Chân dung Gioan Tẩy
Giả
(Suy
niệm của P. Trần Đình Phan Tiến)
Thưa quý vị, thưa các bạn. Chân dung là hình ảnh thật của
chính người đó. Hình ảnh là sự họa lại
rõ nét con người, nhân vật đó. Nhưng,
chân dung thật sự có ý nghĩa, có giá trị chính là
ở phần khuôn mặt, chi tiết là khuôn mặt
thật. Nếu thiếu chi tiết
nầy, thì không gọi là chân dung. Vì không
ai gọi là chân dung, nếu thiếu đi phần
gương mặt. Vậy, khi nói
đến chân dung, người ta biết được
là hình ảnh của ai đó, có gương mặt. (đó là nghệ thuật chụp hình)
Chân dung của Vị Tiền Hô của
Đấng Cứu Thế được thánh sử Marco
ghi lại thì không có “mặt, mũi” rõ nét, vì đây không
phải nghệ thuật chụp hình, cũng không phải
hội họa, mà là cách hành văn, gọi là “tả”
văn.
-
Vâng,
cách hành văn của thánh sử Marco hôm nay cho chúng ta
một “chân dung”, một “tính cách” của một con
người, được đảm nhận sứ
vụ Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.
-
Vâng,
“Có tiếng người kêu trong hoang địa: Hãy dọn
sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa
lối ngay thẳng để Ngài đi” (Mc 1, 3).
-
Vâng,
Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật II MV (B) cho chúng ta thấy,
Đấng Cứu Thế Giêsu – Kitô, khi từ trời
xuống thế, mặc lấy nhân tính để thực
thi Thiên Ý được tiền định, để
cứu độ nhân loại. Dù từ lúc hạ mình sinh
xuống trong máng cỏ Bê-lem, thì Người đã bắt
đầu chu toàn Thập Giá. Vì, Thập
giá máng cỏ là khởi sự cho Thập giá Golgotha. Như vậy, chân dung thánh Gioan Tiền Hô hôm nay
cũng là chân dung Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế
kế tiếp. Vì chân dung của một vị Tiền Hô là
một chân dung nhiệm nhặt, vì: “Ông Gioan mặc áo lông
lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và mật ong rừng” (c 6).
Rõ ràng, chân dung của Vị Tiền Hô thật ngắn
gọn, đơn giản. Nhưng, nói lên được
sự nhiệm nhặt, sự khắc khổ của
một vị ẩn sĩ. Vị ẩn sĩ Tiền Hô
không làm lu mờ hình ảnh Đấng Cứu Thế, trái
lại, chân dung ấy làm sáng tỏ chân dung Đấng
Cứu Thế Giêsu- Kitô, bởi tính cách Gioan Tẩy Giả,
là vị Tiền Hô đích thực cho Đấng Cứu
Thế. Vì, Ông rao giảng rằng: “Có Đấng
đến sau tôi, nhưng quyền thế hơn tôi, tôi
không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (c 7).
Ông không mạo nhận mình là Đấng Cứu Thế,
không lợi dụng vai trò được giao, như
vậy sự trung tín, sự chân thật, sự khiêm
tốn của Gioan Tiền Hô nói lên tính cách Tiền Hô cho
Đấng Cứu Thế, thật là tuyệt vời. Vâng,
Gioan Tiền Hô cũng là Gioan Tẩy Giả, Ông đảm
nhận Sứ Vụ Tẩy Giả cho đoàn dân, và
cũng chính Ông đảm nhận sứ vụ Tẩy
Giả cho Đấng Cứu Thế nữa. Nhưng con
người thật của Gioan là trung tín với “ơn
gọi” của mình một các xác quyết và đúng vị
trí. Vì Ông nói: “Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ
nước; còn Người, Người sẽ làm phép
rửa cho anh em trong Thánh Thần” (c 8).
