Sống chân tình
Chuyện kể
rằng: Ngày kia, nữ hoàng Saba gởi đến vua Salomon
hai bó hoa rất giống nhau, để thử xem sự
khôn ngoan của ông tới đâu. Đó là một bó hoa
thật và một bó hoa giả. Nhà vua bèn mở cửa
sổ, cho bầy ong bướm bay vào. Tức thì các chú ong
và các nàng bướm liền sà ngay xuống những bông hoa
thật.
Những
bông hoa giả có sắc mà chẳng có hương, có bóng hình
mà không có sự sống. Những kẻ giả hình nói
nhiều làm chẳng được bao nhiêu. Thậm chí,
chỉ nói suông mà không có thực hành. Họ dung túng cho mình
nhưng lại nghiêm khắc với kẻ khác.
Tin
Mừng hôm nay, Đức Giêsu vạch trần những con
người giả hình ấy. Người nói: “Họ bó
những gánh nặng mà chất lên vai người ta
nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón
tay vào”. Người giả hình còn nhiều tật xấu
khác mà Đức Giêsu không tiếc lời chỉ trích. Như
tính khoe khang công đức, thích ăn trên ngồi
trước, ưa được kính trọng chào hỏi
nơi công cộng, và muốn người ta gọi mình là
thầy. Sau khi nghe Đức Giêsu mô tả khuôn mặt
kẻ giả hình, hẳn ai trong chúng ta cũng thấy dáng
dấp của mình trong đó. Nếu không háo danh thì cũng
khoa trương, nếu không kể công lênh thì cũng thích
được trọng vọng, nếu không ích kỷ
cũng nói nhiều làm ít.
Đức
Giêsu quả đã không nương tay khi cầm con dao
mổ, rạch sâu vào ung nhọt của lương tâm
mỗi chúng ta. Cuộc giải phẫu ấy làm chúng ta
đau buốt, nhưng sau khi đã lấy ra hết ung
nhọt hôi tanh của tính giả hình, chúng ta sẽ chân thành
và khiêm tốn hơn.
Chúng
ta sẽ chỉ sống những gì mình nói và chỉ nói
những gì mình đã làm. Đức Gioan Phaolô II đã nói
“Con người ngày nay không cần những thầy dậy
nói suông, nhưng cần những chứng nhân sống
điều họ nói”.
Chúng
ta không bao giờ phê bình lên án một ai, vì khi chỉ trích
kẻ khác là chúng ta đang ngấm ngầm che giấu
những tật xấu nơi chính mình, là chúng ta không dám
đối mặt với sự thật nơi bản thân,
bởi sự thật đó buộc chúng ta phải sám
hối và canh tân luôn mãi.
Trong
thẳm sâu của lòng người, ai cũng muốn có
được một chút danh vọng, ai cũng thích
trổi vượt hơn người. Hôm nay, Đức
Giêsu đã cho chúng ta một quan điểm mới,
để đáp lại nhu cầu muốn làm lớn trong
mỗi chúng ta: “Trong anh em, người làm lớn hơn
cả, phải làm người phục vụ anh em”. Điều
này Đức Giêsu đã làm gương trước khi
dạy. Tuy người là Chúa và là Thầy, nhưng
Người luôn coi mình như bạn hữu, như anh em,
và nhất là như đầy tớ phục vụ và yêu
thương các môn đệ cho đến cùng. Như
thế, làm lớn theo quan điểm của Đức
Giêsu chính là cúi xuống trước anh em để chân tình
phục vụ họ trong yêu thương. Thánh Phaolô
viết: “Người được chấp nhận không
phải là để tự cao tự đại, nhưng là
người được Chúa đề cao”. Hãy soi
đời mình vào tấm gương Giêsu, để tìm cho
mình một phong cách sống đẹp nhất.
|