đâu vào đó rồi, một tên trong bọn đến đứng trước mặt mọi người, vừa nói bằng tiếng Thái, vừa ra dấu. Nó nói thì mọi người nghe không hiểu nhưng nhờ ra dấu nên mọi người ai cũng hiểu rằng hắn muốn ai có gì trong người phải đem ra nạp cho chúng hết. Nếu chúng xét lại thấy có dấu vật gì trong người, chúng sẽ ném xuống biển. Khi muốn ám chỉ đến chuyện ném người xuống biển chúng lại không biết ra dấu thể nào cho dễ hiểu, nên chúng nắm cổ áo Dượng Mười các con và nhấc bổng lên cao đem ra mé tàu định ném xuống biển. Tất cả mọi người trên ghe đều hoảng sợ, đều quỳ lạy nó và xin tha mạng cho Dượng Mười con. Dượng Mười các con trước là Trung úy Chiến Tranh Chánh Trị người đã gầy ốm rồi, lại vừa được thả ra từ trại cải tạo nên càng gầy ốm hơn nữa. Nó nhấc bổng Dượng Mười đưa ra biển rất lâu nhưng không buông tay thả xuống. Ý chừng biết tất cả mọi người trên tầu đã đủ sợ hãi rồi, nó mới đem Dượng Mười các con đặt ngồi lại chỗ cũ. Từ khi đó ai có gì quý giá dấu trong người đều moi móc ra đe m nạp cho chúng hết.
“Ba không biết rõ số vàng bạc đợt nầy mất bao nhiêu, nhưng khoảng một giờ sau không khí trên tàu thay đổi hẳn. Chúng đem một nồi cơm rất lớn, một nồi cá như cá kho, có rất nhiều cà ri như món ăn Ấn Độ vậy. Rất nhiều chén nhưng không có đủa nên mọi người phải dùng tay ăn bóc.
“Trong khi mọi người đang ăn, thì có một người khoảng tuổi ba đến hỏi bằng tiếng Anh:
“‘Ai là tài công?’
“Ba trả lời: ‘Tôi đây”. Ông ra dấu bảo ba đi theo ông ta lên đài chỉ huy. Lúc đó trình độ tiếng Anh ba kém lắm. Vì thời gian Ba học trung học Anh Văn là sinh ngữ phụ. Nên ba nói Dượng Ba đi theo luôn. Dượng Ba có qua Mỹ. Trước khi qua Mỹ Dượng Ba lại được học Anh văn ở trường Sinh Ngữ Quân Đội, nên tiếng Anh Dượng Ba rất khá. Trong nhóm Dượng Ba khá nhứt.
“Nó dẫn ba và Dượng Ba leo lên đài chỉ huy. Trong phòng, trên bàn có trải một tấm bản đồ rất lớn. Không khác những tấm bản đồ bộ binh mà Ba dạy cho khóa sinh khi xưa. Đến trước tấm bản đồ nó hỏi thử ba:
“ ‘Do you know where you are?’
“Ba lấy tay khoanh tròn một vòng tròn cỡ bằng khu chén rồi trả lời:
“ ‘We are here?’
“That’s right, here.’ Vừa nói nó vừa lấy cây viết chì màu làm dấu thập trên tấm bản đồ. Sau đó nó nói nhiều quá, ba không hiểu hết, nên nhờ Dượng Ba con dịch lại.
“ ‘Nó nói tàu mình đang ở đây. Đi chừng hai tiếng nữa là thuộc hải phận Mã Lai. Còn đảo Bi Đông là ở chỗ này đây. Cách 50 hải lý. Tàu nó chạy một giờ 8 hải lý như vậy chạy cỡ 6 -7 tiếng là tới. Nó hỏi mình một giờ chạy được bao nhiêu.’
