Thiên Chúa chúng ta
chịu trách nhiệm.
(Trích trong
‘Lương Thực
Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Câu chuyện
do Chúa Giêsu đặt ra về việc sử dụng các nén bạc
là một dụ ngôn tiêu
biểu chứ không phải là một ẩn
dụ. Dụ ngôn là một so sánh toàn thể, cụ thể và đầy hình ảnh, cố ý giúp người ta hiểu một điều giảng dạy. Không nên xét quá
kỹ về mỗi chi tiết, nhưng phải tìm bài học
toát ra từ
toàn thể, ẩn dụ là một số
hình ảnh (sắp đặt thành một câu chuyện hy có khi
không sắp đặt) nối tiếp nhau, mỗi một yếu tố đều tương ứng với các chi tiết của ý tưởng muốn diễn tả. Dụ ngôn các nén bạc đòi
hỏi một cách hiểu toàn thể để rút ra một bài
học lớn.
Không nên cắt nghĩa chi tiết để rút ra các
kết luận nhỏ; bài học lớn mà Chúa Giêsu
muốn trình bày như sau:
người môn đệ phải bày tỏ lòng
trung thành tích cực phục vụ Thiên Chúa, ngược
với sự thụ động lười biếng đồng nghĩa với bất trung, Người Kitô hữu chân chính sống
cả đời trong sự trông đợi tích cực và có trách
nhiệm. Việc so sánh ông chủ hà khắc
đối với người làm có thể làm
cho cảm xúc Kitô giáo
của chúng ta thấy khó
chịu. Chỉ cần
nhớ lại Chúa Giêsu dùng
các điều thấy trong lối sống thời Ngài mà so sánh; Ngài
không nói nó xấu hay tốt, Ngài chỉ dùng như những sự kiện thấy được để rút ra những bài học. Trong trường hợp này, Ngài đặt ra một câu
chuyện có thể tin được
theo lối
sống và tập tục thời ấy và qua đó Ngài rút ra
một giáo huấn. Chúa nhấn mạnh
ở điểm nào?
1) Ở sự nhanh nhẹn của các tôi
tớ tốt. Họ ra
đi ngay làm lợi số
vốn được
trao phó. Không những số tiền trao cho họ khiến
nảy sinh ý thức trách nhiệm, nhưng tức thì gây
nên ý muốn hành động. Hơn nữa họ không sợ phiền hà. Người
tôi tớ thứ nhất và thứ hai
ra đi và làm số
vốn lợi gấp đôi. Việc phục vụ Thiên Chúa đòi hỏi
người ta không được an thân trong
sự bảo đảm của cái đã có.
Không có gì là
thực sự nắm chắc. Người ta chỉ duy trì
được cái đang có bằng
cách gia tăng nó lên.
Cuộc
sống siêu nhiên ở tron thế động.
Không ngơi nghỉ, không khép mình
ở một mức
tưởng đã đạt tới. Vì là một cuộc
sống, nó đòi hỏi phải tăng trưởng mà không mất đi những gì nuôi dưỡng
nó. Nhanh nhẹn là
ở chỗ không mất thì giờ
trong những điều khởi sự và không
thối chí cố gắng liên tục.
2) Chúa nhấn
mạnh về nguy hiểm của sự lười biếng tinh thần. Nó
bị kết án thực
sự: Người tôi tớ lười
biếng không làm mất nén
bạc được
trao phó, anh ta trả
lại cho ông chủ nhưng
anh ta phạm
lỗi lười biếng không chịu hoạt động. Có một thái
độ lười
biếng tinh thần cứ nghĩ Thiên Chúa không khó
tính và chúng
ta ra sao
Người sẽ chấp nhận như vậy, miễn là chúng
ta làm cho
Người một vài điều tối thiểu. Như thế là xét
sai vấn đề. Thiên Chúa để cho chúng ta
chịu trách nhiệm về những gì cuộc sống chúng ta đã
làm hay không làm được. Không tiến bộ trong đức tin- đức mến, trong hoạt động (nếu ơn gọi chúng ta hoạt
động) bị xét xử như
một tội bất trung. Điều chính không phải
làm ra được
nhiều. Thiên Chúa ban cho mỗi
người tùy theo khả
năng khác nhau, Ngài cũng
chờ đợi những thành quả khác nhau. Người đã nhận
nhiều, sẽ phải trả nhiều hơn kẻ nhận ít. Nhưng cả hai phải
tích cực phát triển những ân
huệ Chúa đã giao phó.
Một câu hỏi cuối. Tại
sao Thiên Chúa là Đấng
có tình thương
cứu độ vô biên và
nhưng không lại đòi hỏi con người đáp ứng tích cực? Vì Ngài không
muốn cứu con người mà không có phần
đóng góp của con người. Ngài đã tạo
con người có tự do, Ngài
muốn con người
có trách nhiệm. Đó chẳng phải
là yêu sách
tiên quyết của một tương quan yêu thương sao?
|