Bạn có sợ Thiên Chúa
không?
Phải
sợ Thiên Chúa nếu không phải là Thiên Chúa. Nhưng có
sự sợ hãi tốt và có sự sợ hãi không tốt.
Dụ ngôn ngày hôm nay là một bài học nói về hai
nỗi sự hãi này. Điều cốt yếu nằm
ở trong cuộc đối thoại giữa người
chủ với người đầy tớ thứ ba,
tức người tỏ ra sợ hãi.
-
Thưa ông chủ, tôi
biết ông chủ và tôi sợ ông. Tôi đã đem đi
giấu dưới đất cái mà ông đã giao cho tôi.
-
A! Ngươi biết ta sao?
Điều bi đát
chính là việc người đầy tớ biết sai
về ông chủ của mình. Cho nên một số tín hữu
nghĩ rằng Thiên Chúa là vị quan toà tỉ mỉ và khó
tính mà nhất thiết người ta đừng gây sự
với Ngài. Người đầy tớ xấu nghĩ
tốt hơn cả là sinh sự với Ngài càng ít càng
tốt và làm hết cách để tránh những phiền
toái.
Đó là sự
sợ hãi xấu. Nó vô hiệu hoá, nó làm cho mình sống
một cách tiêu cực: nếu tôi nói điều này, nếu
tôi nói điều kia, điều gì sẽ xẩy
đến cho tôi? Chúng ta ẩn mình trong những
điều chắc chắn: điều gì có tính cách bó
buộc?
Nhưng chúng ta đã
chẳng nhận lãnh đức tin để sống
tối đa hay sao? Sống hết sức tích cực. Chúng
ta chẳng có Tin Mừng để thấm nhiễm Tin
Mừng vào trong các tư tưởng, các hành vi của chúng
ta và biết điều gì làm Thiên Chúa vui lòng hay sao? Chúng ta
chẳng có các bí tích để mạnh mẽ
đương đầu với cuộc sống hay sao?
Tất cả những điều đó đôi khi im lìm
như một kho tàng bị che giấu. Chúng ta không dám
mạo hiểm, sự thực hiện các sáng kiến,
những dấn thân có đôi chút tàn bạo. Nếu tôi mất
đức tin vào đó thì sao? Nếu tôi để cho nhà
của tôi bị xâm nhập thì sao? Nếu tôi không còn tìm ra
thì giờ để cầu nguyện thì sao? Nếu tôi không
có trong tay đủ tiền bạc thì sao? Và nếu ông
chủ xét đoán tôi thì sao?
Còn biết bao nhiêu
chữ nếu nữa... Cẩn trọng là tốt, nhưng
không thoải mái. Càng đưa ra những giả thiết
như thế, điều mà chúng ta gọi là cẩn
trọng chỉ còn là sự sợ hãi mà thôi. Như thế
thì cuộc sống Kitô hữu không nói gì về Chúa Kitô
cả! Những người Kitô hữu ở trong một
toà nhà, đi làm việc, đức tin của họ không
lan truyền, không gây ngạc nhiên, không thu hút, thì đức
tin đó đóng kén trong sự chờ đợi
đầy sợ hãi và tầm thường. Văn hào
Soljenitsyne nói “Tất cả chúng ta bị mê hoặc chờ
đợi điều gì đó đến riêng rẽ; không,
không có gì đén riêng rẽ cả”.
Các thánh không chờ
đợi, các ngài nhận biết Thiên Chúa, cá ngài biết
yêu thương nhau, và cái nhìn vào Chúa biến các ngài thành
những nhà hoạt động và táo bạo. Các thánh
cũng sợ, nhưng đó là sự sợ hãi đáng ca
ngợi! Sợ được yêu thương đến
độ đó và không yêu thương cho đủ.
Nỗi sợ của thánh Vincentê Phaolô: “Ngài có thể làm gì
hơn nữa? Người ta hỏi Ngài. –Nhiều hơn
thế nữa”.
Nhiều hơn
thế nữa. Đó là điều mà ông chủ chờ
đợi nơi người đầy tớ sợ hãi,
chứ không phải là điều tối thiểu! Chúng ta được
trao ban một cuộc sống chứ không phải hai
để sống Tin Mừng thực sự, để
chứng tỏ rằng Thiên Chúa hiện hữu, rằng
Ngài muốn chúng ta tin tưởng, hoạt động.
Ông chủ nói: “Khi
trở về, tôi muốn thu lại tiền của tôi cùng
với số tiền lời”. Vào cuối cuộc
đời chúng ta, Thiên Chúa sẽ nhìn xem điều gì
đã phát sinh từ sự sáng tạo và tình yêu trong cuộc
sống mà Ngài đã giao phó cho chúng ta. Nỗi sợ duy
nhất của người Kitô hữu chính là không làm cho
vốn liếng năm tháng của chúng ta sinh hoa kết
quả cho đủ.
|