“Qua Dượng Ba con thông dịch lại, ba nói từ 5 đến 6 hải lý. Hắn nói theo hướng đi nầy trước khi trời sáng mình sẽ đến Bi Đông. Còn nếu sáng mà không thấy Bi Đông thì mình đã qua khỏi đảo, hay đi sai đường nên không thấy đảo. Nếu đã đi sai hướng hoặc đi qua khỏi, thì mình phải đổi hướng và đâm thẳng vào bờ, tức là 270 độ chứ không đi thẳng như bây giờ là 190 độ nữa. Những gì hắn nói đúng như Ba đã tính trước nhưng chính xác hơn, và Ba rất vui là ba ngày vừa qua mình đã đi đúng hướng. Bây giờ còn khoảng 80 cây số nữa là tới đảo Bidong. Còn nếu như không đúng đảo mà vào đất liền thì khoảng từ 100 đến 110 cây số là đến. Ghe mình chạy dù chậm như xe đạp cũng cỡ 8 đến 9 cây số một giờ. Trễ lắm là trưa mai mình đã đến Mã Lai rồi, còn nếu đi đúng thì sáng sớm mình sẽ tới đảo Bi Đông.
“Tất cả mọi người được trở về ghe. Mọi thứ đồ đạc trên ghe đều bị bới tung lên hết và vất bừa bải khắp ghe. Kể cả khạp nước cũng bị chúng lật úp để lục tìm. Bù lại, chúng cho hai thùng nước khác đổ vào khạp lại để mình uống. Sau gần hai giờ bị cướp và cho ăn uống, ghe được trả tự do và bắt đầu tiếp tục cuộc hành trình . Biển vẫn chỉ nhấp nhô vài gợn sóng con con, mặt trời lại từ từ lặng lẽ chìm vào lòng biển cả.
“Không bao lâu thì bầu trời tối hẳn và những vì sao đêm bắt đầu hiện ra trên nền trời đen tối. Mọi người trên ghe hầu hết đều chìm vào giấc ngủ. Ba rất mệt mỏi và buồn ngủ vô cùng, vì đã ba ngày ba đêm rồi Ba có nghỉ ngơi và ngủ được giờ nào đâu. Vì không ai lái thay thế cho Ba được. Ba phải cố gắng thức để mà lái thêm một đêm nữa. Biển càng về khuya càng yên lặng, như mặt nước trong hồ. Nhưng đến gần sáng hôm sau, khoảng bốn giờ sáng, trước mặt Ba một đám mây đen phía chân trời từ từ hiện ra. Và gió bắt đầu từ hướng nam thổi vào mặt Ba càng lúc càng mạnh, cùng lúc sóng trổi dậy. Đám mây đen kia bỗng chốc che phủ cả bầu trời. Rồi mưa bắt đầu nặng hạt. Lúc đó thì Ba không còn thấy phương hướng gì nữa. Ba cứ theo gió định phương hướng. Ba không thể nào lái ghe đi theo hướng cũ mà cởi thẳng lên sóng được. Sóng đập ầm ầm vào mũi ghe. Ba lái lệch về hướng đông một chút. Chiếc ghe vẩn nhảy lên rồi chúi mũi nghe rầm rầm tưởng chừng như muốn gãy lìa. Rồi bỗng dưng chiếc ghe lao xuống như bất tận. Đến khi khựng lại th ì một con sóng phủ trùm từ mũi đến giữa ghe. Tiếng người trong ghe gọi nhau và la khóc inh ỏi. Ba không thấy gì hết, vì trời quá tối. Nhưng Ba biết trong ghe đầy những nước.
Những hạt mưa tạt vào mặt Ba như sé da, tiếng gió rít xuyên qua tai Ba như thấu vào trong tim, như xuyên đến tận óc. Lúc đó Ba cảm thấy đau đớn và hối hận vô cùng. Hối hận vì mình đã không biết gì về biển cả. Chỉ biết định phương hướng trên bản đồ và giờ giấc canh gác của các trạm trên bờ thôi, mà dám cả gan đưa đại gia đình 25 người trên chiếc ghe quá nhỏ như thế nầy lên đường đi vượt biển. Tại sao mình xem thường biển đến như vậy.Với chiếc ghe quá nhỏ. Chiếc ghe mà người công an xã đã cảnh báo từ trước: ‘Ghe nhỏ thế nầy ra biển chìm chết à anh Hiệp.’
“Trên ghe đã bắt đầu than trách Ba đem gia đình mình ra biển để giết. Ba cũng có ý nghĩ đó. Ba biết chỉ cần một lượng sóng lớn nữa thôi, thì cũng quá đủ để dìm chiếc ghe con và tất cả hai mươi mấy con người xấu số vào lòng biển lạnh. Rồi chiếc ghe bị sóng đưa lên rất cao. Cùng lúc đó có tiếng bà Nội các con quát lớn:
“ ‘Có gì mà phải sợ, chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Sao các con không cầu xin cùng Thiên Chúa, xin Thiên Chúa cứu giúp đi.’ Rồi bà lên tiếng khấn: ‘Lạy Thiên Chúa toàn năng xin hãy cứu giúp chúng con, xin hãy cứu giúp chúng con.”
