Dọn
đường Chúa đến
Trong thế giới
văn minh, sự phát triển của các quốc gia có liên
quan mật thiết đến sự phát triển của
các phương tiện giao thông. Thực
vậy, giao thông càng mau lẹ, thuận tiện và rẻ
tiền bao nhiêu, thì sự phát triển càng nhanh chóng bấy
nhiêu. Chính vì thế, mặc dù không thếiu những
phương tiện đi lại bảo đảm và an
toàn giữa hai nước Anh và Pháp, thế mà người
ta vẫn tung ra không biết bao nhiêu
tiền của và công sức để làm một con
đường hầm xuyên qua eo biển Manche. Tại Việt Nam
cũng vậy. Với ý muốn làm cho vùng duyên hải Saigon
được phát triển, mặc dầu ngân sách không
mấy dồi dào, nhưng người ta vẫn cố
gắng đầu tư vào con đường Nhà Bè-Duyên
Hải, một con đường mà các chuyên viên cho
rằng rất khó xây dựng.
Tuy nhiên, qua báo chí
cũng như qua các phương tiện truyền thông,
chúng ta thấy có những người không ý thức về
việc bảo vệ con đường, thậm chí họ
còn có những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng,
chẳng hạn như chạy xe quá tải trọng làm
hư nền đường, làm sụp cầu cống hay
đào đương để lắp đặt hệ
thống ống nước, cũng như dây cáp điện
thoại, nhưng rồi không lấp lại theo đúng
kỹ thuật, khiến cho con đường trở thành
lồi lõm với những ổ gà ổ vịt, thậm
chí còn có cả những ổ voi ổ trâu, rất khó đi
lại, thậm chí còn gây nên những tai nạn và tình
trạng tắc nghẽn giao thông.
Hình ảnh này làm cho
chúng ta liên tưởng tới một con đường
khác, mặc dù không nhìn thấy được, nhưng
lại được Kinh Thánh nói tới rất nhiều,
đó là con đường Thiên Chúa đến với con
người và con người đến với Thiên Chúa.
Thực vậy, chính Thiên Chúa đã mở ra con
đường đến với con người bằng
cách tạo dựng nên chúng ta, trao ban cho chúng ta sự
sống. Và hơn thế nữa, Ngài lại
còn muốn gắn bó mật thiết với chúng ta.
Sách Sáng Thế Ký đã viết: Khi gió chiều nhẹ
thổi, Thiên Chúa thường đi dạo trong
vườn Địa đàng và nói chuyện với
AdongEva.
Như thế, Thiên
Chúa không xa cách con người, nhưng đã đến
với con người ngay tại chính nơi mà họ
đang sống. Cũng vậy, trong suốt
dòng lịch sử, Thiên Chúa đã đến với dân Do
Thái. Ngài đã cắm lều, có nghĩa
là Ngài đã cư ngụ giữa họ bằng nhiều
cách. Và với cặp mắt đức
tin, họ đã nhận ra sự hiện diện của
Ngài. Ngài luôn đi trước họ, ban ngày bằng
áng mây để chỉ lối cho họ, ban đêm bằng
cột lửa để soi sáng cho họ. Cũng như
họ đã nhìn thấy vinh quang của Ngài bao phủ nhà
tạm, nơi đặt hòm bia giao
ước. Nhất là trong đêm giáng sinh, Ngài
đã đến với toàn thể nhân loại. Ngài đã trở thành một Emmanuel, nghĩa là
một Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Tuy nhiên, có một
sự việc đáng buồn đã xảy ra, đó là con
người đã đặt những rào cản, những
chướng ngại vật để ngăn chặn
bước đường Chúa đến. Hay nói một cách
khác, con người đã từ khước sự
viếng thăm đầy yêu thương của Ngài,
như lời thánh Gioan đã cảnh báo: Ngài đã
đến nhà Ngài, nhưng những người thân
thuộc đã không tiếp đón Ngài.
Thuở ban
đầu, Adong Eva đã giơ tay
ngắt trái cấm và lẩn tránh sự hiện diện
của Ngài. Tiếp đến, dân Do Thái
đã nhiều lần quay lưng chống lại Ngài
bằng cách quì gối thờ lại những thần
tượng nhảm nhí. Ngay chính chúng ta
cũng vậy. Thiên Chúa không phải
chỉ đến với chúng ta trong đêm giáng sinh,
nhưng Ngài còn đến với chúng ta qua tiếng nói
lương tâm, qua mười giới luật, quan Tin
Mừng, qua Giáo hội, qua những người nghèo
khổ, qua những biến cố và qua những dấu
chỉ của thời đại.
Thế nhưng,
bản thân chúng ta đã tạo nên những rào cản,
những chướng ngại vật dể ngăn cản
không cho Ngài đến. Những rào cản
ấy, những chướng ngại vật ấy chính là
những tội lỗi, những thói hư tật xấu
của mỗi người. Vì thế, trong suốt mùa
vọng sứ điệp của Gioan tiền hô phải
luôn vang vọng bên tai chúng ta: Hãy dọn
đường Chúa đến. Quanh co uốn
cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho
đầy và nơi cao phải bạt xuống.
Ước vọng
của Thiên Chúa là muốn được sống với
con người. Chính vì ước vọng này, Ngài đã
xuống thế và sinh ra trong cảnh khó nghèo của hang
đá máng cỏ. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta
đã tiếp nhận Ngài hay là đã xua đuổi Ngài
như dân thành Bêlem ngày xưa?
|