Chiến lược mới chống HIV
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale đã phát hiện phản ứng hệ miễn nhiễm có thể mở ra một con đường mới trong việc chống lại HIV.
Việc phát hiện vai trò của hệ miễn nhiễm trong việc kích thích cơ thể chống lại “cuộc xâm lăng” của các vi sinh đã được nghiên cứu tại ĐH Yale từ lâu. Ngày 17-11-2014, trên tạp chí Nature Immunology (Miễn Dịch Tự Nhiên), các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale – theo hướng dẫn của hai khoa học gia Margarita Dominguez-Villar và David Hafler – đã phát hiện một xu hướng lạ có thể chống lại HIV.
Hệ miễn nhiễm phản ứng với các vi sinh xâm lăng được phát sinh khi các thụ quan (cơ quan nhận cảm) có trong các tế bào miễn nhiễm được kích thích bởi các vi sinh xâm lăng.
Nhóm nghiên cứu của ĐH Yale rất ngạc nhiên thấy rằng khi thụ quan TLR (Toll-like receptor) trong các tế bào T miễn nhiễm CD4+ bị ngăn chặn, thực sự làm chúng suy nhược. Các tế bào miễn nhiễm CD4 là các tế bào bị HIV nhắm vào để triệt tiêu.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu muốn biết rõ loại thụ quan này có thể ngăn ngừa nhiễm HIV hay không.
Các TLR quan trọng trong việc kích thích hệ miễn nhiễm. MẶc dù TLR bị ngăn chặn bởi các tế bào CD4+, người ta chưa hiểu nguyên lý hoạt động của chúng. Có mối liên quan của TLR7 trong CD4+ sản sinh calcium nội bào nhờ kích thích quá trình gen không gây dị ứng phụ thuộc vào việc sao chép nhân tố NFATc2, kể cả sự nhạy bén của các tế bào T.
Chứng nhiễm virus RNA mãn tính như HIV-1 (human immunodeficiency virus type 1) làm mất chức năng của các tế bào CD4+, các nhà nghiên cứu tìm hiểu chức năng của TLR7 trong việc nhiễm HIV-1. Ngăn chặn TLR7 sẽ làm giảm mức độ nhiễm HIV-1 ở tế bào CD4+ và phục hồi sự phản ứng của tế bào CD4+ bị nhiễm. Các kết quả này làm sáng tỏ chức năng của các thụ quan nhận biết vi sinh trong việc điều chỉnh hệ miễn nhiễm.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ SciTechDaily.com và Nature.com)
|