Như vậy là quá rõ, chân dung của
Vị Tiền Hô Gioan, đồng thời là Vị Sứ
Giả của Đấng Cứu Thế, chính là Vị
Tẩy Giả đoàn dân bằng nước. Chính là rửa sạch sự bất
xứng, để cải tà quy chánh, sám hối ăn năn, nhưng chưa ban được
Thánh Thần, Đấng là nguồn sự sống.
Theo đó, chỉ có ba câu trong
đoạn Tin Mừng (Mc 1, 1-8), từ câu 6 – 8 nói lên
được tính cách, vai trò, sứ vụ của Vị
Tiền Hô, cũng là nói lên được chân dung của
Gioan Tẩy Giả, một Vị ngôn sứ đích
thực của Thiên Chúa. Vì, chiếu theo
lời đã chép trong sách ngôn sứ Isaia: “Này Ta sai sứ
giả của Ta đi trước mặt Con, người
sẽ dọn đường cho Con” (c 2)
Như vậy, sứ giả của
Thiên Chúa chính là Gioan Tiền Hô, một nhân vật, một
tính cách. Một
sự thể hiện đức tính “tu” của một phàm
nhân làm chứng cho Tin Mừng cứu độ.
Khởi đi từ bài đọc I hôm
nay (Is 40, 1-5; 9-11), cho chúng ta một chân dung Tiền Hô
thật sự từ ngàn xưa, để minh chứng
Đấng Cứu Thế sẽ đến và cứu
độ nhân loại bởi: “Bàn tay của Thiên Chúa đã
tha thứ gấp hai lần tội lỗi thế nhân” (Is
40, 1b).
Bài đọc II, thư
thánh Phê-rô (2Pr 3, 8-14) cho chúng thấy một quang cảnh tràn
đầy mùa vọng. Một mùa vọng “…
mong đợi trời mới, đất mới, nơi mà
công lý ngự trự” (c 13). Đoạn
nầy thánh Phê-rô cho chúng ta một sự dẫn giải
đầy đủ và tròn đầy mùa vọng đích
thực. Thánh Phê-rô cho chúng ta biết,
Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn, không muốn cho ai
diệt vong. Nhưng, khi giờ của Chúa đến
như kẻ trộm và sẽ dùng lửa (tức Thánh
Thần) mà tiêu hủy hết, kể cả các tầng
trời và ngũ hành. Như vậy, rõ
ràng tầng trời và các ngũ hành mà con
người biết được, cũng chính là
những hành tinh, là vật thụ tao bởi tay Thiên Chúa. Muôn vật phải tiêu tan, huống hồ chi là con
người. Như vậy, sự còn
lại của con người là gì? Há, chẳng
phải ân sủng của Thiên Chúa, ơn
cứu độ của Đức Giêsu-Kitô sao?
Thánh Vịnh 84 hôm nay, cho chúng ta biết
việc cầu xin ơn hoà bình: “Tội dân được
Chúa tha rồi. Bao nhiêu tội lỗi tay Ngài
thứ tha” (c 3). Rõ ràng ân phúc từ
trời cao, từ nơi Thiên Chúa tuôn trào xuống dân.
Rõ ràng, tuần thứ II mùa vọng cho
chúng ta một hình ảnh khắc khổ, nhiệm nhặt
của một sứ giả Đấng Cứu Thế,
một sự kêu gọi sám hối từ chính bản thân
ngài, là Gioan Tiền Hô. Theo đó, Giáo Hội mở
đầu cho một năm Thánh Hiến, là thời gian dành
cho những người tu trì nói riêng và tất cả
mọi Kitô hữu nói chung. Như
vậy, mẫu gương đẹp theo
sau Đức Kitô không gì khác là “Gioan Tiền Hô”, một
mẫu gương cho đời sống Thánh Hiến
của Giáo Hội.
Lạy
Chúa Giêsu, con người mà Chúa khen trong phàm nhân chính là Gioan
Tiền Hô, một chân dung mà có một cuộc sống chân
thật và để làm chứng cho sự thật. Xin cho
mỗi người chúng con biết sống theo
gương của Vị Tiền Hô, hầu xứng
đáng là những vị tiền hô của Chúa cho nhân
thế. Amen.
|