Lúc bà cầu xin thì chiếc ghe đã bắt đầu đâm đầu lao xuống. Lúc đó thì Ba không còn sợ hãi nữa và cảm tưởng được rằng chiếc ghe cấm mũi đâm xuống lần nầy rồi sẽ không bao giờ trồi lên được nữa. Ba bình tỉnh chờ đợi, đợi chờ cái chết cận kề. Đột nhiên, bỗng dưng Ba có cảm giác là chiếc ghe khựng lại không còn lao xuống như trước nữa. Rồi con sóng phủ lên ghe mà Ba đã dự trù sẵn cũng không thấy đến. Lúc đó Ba biết ghe mình đã thoát nạn. Chiếc ghe và mọi người đã được Thiên Chúa cứu. Thiên Chúa đã lắng nghe lời van xin của nội các con. Cùng lúc khốn nguy đó Ba nhớ lại tất cả mọi chuyện đã qua, và phát hiện ra rằng Thiên Chúa lúc nào cũng ở cạnh bên mình. Và việc quan trọng không phải nội các con tin vào khả năng Ba mà giao tất cả sinh mạng mọi người trên ghe cho Ba. Mà chính là, Nội con chấp nhận cho mọi người cùng đi theo Ba trong chuyến vượt biên nầy, vì nếu có gì không may xảy ra, Bà sẽ trông cậy vào Thiên Chúa vì Bà luôn tin rằng Thiên Chúa luôn luôn ở cạnh bên Bà và sẵn sàng cứu giúp khi Bà cần cứu gíup.
Cùng lúc đó Ba cố phóng tầm mắt nhìn ra xa, Ba thấy một gò đất nho nhỏ bên phải ghe, cách ghe mình chừng 9, 10 mét, rất thấp bị nước phủ trắng xóa. Gò đất dài hơn ghe mình vài thước. Chỉ khoảng tầm 10 thước thôi. Ba giảm hết ga cho ghe chạy chậm lại. Ba nghĩ ghe mình không đâm xuống là vì chạm vào đất, còn ghe không bị sóng phủ chụp hay nhận chìm là vì có gò đất kia cản đi con sóng dữ.
Sau khi khấn nguyện, Nội con bắt kinh Sáng Danh. Khi mọi người bắt đầu đọc kinh Sáng Danh thì nội con lại gọi: ‘Tùng, Thiện đâu, sao không lo tát nước.’ Lúc đó Tùng và Thiện mới nhớ tới nhiệm vụ mình, hai anh con mới tỉnh hồn lại, hết bàng hoàng, sợ hãi và lấy thùng tát nước.
“Khi đọc hết kinh Sáng Danh mọi người đọc tiếp kinh Lạy Cha. Sau đó bắt đầu lần hạt. Tiếng gió vẫn còn gào rít dữ dội. Ba vẫn cho ghe chạy chậm và núp bên gò đất. Bây giờ Ba thấy bên trái Ba có thêm một gò đất nữa.Thỉnh thoảng Ba vẫn thấy sóng phủ qua gò đất hướng bên tay phải mình, làm bọt nước văn lên trắng xóa. Sau khi lần hết một tràng hạt, Ba thấy hướng nam không còn đen tối nữa. Rồi không bao lâu sau mưa tạnh. Rồi chừng nữa giờ sau thì bầu trời sáng hẳn và đầy trăng sao, như chưa từng có trận mưa giông nào xảy ra trước đó. Bây giờ thì nước trong ghe đã được tát cạn từ lâu. Ba nghe tiếng cô Mười các con nói: ‘Bây giờ gia đình anh Năm và gia đình chú Thái ngủ đi. Gia đình em và gia đình Dượng Ba tiếp tục đọc kinh tiếp, chừng nào tụi em mệt tụi em gọi các anh chị thế.’
