Chúng ta
đợi chờ
Truyện cổ Đông Phương kể
về một con cá con bơi dọc theo
bờ sông. Cạnh bờ sông, ông giáo đang dạy khoa
học cho các học trò đang quây quanh ông. Thày giáo
giảng: "Nước tuyệt đối cần
thiết cho sự sống. Không có nước
trong một tuần lễ chúng ta sẽ chết."
Một con cá con nghe vậy liền tự nghĩ:
"Trời! Nếu nhà khoa học đó nói đúng, tôi
phải đi tìm cái mà người ta gọi là nước
đó, nếu không tìm được mấy ngày nữa tôi
sẽ chết." Nó hỏi mọi con cá khác nó gặp có
biết nước là gì không, nhưng không ai trả lời
cho nó. Họ chỉ biết để ý đến tìm
của ăn nuôi sống. Nhiều con cá
còn cho nó là dại gì mà nghĩ những chuyện đâu
đâu. Nó tiếp tục đợi chờ
đi tìm cái gọi là nước. Rồi một hôm nó
cố hỏi con cá lớn tuổi, có phần khôn ngoan:
"Làm ơn chỉ cho tôi cái chất mà người ta
gọi là nước là gì và tìm đâu ra nó?" Con cá
lớn trả lời: "Nước hả! Mày đang
ở trong đó, mày sinh ra và lớn lên trong đó.
Nước bao quanh mày và mày cứ ngụp lặn, hút
lấy nó thì mày sống được." Con cá đang
sống trong nước mà nó không nhận ra. Cũng
thế, chúng ta đang sống trong sự hiện diện
của Chúa mà chúng ta không nhận ra Ngài.
Thời
gian đã đến, Thiên Chúa thể hiện công trình
cứu chuộc. Ngài đã không kiến tạo
một thế giới khác, xứng đáng đón nhận
sự viếng thăm của Ngài. Ngài đã
đến trong thế giới con người, những
người đang mong mỏi chờ đợi Ngài
đến. Hầu hết những người Do Thái, không
sống đúng với việc nghinh đón Đấng Thiên
Sai, đã quên đi việc chuẩn bị cho Đấng
Cứu Thế. Nhiều lần trong Cựu Ước, con
cái Israen đã bước theo những thần tượng
khác.
Trong biến cố
Giáng Sinh, Tình yêu Thiên Chúa đi vào sự hiện hữu
của con người. Nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa
được khám phá ngay trong cuộc sống
thường ngày của con người.
Đối
với hầu hết chúng ta, không ai là tầm thường
khi là một phần tử của gia đình. Thông
thường, sự quen thuộc gây nên mãn nguyện, coi
thường. Điều đó đúng
khi không biết tìm mới lạ trong thường ngày.
Đây chính là bí mật của Phúc Âm được khám phá
do những người vợ, người chồng,
người anh, người em, những người
bạn. Thật đẹp biết bao có
những gia đình, những tình bạn mà tình yêu luôn
đầm thắm. Nhưng điều
đó hiếm hoi quá.
Chúng ta giống
như các trẻ em sáng thứ Bảy muốn có những
cuộc giải trí hào hứng. Tuy nhiên,
tiến trình làm phong phú sự liên hệ tình người
không phải là cuộc giải trí nhưng là dấn thân.
Chúng ta nghe có những gia đình mất đi
những thích thú. Họ thấy nhạt
chán. Từ trước đến
giờ, họ trở đi trở lại cũng một
trò cười, những thói quen, những phàn nàn. Họ nghĩ đến một liên hệ mới
để có thể tìm vui hứng. Thật
đáng buồn.
Nơi Chúa Kitô, Chúa
tự ngụp sâu vào tình trạng con người. Thực
tại của con người, của mỗi người
thì vô tận. Mỗi người là một mầu nhiệm
đối với những người khác: Mầu
nhiệm vui và buồn, mầu nhiệm của nước
mắt và hy vọng, mầu nhiệm của đau
đớn và hoan lạc. Chúng ta là mầu
nhiệm đối với chính chúng ta. Thánh Phaolô nói:
"Chỉ trong Nước Chúa, chúng ta sẽ thấy chúng
ta như Chúa thấy chúng ta." Cho
đến ngày đó, chúng ta vẫn còn thám hiểm.
Một
trong những mầu nhiệm cao cả của Đức
Tin là Ơn Thánh Chúa cống hiến chúng ta sự sống
mới mà chúng ta đang mong đợi và Chúa đang
đợi chúng ta đáp trả. Ngài
không áp lực. Ngài không đánh tráo.
Ngài chờ đợi! Còn chúng ta, chúng ta không
hiểu được "Chúa ở đâu?"
"Ngài ẩn trốn?" hay "Ngài bỏ rơi?" Thật ra, Chúa ở đó và chờ đợi.
Chúng ta phải đáp trả mới nhận
ra sự hiện diện của Ngài. Chúng ta phải có
ý sử dụng sự sống mới Ngài tặng ban,
nếu không, việc tặng ban sẽ vô ích. Chúng ta phải
có ý bước theo con đường
của Ngài.
Thánh Mátcô nói:
"Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang
địa, rao giảng phép rửa thống hối." Nói cách khác, Đấng Thiên Sai quí vị đang
mong chờ đang hiện diện. Đây
là lúc cần thay đổi. Gioan không công
bố, "Đức Kitô sắp đến." Ngài rao giảng phép rửa thống hối; ngài kêu
gọi một sự đáp ứng.
Trong cuốn tiểu
thuyết The Shoes of the Fisherman, có câu rất hay: "Cái giá
phải trả để thành một con người hoàn
toàn quá đắt đến nỗi ít người có
hứng hay có can đảm để trả nó." Lúc này chúng ta có thể quyết sống một
đời sống mới. Chúng ta
quyết chí thành một người hoàn toàn. Chúng ta
đón nhận ơn soi sáng nhận ra Chúa hiện diện
trong ta và can đảm sống cuộc sống mới.
Chuẩn
bị mừng Chúa Giáng Sinh, Ngài hỏi chúng ta có muốn
một đời sống mới không? Giáng
Sinh nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta
đến nỗi Ngài tự hạ mình hiện diện
trong cuộc sống nhân loại. Ngài
chờ chúng ta khám phá ra Ngài. Chúng ta sẽ không thể
nhận ra Ngài nếu chúng ta không nhận ra Ngài trong
người chồng, người vợ, người cha,
người mẹ, các con, bạn bè, người khách
lạ, hay kẻ thù. Giáng Sinh không những
để mừng vui, Giáng Sinh mời gọi khám phá, khám phá
ra sự hiện diện của Chúa Giêsu.
|