Một chủ
đề về sự chết và sự sống
Một tác giả trong
thành phố Nữu Ước nói chuyện về tuổi
thơ ấu của ông ta như sau: Trước ngày sinh
nhật thứ mười của ông ta, gia đình ông
đã đổi chỗ sinh sống tới mười
lần. Kỷ niệm khó quên nhất của ông mỗi
lần đến vùng đất mới là luôn luôn chứng
kiến sự than khóc của người mẹ trong ngôi
nhà mới. Ông đã nhớ lại sự khóc lóc đau
khổ của người mẹ khi bà ta mở những
thùng đồ ra. Ông cũng nhớ lại người cha
của ông nói với ông, "Này con, mẹ con sẽ không
sao. Mẹ chỉ chào tạm biệt những người
bạn mà mẹ bỏ đi, thì mẹ có thể làm quen
được với những người bạn mới
ở đây. Vậy con phải chấp nhận sự
đau khổ của mẹ."
Có
một điều chủ yếu giá trị và sâu xa của
Thánh Kinh nơi làm việc trong đoạn đơn
giản này. Một trong những tường thuật rõ
ràng nhất của chủ yếu này thì đã
được tìm thấy trong Phúc Âm Thánh Gioan -- Phúc Âm
của "Sự Sống Lại". Phúc Âm Thánh Gioan chia
ra làm hai phần. Phần đầu, Gioan kể lại câu
chuyện về sứ vụ công khai của Chúa Giêsu vòng
quanh những dấu hiệu sống lại. Những
dấu hiệu đầu tiên này xẩy ra khi Chúa biến
nước thành rượu tại tiệc cưới
Cana. Sự biến đổi mầu nhiệm nước
thành rượu là một dấu hiệu của Chúa
đang làm trong cuộc sống chúng ta đó là biến
đổi đau buồn thành niềm vui, thất vọng
thành hy vọng, sự chết thành sự sống. Trong
bẩy chương đầu của Thánh Gioan, chúng ta tìm
thấy sự tham khảo về sự sống lại
được lập đi lập lại. Điểm cao
nhất trong chương bẩy vẫn còn một dấu
hiệu sống lại vĩ đại khác đó là sự
sống lại của Lazarô từ cõi chết. Giữa
đoạn này, Chúa Giêsu nói, "Ta là sự sống
lại." Lúc đó, có một sự thay đổi:
Từ chương mười hai trở đi các tông
đồ kể về sự chết và sự sống
lại của Chúa. Đặt giữa hai đoạn này
của Phúc Âm giống như một hạt kim cươmg
trong một khung cảnh đẹp, Chúa Giêsu đã nói
một câu rất hợp với lẽ thường tình
tự nhiên: "Nếu hạt lúa mì rơi xuống
đất mà không thối đi, nó chỉ trơ trọi
một mỉnh, nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ
sinh được nhiều hoa trái" (Ga 12,24). Thiên nhiên
làm chứng cho chu kỳ sáng tạo của sự chết
và sự tái sinh. Chúa Giêsu, qua sự chết và sự
sống lại, làm chứng cho sự hiện diện
của chu kỳ này trong mỗi người chúng ta.
Vào mùa cắm trại
hè, có chú bé đã đi tới bệnh xá rên rỉ vì bị
cảm lạnh. Cô y tá nói với bé: "Cô sẽ cho em
một viên thuốc cảm, em sẽ khỏi; đồng
thời, cô cho em biết em có một hồ sơ tốt. Em
đã không bao giờ bịnh trước đây."
Cậu bé đó đã viết thơ về nhà: "Kính
thưa ba má! Hôm nay con bị bệnh. Ba má đoán xem con
bịnh gì! Cô y tá nói ngày giờ của con đã
được ghi sổ." Thật ra, định
mệnh của mỗi người đã được
ghi sổ. Nhưng đối diện với thực
tại đó Chúa đã có lời hứa lý thú cho chúng ta là
từ thân xác hay chết này sẽ sống lại và tái sinh
trong thân xác thiêng liêng sáng láng.