“Trời không còn gió, và đã bắt đầu hừng sáng. Có thể đã hơn năm giờ rồi. Hai gò đất từ từ xa đi rồi mất hẳn trong tầm mắt. Không bao lâu sau Ba thấy được những những hàng cây cậm, như những cọc đáy hàng khơi. Đi thêm một chóc nữa Ba thấy xa xa có mấy hòn đảo nhỏ. Trong đó chắc có đảo Bi Đông . Những hòn đảo đó cách chừng 15 đến 20 cây số thôi. Như vậy đi chừng ba tiếng nữa là mình tới đích rồi.
“Vào khoảng bảy giờ sáng, mặt trời từ từ mọc lên giữa lòng biển cả. Ba gọi mọi người thức dậy để cho mọi người biết mình sắp đến nơi. Khi đó Ba thấy trong người quá khát và quá mệt mỏi. Ba vói tay lấy keo rượu thuốc Mười Ninh rót gần đầy một cốc, uống cạn. Khi uống hết ly rượu không bao lâu thì cơn buồn ngủ chợt ập đến với Ba. làm Ba không thể nào tiếp tục ngồi lái ghe được nữa. Ba giao cho ai đó lái và Ba bò, chui vào trong sạp và ngủ thiếp đi mất.
“Ba ngủ đi không biết bao lâu, thì nghe như có rất nhiều tiếng người đánh thức, trong đó có cả tiếng Nội con nữa, nhưng Ba không thể nào dậy nổi. Bỗng Ba nghe tiếng mũi ghe đập mạnh trong sóng và tiếng Bao Dung khóc thét lên, Ba mới bừng tỉnh, ngồi dậy và bò ra. Khi Ba ra ngồi lái, Ba thấy ghe mình cách chòm đảo chừng 3 cây số thôi. Nếu chạy thẳng thì khoảng nửa giờ thì tới, nhưng nếu lái thẳng như vậy thì ghe nhảy sóng dữ lắm. Người trên ghe đã hoảng sợ mà đánh thức Ba dậy. Ba không lái ghe đi thẳng về phía những đảo đó ngay được, mà lệch qua trái chừng 30 độ thì ghe bớt nhảy sóng. Ghe đi chừng 10 phút, Ba lại cho ghe về bên phải của hướng đi cũ cũng chừng 30 độ. Ba đi theo chữ chi như vậy thì lâu hơn 15 phút, nhưng ghe không còn nhảy sóng quá mạnh nữa.
“Gần 10 giờ sáng thì ghe mình tới đảo Bi Đông. Khi ghe đã cập hẳn vào cầu tàu, Ba cùng Dượng Mười nhấc bổng mui ghe và buông xuống biển. Rồi mọi người lần lược bước lên cầu tàu. Chiếc ghe thì quá nhỏ mà số người liên tục bước lên cầu, khiến nhân viên Cao Ủy Tị Nạn đếm hoài không hết. Rồi rất nhiều người hỏi cùng một câu trước sau đại khái như thế nầy: ‘Khi gần sáng, lúc mưa giông ghe các anh chị ở đâu?’ Khi thì người nầy, lúc người khác trong ghe trả lời, nhưng câu trả lời nào cũng tương tự như thế này: ‘Đang đi ngoài biển và cách đây chừng 30 cây số thôi.’ Ai cũng nói sao may mắn quá, ở đây, giông rất lớn. Cơn giông tố đã làm đổ gãy cây dừa và mấy cây cổ thụ, đè xập mấy căn nhà và làm bị thương mấy người. Nhiều người còn nói “ Ghe nhỏ thế nầy nếu họ đang ở trên ghe, mà nói đi vượt biên thì họ cũng nhảy xuống sông mà lội vào bờ, chứ đi vượt biên chỉ có chết thôi”
“Sau khi mọi người làm thủ tục nhập trại xong, Ba là tài công, cũng như bao tài công khác, được Cao Uy Tỵ Nạn mời riêng để nhân viên Cao Uỷ tìm hiểu và ghi chép lại chuyến hải hành để lưu vào hồ sơ.
