Trách
nhiệm
Đoạn
Tin Mừng ngắn ngủi chúng ta vừa nghe, lặp đi
lặp lại tới bốn lần lời kêu gọi:
- Hãy tỉnh thức.
Nằm
giữa những lời kêu gọi ấy là một dụ
ngôn ngắn kể lại rằng: Người kia sắp
đi xa, để nhà cửa lại, giao trách nhiệm cho
đầy tớ trông coi, chỉ định cho mỗi
người một việc và dạy phải tỉnh
thức luôn vì không biết chừng nào ông ta về. Sẽ
không may mắn cho người đầy tớ nào khi
chủ bất thần trở về mà bắt gặp còn
đang ngủ mê. Ngôi nhà ông chủ trao cho tôi tớ, chính là
thế giới mà Đức Kitô trao cho loài người
chúng ta chịu trách nhiệm. Chúng ta có bổn phận
phải quản lý nó. Cũng như Chúa dạy chúng ta
phải chịu trách nhiệm về cuộc đời
của mình và phải quản lý cuộc đời mình sao
cho phù hợp với ý muốn của Chúa, theo lề
luật bác ái yêu thương.
Rồi
ngày kia, Ngài sẽ xuất hiện tỏ tường
với chúng ta và Ngài sẽ xét xử chúng ta theo cách thức
chúng ta hoàn thành nhiệm vụ của mình như thế nào.
Chúng ta phải sống cuộc đời hiện tại
trong sự tỉnh thức, nghĩa là không quên ngày Chúa
đến, đó là ngày tận thế cũng như ngày
cuối cùng cuộc đời chúng ta. Vì qui hướng
về Đức Kitô như thế, chúng ta sẽ tích
cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn
bị cho tương lai vĩnh cửu của mình. Chúa Giêsu
đã đến, rồi Ngài đã ẩn mình đi khỏi
con mắt xác thịt của loài người. Đến
ngày quang lâm, Ngài sẽ lại xuất hiện tỏ
tường trước mắt muôn dân. Trong thời gian
Ngài ẩn mình đi, chúng ta nhiều khi kêu trách Chúa sao
như muốn bỏ mặc chúng ta. Nhưng Chúa ẩn
khuất như thế chính là vì muốn tôn trọng chúng ta,
muốn cho chúng ta nên người trưởng thành.
Thực
vậy, làm sao con cái có thể lớn khôn khi cha mẹ
cứ bám sát lấy nó, lo cho nó từng ly từng tí. Dĩ
nhiên Chúa vẫn lo cho chúng ta ta nhưng có thể nói là
một cách kín đáo, tế nhị, không bao giờ dành
mất tự do và trách nhiệm của con người.
Có ba
quan niệm dễ dàng tạo nên một thái độ tiêu
cực trong cuộc đời:
- Một là cho rằng chết là hết,
không còn gì nữa. Nếu quả thực
mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết,
nếu số phận người tốt kẻ xấu
rồi sẽ như nhau cả, thì người ta có lý
để lập luận rằng: Hãy ăn uống, vui
chơi, hưởng thụ giây phút hiện tại.
- Hai là tin vào thuyết định mệnh, nghĩa
là cho rằng mọi sự đã được an bài
sẵn và số phận của mỗi người đã
được định đoạt do các vị thần
thánh. Nếu thế thì con
người chẳng cần làm gì nữa, chẳng cần
cố gắng hy sinh hoặc sáng tạo.
- Ba là tin vào thuyết luân hồi, hết
kiếp này qua kiếp khác.
Nếu kiếp này chưa đạt hạnh phúc thì ta còn có
thể chờ kiếp sau đầu thai lại và tiếp
tục xây dựng hạnh phúc.
Quan
niệm Kitô giáo về cuộc đời, về thời
gian và về lịch sử rất khác với những quan
niệm trên. Đó là một quan niệm có tính biện
chứng. Người Kitô hữu sống cuộc
đời hiện tại hết sức nghiêm chỉnh
như thế là sẽ mãi mãi ở đây vì đó là thánh ý
Chúa và vì số phận của mình được
định đoạt ngay trên cõi đời này,
đồng thời họ lại thanh thoát, tự do,
sẵn sàng rời bỏ mọi sự bất cứ lúc nào
Chúa gọi họ ra đi. Quan niệm Kitô giáo là một quan
niệm cho những con người trưởng thành.
Bởi vì, hãy tỉnh thức có nghĩa là hãy sống có
trách nhiệm.
|