Lãnh
vực nào trong cuộc sống của bạn nơi mà
một vài người chết đang xẩy ra? Người
đàn bà khóc lóc đau buồn mổi lần phải
rời tới khu nhà mới trong câu chuyện trên là một
thí dụ điển hình. Có thể vì cao niên mà những
khả năng, sức mạnh, cảm tình đang bị
chết dần. Cũng có thể là vì cắt đứt
tình bạn hữu. Cũng có thể vì một vài tình
trạng nơi làm việc hoặc hàng xóm. Dù bất cứ
là cái gì và bất cứ ở đâu liên quan tới nó bây
giờ và bắt đầu hiểu cái gì Chúa Giêsu đang
nói với bạn rằng: "Nếu hạt lúa mì rơi
xuống đất mà không thối đi, nó chỉ trơ
trọi một mình. Nhưng nếu nót thối đi, nó
sẽ sinh nhiều hoa trái." Khi chúng ta nhận ra tiến
trình này trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần
hiểu sự cần thiết của sự từ bỏ
cái gì mà đang mất hoặc đã mất.
Nữ diễn viên
nổi tiếng Helen Hayes nói rằng thời gian đau
khổ nhất đến trong cuộc sống của cô là
sau khi người con gái mười chín tuổi của cô
chết vì bệnh bại liệt. Cô nói rằng thu thập
mảnh vỡ của cuộc đời cô và tiến
về phía trước là một điều đau
đớn nhất cô đã từng làm, nhưng cô đã tìm
cách giải quyết được nó, lấy lại
nghề nghiệp, và đã làm những điều lạ
lùng chống lại bệnh tê liệt. Một lần
nọ bác sĩ Jonas Salk nói với cô, "Bạn là một
vũ khí lợi hại nhất tôi có trong trận chiến
chống lại thứ bịnh này." Một vài năm
trước đây, cô Hayes đã thu tất cả gia tài
của cô đem đi bán đấu giá và cho tất cả
số tiền đó tới hội từ thiện. Khi
người ta phỏng vấn, cô nói, "Tôi từ bỏ
những thứ đó để tôi không bị vướng
víu khi tôi hướng về trời." Từ bỏ!
Không vướng víu! Hướng về trời! Sự
chết và tái sinh!
Bất
kể chúng ta thế nào, thì ngày giờ chúng ta cũng đã
được ghi sổ. Giầu hay nghèo, nổi tiếng
hay không. Không trừ một ai. Sự chết tuyên bố
chiến thắng tất cả. Tuy nhiên trong sự
chiến thắng hiện nay chúng ta phải vượt qua.
Chúng ta chỉ học được cái gì để
sống bởi sức mạnh của Thiên Chúa khải hoàn
để có khả năng nói như Thánh Phaolô, "Ô
sự chết, chiến thắng của ngươi ở
đâu... Tạ ơn Chúa, Người đã cho chúng ta
sự chiến thắng trong Đức Giêsu Kitô" (1 Cr 15,55.57).
Trong sự liên kết với những người Kitô
hữu trung thành của mọi thời đại chúng ta có
thể tiếp tục cuộc hành trình, hy vọng nhắm
tới sự chiến thắng của cuộc sống
trong ngày hạnh phúc cuối đời.
Dụ
ngôn trong bài Phúc Âm ngày hôm nay nói về ngày thế mạt liên
quan đến sự biết trước được
giờ nào chú rể đến tiệc cưới. Chúa
Giêsu dùng hình ảnh này tượng trưng cho ngày giờ
sắp đến của bữa tiệc đời
đời của chúng ta là những người bạn
thân vĩnh viễn của Ngài. Đây là cảnh tái sinh của
chúng ta trong "trời mới và đất mới khi
trời cũ, đất cũ đã qua đi" (Kh 21,1).
"Vậy, hãy tỉnh thức" Chúa Giêsu khuyên, "vì
các ngươi không biết ngày cũng chẳng rõ
giờ" mà chú rể sẽ đến và bữa tiệc
sẽ bắt đầu.
Những
cây đèn bằng chứng của chúng ta đã
đươc đổ đầy dầu hy vọng. Hãy
vang dội lại những tiếng kèn reo mừng của
các thánh và thiên thần, đóng dấu bằng máu tử
đạo, và tin tưởng chắc chắn vào lời nói
hy vọng này của Đấng Cứu Thế là ở
giữa sự chết này chúng ta đang sống.
|