“Qua Dượng Ba các con thông dịch, Ba đã tường tận kể lại từng chi tiết. Về ghe của mình cũng như về giờ giấc. Đại loại như khởi hành ở đâu, ra tới biển lúc nào. Đêm đầu tiên bị công an Sộng Sản bắt giữ ra sao và phải lo bao nhiêu mới được thả. Rồi tình hình thời tiết trong những ngày kế tiếp sau đó. Ba cũng kể lại lúc bị hàng chục tàu đánh cá bao vây, cướp bóc. Ba kể tất cả và họ ghi chép kỹ càng. Riêng khi Ba tường thuật khi gặp giông to gió lớn, và chiếc ghe lao xuống nhưng khựng lại như chạm đất, rồi Ba lại thấy hai gò đất che sóng cho Ba. Thì họ đã không thể ghi lại. Vì những người làm việc cho Cao Ủy, ngay cả Ba lúc đó, đều nhìn rõ ràng trên bản đồ và biết rằng trong khu vực đó không hề có một hòn đảo cũng như một gò đất nào, hơn nữa, biển lại rất sâu. Nếu đã như thế, thì làm sao họ dám ghi vào hồ sơ lúc đó ghe Ba đã lánh vào giữa hai gò đất để tránh cơn giông to gió lớn và ghe đã chạm đất đến khựng lại. Sau cùng họ chỉ ghi ghe mình may mắn thoát nạn thôi, chứ không chấp nhận viết vào sổ sách chuyện ghe đến vùng biển cạn cũng như sự hiện hữu của hai gò đất nêu trên.
Một tháng sau tất cả mọi ngươi đều được chấp thuận cho đi định cư ở những nước mình đã mong muốn từ trước. Tất cả mọi người được khám sức khỏe và lần lượt rời khỏi trại. Nội các con, vì có chú Út đã định cư ở Mỹ từ trước, cũng như gia đình bác Năm, gia đình cô Mười, cùng gia đình chú Thái trước khi vượt biên đã ao ước đi Mỹ nên đã chọn Mỹ làm quê hương mới của mình. Gia đình dượng Ba và cậu Sáu thì đi Úc, vì cậu Bảy các con đã sống ở Úc từ lâu lắm rồi. Riêng gia đình mình thì đi CANADA, vì qua cô, dượng Chín các con, những người đã sống trên hai năm ở VANCOUVER, ba mẹ được biết cuộc sống ở CANADA rất lý tưởng nên đã chọn định cư ở nơi nầy.
Qua đến Mỹ khi cuộc sống được ổn định, việc đầu tiên là Nội các con tìm cách liên lạc với cha Nam.Và tìm mọi cách để giúp đỡ nhà thờ cũng như giáo dân Bào Sen.
Năm 1990 Thông Điệp của Đức Mẹ đã ứng nghiệm, trái tim Đức Mẹ đã thắng.Tức là Cộng Sản Nga và khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ. Ở tại Nga và các nước Đông Âu, hoạt động tôn giáo được tự do không còn bị đàn áp hay ngăn cấm nữa.
Có lẽ vì quá lo sợ trước tình hình chung của thế giới lúc ấy, và cũng có lẽ để tiếp tục sinh tồn, những nước Cộng Sản còn lại, trong đó có Cộng Sản Việt Nam, phải thay đổi, phải cho dân chúng hưởng một ít Tự Do. Tự do và các hoạt động Tôn Giáo do đó mà được thoải mái hơn đôi chút.
Mơ ước tự ngày xưa lại thao thức trong tâm hồn của Nội con. Mơ ước mà năm 1954 Nội con đã từng đề cập với Ba là Bà thật mong ước nhà thờ Bào Sen rồi đây sẽ được xây cất lại. Theo ý Bà, thì đó có nghĩa là gia đình mình rồi đây sẽ xây cất lại nhà thờ Bào Sen.
Nhưng vào năm 1955 Cha Đầy đã vận động xây cất lại nhà thờ và được Chánh quyền giúp đỡ. Năm 1957 nhà thờ Bào Sen và nhà thờ Tắc Sậy cùng được xây cất lại. Phí tổn và vật liệu xây cất nghe đâu do Mỹ viện trợ. Nên ao ước của Nội con ngày xưa vì thế đã không thành.
Đến năm 1982 trong chuyến đi vượt biên, như các con đã biết, Nội con lại nói với cha Nam là ngày nào nhà thờ Bào Sen được phép cho xây cất, Bà sẽ cố gắng lo xây dựng lại.
Nguyện ước xây cất nhà thờ Bào Sen bằng gạch ngói cho giáo dân Bào Sen có nơi thờ phụng Thiên Chúa được bền vững lại có dịp trở về làm thao thức lòng của Nội con. Cho dù năm đó Nội các con đã trên 85 tuổi. Sức khỏe của Bà đã quá yếu đến đỗi khi di chuyển phải cần có người dìu đỡ. Nội các con sống dựa vào tiền trợ cấp xã hội. Nhưng Bà đã cố gắng thực hiện cho bằng được mơ ước của mình. Bà tin rằng Thiên Chúa luôn ở cạnh bên mình và sẽ sẵn sàng giúp cho Bà đạt thành nguyện ước.
Thật vậy đó các con và các cháu à! Thiên Chúa luôn lắng nghe lời cầu xin của Bà. Chỉ sau một năm vận động, phần lớn là từ các con các cháu trong gia đình, cộng thêm một số giáo dân xưa ở Bào Sen nay định cư ở gần các vùng lân cận nơi Bà cư ngụ, tất cả đã đóng góp được một số tiền khá lớn. Bà muốn gửi số tiền đó đến Cha Nam, để cha có kinh phí mà xây cất lại ngôi nhà thờ Bào Sen. Nhưng lúc đó, giấy phép xin xây cất lại nhà thờ Bào Sen chưa được chấp thuận. Với lại lúc ấy nhà nước Việt Nam vẫn chưa mở cửa thông thương với bên ngoài, nên tiền bạc từ bên đây chuyển về rất đỗi khó khăn. Nhất là số tiền đó cũng khá to, trong khi kế hoạch xây cất lại ngôi nhà thờ vẫn còn đang trong tình trạng dự kiến, vì giấy phép chấp thuận cho việc tái xây dựng vẫn chưa được ban hành. Cho nên Bà chưa tìm được cách nào để chuyển số tiền đó đến tay cha Nam được trọn vẹn. Bà lại cầu xin Thiên Chúa giúp.
Lúc đó Gia đình cô Tư Hồng các con đã được anh Tùng và gia đình bác Năm đệ đơn đồng bảo lãnh nhiều năm nhưng chưa có kết quả. Trong khi Nội con cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ tìm ra được cách để gửi số tiền đó đến cha Nam không bao lâu, thì đơn xin đi Mỹ của gia đình cô Tư các con được Mỹ chấp thuận.
Cô Tư bán ngôi nhà hai tầng ở Khánh Hội. Với số tiền bán được nhà, cô Tư các con đem xuống trao lại cho Cha Nam, còn số tiền Nội con đã vận động gom góp từ trước thì vẫn giữ lại ở Mỹ, chờ đến ngày gia đình cô Tư qua Mỹ thì sẽ trao lại cho cô Tư các con. Đây là nguyên văn bức thư mà cha Nam gửi cho Nội các con sau khi Cha nhận được tiền mà cô Tư các con đem xuống để xây cất lại nhà thờ Bào Sen. Mặc dù lúc đó hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã được cởi mở hơn xưa. Nhiều nhà Thờ, Chùa, hay Thánh Thất các nơi đệ đơn xin trùng tu sửa chửa, hoặc xây cất lại không bao lâu thì đều được chấp thận. Nhưng riêng đơn xin xây cất lại nhà thờ Bào Sen phải mất bốn năm mới được hoàn tất. Khi có được giấy phép cho xây cất lại, Cha Nam xin phép Chánh Quyền về tạm trú ở Bào Sen để trực tiếp trông coi việc xây cất Nhà thờ. Nhà thờ được khởi công tháng Tư năm 1994 và khánh thành vào lễ Giáng Sinh năm 1995.
Các con các cháu thương mến,
Nội các con qua đời vào ngày 24 tháng 08 năm 1998. Sau khi Bà mất không bao lâu thì bác Năm các con có gửi cho cha Nam một bức thơ. Nội dung bức thư là báo tin cho cha Nam cũng như giáo dân Bào Sen hay về sự ra đi của Bà. Nội các con đã về với Thiên Chúa.
Các con, các cháu thương mến! Trong bức thư gửi cho Cha Nam bác Năm có nhắc đến việc những ước nguyện của Nội con hầu như đều được thiên Chúa nhậm lời: Bà được chết an lành không đau đớn thân xác, không làm khổ cực con cháu và điều thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất là, trong những giây phút cuối cùng của đời Bà, đã được nhìn thấy mặt tất cả các con, các cháu. Và thật tình, Thiên Chúa đã đạt thành nguyện ước cho Bà…..
Quả thật là như vậy đó các con. Người mẹ nào cũng vậy, đến lúc gần cuối cuộc đời, hầu như cũng chỉ ao ước bấy nhiêu đó mà thôi. Nhưng riêng Nội các con, Ba biết Nội con còn ao ước nhiều hơn những ước ao thường tình đó. Tất cả những ao ước của Bà đều được Thiên Chúa lắng nghe và cho Bà được toại nguyện.
Chuyện thế nầy, trong lần sau cùng Ba qua Mỹ thăm Nội con, trước khi Nội các con mất độ ba tháng thôi. Trong những đêm nói chuyện với Ba có lần Bà tâm sự:
“Má biết không bao lâu nữa Má cũng mất thôi. Nhà thờ Bào Sen đã xây cất xong. Trường học thì vẫn còn đang dang dở. Còn chuyện nước ngọt nữa, để có đủ nước ngọt cho cả xóm Đạo Bào Sen cần dùng, Má thấy phải có đến ba cây nước mới đủ. Một cây đóng trong xóm rẫy khoảng nhà Ba Hoa, một cây đóng tại Nhà Thờ, và một cây đóng trong xóm Nhà Thờ khoảng nhà Sáu Mẫn. Cây nước ở tại Nhà Thờ thì đã đóng năm 1994 trước khi giấy phép xây cất Nhà Thờ được chấp thuận. Lúc đó cây nước đó thật cần thiết và phải đóng trước tiên, để công nhân xây cất có nước dùng cũng như phải có nước ngọt để trộn hồ. Bây giờ chỉ cần đóng hai cây nữa thôi.
“Về tiền để lo hoàn tất trường học, chắc chỉ còn độ khoảng 1500 đô nữa là xong. Hai cây nước mỗi cây tổng cộng chi phí khoảng một lượng vàng, hai cây nước gộp lại chắc cũng tốn cỡ 1000 đô. Ngoài những khoảng tiền đó ra, Má cũng muốn có thêm một số tiền nữa để giúp đỡ cho những người quá phụ không nơi nương tựa, với thêm chút đỉnh tiền đi đò để cha Nam xuống Bào Sen làm lễ trong thời gian hai năm liền.”
Lúc đó Ba lên tiếng hỏi Nội các con:
“Tiền đi đò mỗi tháng là bao nhiêu hả Má?”
“Mỗi tháng hai đô. Mỗi tháng cha Nam xuống làm lễ một lần. Đi một đô về một đô. Hai năm chừng 50 đô. Như vậy Má ao ước sao trước khi Má mất Má có khoảng gần ba ngàn nữa thôi. Má bây giờ chỉ ao ước có vậy. Nếu chẳng may Má mất sớm các con lấy tiền phúng điếu của Má mà lo cho họ đạo Bào Sen nghe.”
Ba tháng sau Nội các con mất. Lại một lần nữa Thiên Chúa lắng nghe lời cầu xin và giúp Bà đạt được những gì đúng như nguyện ước của mình. Số tiền phúng điếu cho Nội được đúng 2750 đô. Bác Năm đã gửi số tiền đó đến cha Nam. Như vậy, Thiên Chúa luôn ở cạnh chúng ta, một lần nữa đã lắng nghe lời cầu xin, và mọi ước nguyện của Nội con đã được đạt thành.
Các con các cháu thương mến! Với tập tài liệu nầy, Ba xin để lại cho các con các cháu để các con, các cháu có thể phần nào hiểu biết thêm về đời sống của các Cha Thầy ngày xưa cũng như đời sống tâm linh của Ông Bà các con lúc đó. Điều quan trọng nhất mà Ba muốn nhắn nhủ với các con là Thiên Chúa luôn luôn ở bên chúng ta. Các con hãy trông nhờ vào Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta đâu. Hãy nhìn vào cuộc đời các Cố Đạo và ông Bà của các con thuở ấy, thì các con sẽ nhận thức ra rằng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta và luôn lắng nghe những lời nguyện cầu của chúng ta. Hỡi các con và các cháu mến yêu, hãy hướng về Thiên Chúa, và trông nhờ vào Ngài bằng tất cả niềm tin tuyệt đối của mình các con nhé.
Thương yêu các con, các cháu thật nhiều.
Vancouver ngày 24 tháng 10 năm 2014
Ba của các con,Ông của các cháu.
Ngô Thiên Hiệp
|